Sự quan tâm của gia đình đối với mối quan hệ bạn bè của học sinh Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông (qua nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông thường tín (Trang 64 - 67)

Chương 2 : VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TÌNH CẢM

2.4.1. Sự quan tâm của gia đình đối với mối quan hệ bạn bè của học sinh Trung

Trung học phổ thơng

Tình cảm bạn bè là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của học sinh THPT. Mối quan hệ bạn bè có mức độ ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến đời sống tình cảm của các em. Nếu không quan tâm đến điều này, gia đình sẽ khơng thể thực hiện tốt chức năng tâm lý tình cảm đối với các thành viên ở tuổi vị thành niên. Tìm hiểu sự quan tâm của gia đình đối với mối quan hệ bạn bè của học sinh THPT, chúng tôi tập trung vào mức độ gia đình nắm bắt thơng tin về người bạn thân của con cháu mình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số học sinh THPT khẳng định mẹ là người biết các em đang chơi thân với ai chiếm tỷ lệ cao nhất – 44,3%. Trong khi đó, tỷ lệ người bố biết bạn thân của con thấp hơn hẳn (chiếm 23,6%) và thậm chí cịn thấp hơn các đối tượng anh/em trai và chị/em gái (30% và 29,3%). Điều đáng chú ý ở đây là có tới 22,7% gia đình khơng biết người bạn con mình hay chơi. 23.6 44.3 30 29.3 6.7 22.7 Bố MAnh/em trai Chị/em gái Ơng/bà Khơng ai biết

Biểu 2.8: Đối tượng biết bạn thân của học sinh THPT (đơn vị: %)

Theo địa bàn khảo sát, gia đình của học sinh sống ở nông thôn nắm rõ về bạn bè của con hơn ở thành phố. Tất cả người thân như bố, mẹ, anh chị em ruột, ông bà của học sinh nông thôn đều biết các em đang chơi thân với người nào. Ngược lại, tỷ lệ người thân biết bạn thân của học sinh thành phố ít hơn

Bảng 2.11: Đối tượng biết bạn thân của học sinh THPT theo địa bàn sinh sống (đơn vị: %)

Đối tượng Nông thôn Thành thị

1. Bố 36,1 11,3 2. Mẹ 60,0 28,7 3. Anh/em trai 40,7 19,3 4. Chị/em gái 40,7 18,0 5. Ông/bà 8,0 5,3 6. Không ai biết cả 8,7 36,7

Ở nông thôn, bạn bè của con thường giới hạn trong khuôn khổ làng, xã địa phương nên các bậc phụ huynh cũng như các thành viên khác nắm rõ được. Còn ở thành phố, khi con cái chơi với bạn bè mà không dẫn bạn về nhà thì người thân khơng thể biết được. Ngồi ra, các bậc phụ huynh đi làm, không ở nhà vào ban ngày nên khó có thể kiểm sốt được con mình đi học hay đi chơi với ai.

“Hai vợ chồng cô chú bận đi làm từ sáng đến chiều tối mới về. Hơm nào

bận tiếp khách thì cịn về muộn hơn. Các em đi học về thì tự nấu nướng lấy, ăn xong rồi học bài. Cũng quen rồi mà. Chứ cơ cũng nói thật lịng cũng muốn nắm

được bạn bè của con nhưng khơng có điều kiện. Cứ dặn các em phải cẩn thận

khi kết bạn thôi. Cũng lớn cả rồi”. (Nữ, 43 tuổi, mẹ của học sinh lớp 10)

Theo loại hình gia đình, bố mẹ trong gia đình hạt nhân biết bạn thân của con chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể: Bố: 27%, Mẹ: 54,1%. Ngược lại, tỷ lệ này ở gia đình khơng đầy đủ là thấp nhất, cụ thể: Bố: 7,1%, Mẹ: 14,3%. Có thể thấy, trong điều kiện kinh tế thị trường, gia đình đầy đủ thường khó khăn hơn vì chỉ có một người lo kiếm sống nên thời gian quan tâm đến con cịn hạn chế. Điều đó dẫn đến cha hoặc mẹ thiếu hụt chăm sóc trực tiếp về tình cảm, tinh thần đối với con cái. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, thanh niên sống trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ thường có tình trạng trục trặc về hành vi nhiều hơn, có tỷ lệ mang thai ở độ tuổi vị thành niên cao hơn, kết quả học tập kém hơn. Tuy nhiên, điều đáng chú ý từ kết quả khảo sát là tỷ lệ anh/em trai và chị/em gái trong gia đình khơng đầy đủ biết bạn thân của các em học sinh cao hơn các loại hình gia đình

khác, cụ thể: Anh/em trai (57,1%), Chị em gái (42,9%). Như vậy, khi con cái trong gia đình khơng đầy đủ thiếu sự quan tâm từ bố hoặc mẹ, các em đã nhận được tình cảm từ những người thân đồng thế hệ.

“Nhà em bố mất sớm, chỉ có mẹ với hai anh em trai em. Mẹ em bán

hàng ăn ngoài chợ nên bận lắm. Thương mẹ vất vả, hai anh em bảo ban nhau học hành để đỡ cho mẹ. Có chuyện gì cũng chia sẻ với nhau”. (Nam, 20 tuổi, anh trai của học sinh lớp 11).

Mặc dù biết người bạn thân của học sinh THPT nhưng không phải ai cũng nắm rõ thông tin về người bạn này. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các gia đình đều biết tên (86,1%) và biết mặt (69,7%) bạn thân của con nhưng ít người biết một số thông tin sâu hơn như số nhà, số điện thoại và tính tình, chiếm tỷ lệ lần lượt: 41,6%; 37,1% và 37,5%. Như đã phân tích ở trên, gia đình học sinh vùng nông thôn thường sống trong làng xã nên có cơ hội nắm được các thơng tin về bạn bè của con. Theo bảng số liệu, gia đình của học sinh THPT ở thành thị có xu hướng nắm được tên và số điện thoại của người bạn con hay chơi nhiều hơn ở nông thôn (89,8% so với 82,9%; 91,4% so với 45,7%). Trong khi đó, các gia đình ở nông thôn biết các thông tin đa dạng hơn như biết mặt, biết nhà và tính tình người bạn thân của con.

82.989.8 91.4 45.7 34.340.2 57.1 24.4 53.6 19.7 0 20 40 60 80 100

Biết tên Biết mặt Biết số

điện thoại Biết nhà Biết tính tình Nơng thơn Thành thị

Biểu 2.9: Các mức độ biết bạn thân của học sinh THPT theo địa bàn sinh sống (đơn vị: %)

Về việc kết bạn của học sinh THPT, phần lớn (73,5%) các em tự quyết định bạn chơi chứ không hỏi ý kiến của người thân. Tuy nhiên, đối với những

học sinh hỏi ý kiến gia đình khi có ý định kết thân với một người bạn, có sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị. Các em học sinh ở thành thị có tỷ lệ hỏi ý kiến của bố mẹ và anh/em trai, ông/bà nhiều hơn ở nông thôn và ngược lại, các học sinh nông thôn tin tưởng và hỏi ý kiến của chị/em gái nhiều hơn thành phố. (Số liệu xem biểu 2.10)

17.3 10.8 46.2 36.1 16 13.9 30.335.7 4.1 1.8 0 10 20 30 40 50 Bố Mẹ Anh/em ruột Chị/em ruột Ơng bà Nơng thơn Thành th

Biểu 2.10. Đối tượng được học sinh THPT hỏi ý kiến kết bạn theo địa bàn sinh sống (đơn vị: %)

Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trình độ học vấn của bố mẹ càng cao thì càng được con cái hỏi ý kiến khi kết bạn. Cụ thể, khơng có người bố ở trình độ tiểu học nào được hỏi ý kiến nhưng có 12,3% ở trình độ đại học được con tham khảo ý kiến khi có ý định kết thân với một người bạn nào đó. Đối với người mẹ, tỷ lệ đạt trình độ tiểu học được hỏi ý kiến cao hơn người bố, với 7,7% nhưng thấp hơn nhiều so với các trình độ khác: THCS: 15%; THPT: 12,7%; Trung cấp/Cao đẳng: 23,4% và Đại học trở lên: 28,6%. Việc bố mẹ tham gia quyết định việc kết bạn của con cũng khác nhau ở các ngành nghề và mức sống của gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông (qua nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông thường tín (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)