8. Kết cấu của luận văn
1.2. Những tiền đề cho sự hình thành tư tưởng biện chứng trong triết học
1.2.3. Tiền đề tư tưởng
Arixtốt là một trong số ít các triết gia có sự am tường quan niệm của các bậc tiền bối. Trong “Siêu hình học”, người ta thấy ơng có nhiều nhận xét, đánh giá đối với các quan niệm của nhiều triết gia từ trường phái Milê, phái Êlê …cho tới Platôn - người thầy của ông.
Đối với tư duy biện chứng, không phải đến thời Arixtốt mới có mà chính nó đã có mầm mống từ trong xã hội nguyên thủy. Đến Arixtốt, tư tưởng đó phát triển rực rỡ hơn, sâu sắc hơn. Chính vì vậy, khi đi tìm hiểu tư tưởng biện chứng trong các cơng trình triết học đồ sộ của Arixtốt, chúng ta không thể không quay trở lại những tư tưởng biện chứng đã có trong triết học của các nhà tư tưởng trước ơng. Có thể nói, trước Arixtốt định hướng biện chứng đã xuất hiện khá khiều, tuy nhiên ở đây luận văn chỉ nêu lên một vài triết gia
tiêu biểu đó là các triết gia trong trường phái Milê, Hêraclít, Dênon, Đêmơcrít, Xơcrát, Platơn. Đúng như tác giả V.V.Xôcôlốp trong chương I, cuốn “Lịch sử phép biện chứng” đã viết: “…vấn đề phép biện chứng đã được đặt ra ở giai đoạn cổ điển, hay ở cái gọi là giai đoạn Hy Lạp hóa - La Mã…, là giai đoạn bắt đầu ở Talet và kết thúc ở Arixtốt” [70; 61].
Bắt đầu từ trường phái Milê tư tưởng về sự thống nhất của vật chất đã được hình thành tuy rằng nó mới được diễn đạt rất ngây thơ nhưng nó đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi học thuyết của trường phái này.
Talet (624 - 547 Tr CN) cho rằng nước là khởi nguyên của mọi vật. Mọi thứ đều sinh ra từ nước và lại trở về với nước. Khởi nguyên đó đã được xem xét dưới dạng một chất đơn nhất và với tư cách một sự vật hoàn toàn cụ thể. Theo đó, sự thống nhất của các vật tự nhiên khác nhau đã được hiểu theo nghĩa phát sinh, tức là theo nghĩa chúng có nguồn gốc chung là một khởi nguyên nào đó. Và Arixtốt đã viết về khởi nguyên nước của Talet như sau: “Nước là khởi nguyên của sự ẩm, mà sự ẩm lại luôn hiện diện ở tất cả các mầm mống. Do đó, nước bao trùm tất cả, chở che cho tất cả, đảm bảo sự hình thành biến hóa, làm cho mn vật phì nhiêu. Nước - bản chất đơn giản của sự vật, đồng thời là nguyên nhân đầu tiên, cội nguồn của sự sống” [dẫn theo 41; 691].
Tư tưởng đó ở các đại biểu sau này của triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện ra là tư tưởng về thành phần chung của các vật thể khác nhau, về sự cấu thành các vật thể từ cùng một khởi nguyên và yếu tố.
Anaximanđrơ (610 - 546 Tr CN), ông là học trị của Talet, ơng là người đã phát triển sâu sắc hơn nguyên lý về sự thống nhất của vật chất. Ông cho rằng yếu tố khởi nguyên của thế giới là thực thể aperion. Anaximanđrơ giải thích các đặc tính của aperion như sau: aperion vơ hạn vì nó là một bản nguyên, không thể bị tiêu tan và cạn kiệt; aperion hết sức linh hoạt để làm cơ sở cho mọi sự chuyển hóa lẫn nhau của sự vật; aperion không xác định để liên
kết những cái xác định; aperion trường tồn, bất tử để làm nguồn suối vô tận của sự sống. Tất cả những đặc tính ấy cùng quy về đặc tính chung nhất là vận động. Sự vận động của thực thể aperion quyết định quá trình hình thành vũ trụ của con người, aperion tự nó và từ đó tạo nên tất cả.
Quan niệm về aperion là nền tảng của học thuyết về nguồn gốc của vũ trụ. Khi vận động theo vịng xốy lốc, aperion tạo ra những cực đối kháng như ẩm và khơ, nóng và lạnh, kết hợp cặp đơi những tính chất ấy sẽ dần dần hình thành đất (khơ và lạnh), nước (ẩm và lạnh), khí (ẩm và nóng), lửa (khơ và nóng). Theo ơng, q trình hình thành vũ trụ diễn ra qua ba giai đoạn lớn: 1) bào thai vũ trụ nở ra; 2) sự chia tách và phân cực các mặt đối lập; 3) vũ trụ hình thành thông qua sự tác động và đấu tranh của các mặt đối lập.
Có thể nói đóng góp to lớn của Anaximanđrơ chính là việc ơng đã giải thích thế giới từ nguyên nhân tự nó, gạt bỏ yếu tố vật linh luận, vật hoạt luận, ở tư tưởng biện chứng chất phác về tính khách quan, phổ biến của vận động, về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Tóm lại, ngay từ trường phái Milê mà đại diện là Talet và Anaximanđrơ, tư tưởng về sự thống nhất của thế giới ở yếu tố vật chất và sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập đã được nêu lên. Cho dù, những tư tưởng đó cịn chứa đựng nhiều yếu tố ngây thơ, cảm tính nhưng nó đã trở thành nền tảng của tư tưởng biện chứng trong học thuyết triết học của các triết gia sau này, trong đó tiêu biểu là Arixtốt.
Nói đến tư tưởng biện chứng phải kể tới một đại biểu xuất sắc là Hêraclít, một trong những người sáng lập ra phép biện chứng.
Hêraclít (520 - 460 Tr CN) coi lửa là bản nguyên vật chất, là nguyên tố đầu tiên của mọi dạng vật chất. Vũ trụ chẳng qua chỉ là sản phẩm biến đổi của lửa. Ông cho rằng: vũ trụ - thế giới mà con người đang sống trong đó - thống nhất ở cái duy nhất là ngọn lửa vĩnh hằng và bất diệt. Ông viết: “thế giới là
một chỉnh thể bao gồm vạn vật. Thế giới là đồng nhất đối với hết thảy mọi sự vật tồn tại trong nó. Thế giới ấy khơng do bất kì một vị thần nào sáng tạo ra. Thế giới là một ngọn lửa sống bất diệt trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai. Ngọn lửa ấy cháy sáng trong một khoảnh khắc nhất định và cũng lụi tàn trong một khoảnh khắc nhất định theo những quy luật của nó” [dẫn theo 62; 46].
Dựa vào việc nghiên cứu tự nhiên bằng quan sát trực tiếp và căn cứ vào kinh nghiệm cảm tính, Hêraclít đã khái quát thành một kết luận nổi tiếng về vật chất vận động: “Mọi vật đều trôi đi, chảy đi, khơng có cái gì đứng ngun tại chỗ”, “tất cả mọi vật đều vận động, khơng có cái gì tồn tại mà lại cố định”, rằng “không thể tắm hai lần trên cùng một dịng sơng…”. Với quan niệm về vận động như vậy, Hêraclít được mệnh danh là nhà “triết học vận động” và học thuyết của ông được gọi là học thuyết về dịng chảy.
Hêraclít nhận thấy vận động ở mọi nơi mọi lúc và ông thấy được mâu thuẫn ở trong chính sự vật mới là cái tạo ra vận động. Hêraclít khẳng định: “ở vào mọi thời điểm, vạn vật đều hội tụ trong nó tất cả những mâu thuẫn”. Ph.Ăngghen đã đánh giá cao quan niệm về vận động của Hêraclít: “Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại đồng thời lại không tồn tại, mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong” [35; 35]. Nhưng cái làm nên nét độc đáo, sự khác biệt giữa Hêraclít và các nhà triết học trước ơng đó chính là quan niệm của ơng về sự hài hịa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong vũ trụ và tính thống nhất của vũ trụ ấy.
Khẳng định tính thống nhất của thế giới, của vũ trụ ở ngọn lửa sống vĩnh hằng và duy nhất, Hêraclít cho rằng thế giới hiện thực hay vũ trụ đang
tồn tại ấy là cái duy nhất nhưng đồng thời cũng là cái bội đa. Quan niệm này đưa ơng đến một trình độ khái quát cao hơn, trừu tượng hơn về sự thống nhất của các mặt đối lập trong vũ trụ. Ông cho rằng mọi cái đồng nhất đều luôn luôn tồn tại trong cái khác biệt và đó là cái hài hòa của những cái căng thẳng, đối lập, cũng như sức căng của dây cung, dây đàn và thiện - ác chỉ là một, sống và chết chỉ là một, thức và ngủ, trẻ và già, trước và sau chỉ là một. Coi đó là sự tương phản của sự vật trong vũ trụ, Hêraclít khẳng định: “Đối lập tạo ra hài hòa, giống như dây cung và chiếc đàn sáu dây”. Hết thảy mọi sự vật trong vũ trụ đều tồn tại trong thể thống nhất của cái phân chia được - cái khơng phân chia được, cái tồn bộ - cái bộ phận, cái đồng nhất - cái không đồng nhất, cái được sinh ra - cái không được sinh ra, cái chết - cái không chết… Trong vũ trụ này, hết thảy “…những vật xung khắc lẫn nhau hợp thành một. Những âm điệu khác nhau hợp lại tạo thành một hòa âm đẹp đẽ nhất”.
Trong triết học Arixtốt, một nội dung không kém phần quan trọng, biểu hiện tính biện chứng đó chính là quan niệm về mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính là nhận thức lý tính trong q trình nhận thức.
Ngay từ trường phái Êlê (gồm Kxênơphan, Parmenít, Dênon), vấn đề nhận thức luận đã được quan tâm một cách đặc biệt, tiêu biểu là Parmenít. Ơng nhấn mạnh sự khác nhau cơ bản giữa tri thức triết học mang tính lý luận cao với lối suy nghĩ thông thường chủ yếu dựa trên các quan niệm cảm tính. Có thể nói, ơng là người đầu tiên trong lịch sử triết học Phương Tây phân biệt một cách rõ ràng sự khác nhau cơ bản giữa ý kiến thông thường với tri thức, giữa cảm giác với trí tuệ, lí tính, đồng thời là người đặt nền móng cho sự phát triển của tư duy lý luận. Từ quan niệm trên, theo Parmenít có hai cách nhìn thế giới, do đó có hai dạng triết học: triết học phù hợp với ý kiến và triết học phù hợp với trí tuệ, lí tính tức chân lý.
Ơng cho rằng bằng cách nhìn cảm tính thì thế giới chúng ta vơ cùng đa dạng và phong phú. Bằng các giác quan của mình con người nhận thấy mọi sự vật biến đổi không ngừng và vô cùng sinh động. Tuy nhiên, ông lại cho rằng, bằng con đường cảm tính đơn thuần thì khơng thể khám phá ra chân lý . Các giác quan tuy là cần thiết để giải thích thế giới nhưng nhiều khi lừa rối chúng ta, bóp méo các sự vật. Vì thế để nhận thức chân lý, con người cần có trí tuệ.
Tóm lại, Parmenít nói riêng và các nhà triết học thuộc trường phái Êlê nói chung đã cho thấy vai trị của nhận thức lí tính và nhận thức cảm tính. Mặc dù, trường phái này đặc biệt đề cao vai trị của trí tuệ trong việc nhận thức chân lý mà coi nhẹ vai trò của nhận thức cảm tính nhưng các vấn đề trường phái này đặt ra “đã gõ vào cái cửa của phương pháp luận biện chứng” [70; 145].
Sau trường phái Êlê thì Đêmơcrít là người có đóng góp to lớn đối với tư duy biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Đặc biệt, ông được thừa nhận với tư cách người đã có cơng lao to lớn trong việc đưa lý luận nhận thức duy vật lên một bước phát triển mới về chất so với trường phái Êlê. Tính chất biện chứng trong học thuyết của Đêmơcrít là học thuyết về nhận thức “minh mẫn và nhận thức rối rắm”.
Đêmơcrít thừa nhận mối quan hệ qua lại sâu sắc giữa hiện thực và chân lý, giữa cảm tính và lý tính, giữa cảm giác và tư duy lý luận. Nhận thức trong sáng, nhận thức về chân lý là không thể đạt tới đối với nhận thức cảm tính, nhưng chúng lại nhận được sức mạnh từ nhận thức cảm tính.
Với lí luận như trên, Đêmơcrít trở thành đại biểu của phép biện chứng cổ đại với tư cách là học thuyết về sự phát triển của tư duy trên cơ sở mặt đối lập của nó.
Tiếp đến là Xơcrát (469 – 399 Tr CN), ông là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, người thầy của Platôn. Theo nhận xét của Hêghen, ông là “một bước ngoặt lịch sử vĩ đại” trong triết học cổ Hy Lạp và La Mã.
Ơng khơng để lại cho nhân loại một tác phẩm nào vì các hoạt động triết học của ơng đều thông qua đàm thoại. Cho nên, chúng ta biết về Xôcrát chủ yếu qua các học trị của ơng như Platơn và một số nhà tư tưởng cổ đại khác.
Xôcrát là người đầu tiên hiểu rằng triết học khơng phải là cái gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình. Đối với Xơcrát, nhận thức chính mình khơng chỉ như một nhân cách mà còn như một con người nói chung. Là học trị của các nhà ngụy biện nhưng Xơcrát khơng nhất trí với họ coi ý kiến chủ quan của mỗi người là tiêu chuẩn của chân lý. Để có thể đàm thoại thì giữa những người đàm thoại phải có một tiếng nói chung, một ngơn ngữ chung. Và ngơn ngữ chung ấy mang tính khách quan, nhờ đó con người khám phá ra chân lý một cách đích thực mà ai cũng phải thừa nhận. Xuất phát từ quan điểm trên, Xơcrát tìm cách khám phá những chân lý chung trong các cuộc đàm thoại. Ông phê phán cả những ý kiến dù được nhiều người chấp nhận nhưng theo ông vẫn chưa được khách quan và như vậy chưa được coi là tri thức đúng đắn. Ơng chính là người khởi xướng ra phép biện chứng theo cách hiểu của người cổ đại, nghĩa là nghệ thuật tranh luận. Ở Xơcrát nó thể hiện dưới dạng mỉa mai. Tài hùng biện kết hợp với sự mỉa mai sâu cay đó là cơng cụ chính của ơng trong các cuộc diễn thuyết, tranh luận dùng để chỉ ra mâu thuẫn của đối phương theo quan niệm của mình. Xơcrát là người sử dụng ngơn từ một cách nghệ thuật, uyên bác. Theo lời của Platơn, ơng có tài thuyết phục và gây hào hứng cho những người cùng đàm thoại một cách phi thường. Khác với những nhà hồi nghi luận, Xơcrát khẳng định tồn tại chân lý. Và đối lập với các nhà ngụy biện, ông cho rằng mỗi người đều có thể có ý kiến, lập trường riêng của mình, nhưng chân lý thì chỉ có một – đó là cơ sở khách quan chung của tri thức mà ai cũng phải thừa nhận.
Khám phá chân lý – theo Xôcrát, nghĩa là định nghĩa sự vật một cách chặt chẽ, xây dựng khái niệm về nó. Nếu như các nhà triết học trước kia về cơ
bản đã sử dụng khái niệm một cách tự phát thì Xơcrát là người đầu tiên nhấn mạnh vai trò đặc biệt của tri thức khái niệm trong nhận thức. Theo ông, nhận thức sự vật nghĩa là phải biết nó là cái gì. Chẳng hạn, người nào dù có nói về cái thiện hay đến đâu chăng nữa nhưng không định nghĩa được cái thiện là gì thì tức là anh ta chẳng biết gì về thiện cả. Do đó, nếu khơng có khái niệm thì cũng coi như khơng có tri thức. Khám phá ra chân lý đích thực về bản chất của sự vật tức là phải hiểu nó ở mức độ khái niệm. Tuy vậy, ông cũng nhận thấy đây là một việc làm không đơn giản và bản thân ông cũng thường khiêm tốn nói rằng “tơi biết rằng tơi khơng biết gì cả”.
Như vậy, với cách hiểu của người Hy Lạp cổ đại, phép biện chứng đã được “khởi xướng” bởi Xôcrát. Kế thừa những tư tưởng này của Xôcrát, Arixtốt cũng để lại cho nhân loại một di sản khổng lồ với tư duy biện chứng sâu sắc. Trong đó, cách hiểu phép biện chứng là nghệ thuật tiến hành tranh luận để đi đến chân lý thể hiện ra sâu sắc nhất là trong logic học của ông mà tiêu biểu nhất là học thuyết về tam đoạn luận. Nội dung này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau.
Cuối cùng phải kể tới Platôn (khoảng 427 - 347 TCN), ông được đánh giá là “nhà triết học chuyên nghiệp” [42; 115]. Ông là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại, người mà theo Ph.Hêghen là có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng, văn hóa tinh thần của nhân loại.
Platôn được biết đến nhiều với học thuyết “ý niệm”. Bởi vì chính học