Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông (qua nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông thường tín (Trang 34 - 37)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trị của gia đình, mối quan hệ trong gia

đình

Trong các vai trị của gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò giáo dục, theo Người: Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách… được hình thành, phát triển và giữ gìn, vun đắp, phát huy trong mỗi gia đình Việt Nam. Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng gia đình phải phát triển bền vững. Thơng qua giáo dục gia đình, thế hệ trẻ được tiếp thu những tinh hoa văn hóa tốt đẹp, hình thành nhân cách, lối sống, ứng xử… Theo Bác, con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một mơi trường xã hội tốt. Mơi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Các gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những cơng dân có ích. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai có chất lượng. Bác nhấn mạnh, gia đình là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, qua các câu ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dịng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó, mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần u nước, lịng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu, chăm chỉ, cần cù trong lao động sản xuất… Bác Hồ cho rằng, trong giáo dục, nếu thiếu sự giáo dục gia đình hoặc giáo dục gia đình khơng phù hợp với yêu cầu của xã hội sẽ hạn chế nhiều kết quả giáo dục. Vì vậy, nhà trường, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên.

1.2.2. Chính sách, luật pháp của nhà nước về gia đình, vai trị của gia đình, mối quan hệ trong gia đình quan hệ trong gia đình

Nhằm đề cao vai trị của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, Đảng ta đã có những quan điểm, chủ trương nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội và mỗi cá nhân. “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới, nền kinh tế mới. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng và chính sách, có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình, bảo đảm sinh đẻ có kế hoạch và ni dạy con ngoan, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hóa gia đình”[45]. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991, văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, năm 1996 và văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX, năm 2011 đều đã nêu rõ về trách nhiệm gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên trong gia đình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người, và là tế bào lành mạnh của xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đại hội XI đã khẳng định: “Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lịng u nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”. Cùng với các Nghị quyết và Cương lĩnh của Đảng, Trung ương Đảng và Chính phủ đã ban hành những chỉ thị cụ thể về vấn đề này: Chỉ thị số 49- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Thông báo số 26 –TB/TW nêu kết luận của Ban Bí thư về việc sơ kết Chỉ thị số 49 – CT/TW. Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 cũng đã khẳng định: “Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng gia đình Việt

Nam ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tiếp theo Chiến lược xây dựng gia đình giai đoạn 2005 – 2010, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ra quyết định số 629/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó nhấn mạnh mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc. Đây đồng thời cũng được coi là trách nhiệm của mọi gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. [50].

Để nâng cao trách nhiệm của cơng dân trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà nước đã ban hành Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000, xác định “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Bên cạnh đó, một số bộ luật ra đời nhằm nâng cao chất lượng các mối quan hệ gia đình, chẳng hạn: Luật Bình đẳng giới 2006, Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007; Luật Người cao tuổi, đặc biệt là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi xác định trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đầu tiên thuộc về gia đình. Trong gia đình cha mẹ là người trước tiên chịu trách nhiệm trước pháp luật về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, ni dạy trẻ em, dành những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em [48].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông (qua nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông thường tín (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)