8. Kết cấu của luận văn
2.1. Tư tưởng biện chứng trong quan niệm về thế giới
2.1.1. Sự phê phán học thuyết ý niệm của Platôn
Tiền đề xuyên suốt của toàn bộ triết học Arixtốt là sự phê phán học thuyết “ý niệm” của Platơn và vấn đề trung tâm chính là vấn đề ý nghĩa của khái niệm đối với tồn tại và với nhận thức. Do đó, trước khi đi sâu phân tích những khía cạnh biện chứng cụ thể trong triết học của Arixtốt, chúng tôi xin đi khái quát lại một vài quan niệm nền tảng trong triết học của Platôn và
những sự phê phán của Arixtốt đối với những quan điểm này. Và ở khía cạnh này, cũng có thể nói, Arixtốt đã thể hiện một tư duy biện chứng – đó chính là sự kế thừa có phê phán đối với quan điểm triết học của thầy mình.
Học thuyết bản thể luận của Platôn dựa vào học thuyết của Xơcrát về vai trị của khái niệm đối với việc nhận thức tồn tại. Theo ông, nhận thức luôn luôn hướng tới bản chất bất biến của sự vật và những tính chất căn bản của sự vật chính là những tính chất được bộc lộ ra trong khái niệm về sự vật. Do đó, trong học thuyết ý niệm, Platôn đã khẳng định rằng: dường như các khái niệm không chỉ là những tư tưởng của chúng ta về sự vật mà chúng chính là tồn tại, hơn nữa là tồn tại có thực, chân chính. Khái niệm khơng chỉ là những hình ảnh nhận thức luận hay logic mà trước hết nó có tính tồn tại và mang bản chất bản thể luận, chúng không phụ thuộc vào sự tồn tại cảm tính ln biến động của các sự vật hiện tượng. Các khái niệm tồn tại tự nó, độc đáo và vơ điều kiện.
Vấn đề ý nghĩa của khái niệm đối với tồn tại và tri thức cũng là vấn đề trung tâm đối với triết học Arixtốt. Khi giải quyết vấn đề này, ông cố gắng xác định một cách chính xác quan điểm của mình đối với học thuyết “ý niệm” của Platôn. Arixtốt cũng giống như Platôn khi ơng cho rằng chính nhờ các khái niệm mà các tính chất bất biến căn bản của tồn tại được nhận thức, và cũng như Platơn, Arixtốt cho rằng chính các khái niệm là phương tiện nhận thức căn bản của các sự vật.
Mặc dù đồng ý với Platôn ở các điểm trên, nhưng Arixtốt kiên quyết chống lại học thuyết của Platôn về sự tồn tại độc lập, vô điều kiện của các khái niệm đối với các sự vật. Arixtốt phản đối quan niệm của Platôn khi Platôn coi khái niệm như là bản chất thực duy nhất đối với tồn tại cảm tính. Arixtốt chỉ ra nguồn gốc lịch sử của tư tưởng này của Platôn. Nguồn gốc đối với việc xuất hiện học thuyết “ý niệm” của Platôn là học thuyết của Hêraclit về tính biến đổi thường xun của các sự vật cảm tính. Platơn có nguyện vọng
tìm kiếm trong dịng chảy Hêraclit một cái gì đó trong sự vật, mà chỉ với tư cách như vậy nó mới có thể trở thành khách thể của nhận thức. Về vấn đề này Arixtốt viết: “Những người ủng hộ học thuyết êidos (ý niệm) là những người tin vào tính chân lý của các quan điểm của Hêraclit cho rằng tất cả các sự vật cảm tính đề biến đổi khơng ngừng, và nếu có tri thức và nhận thức lý tính một cái gì đó thì ngồi các sự vật tri giác được bằng cảm tính, cần tồn tại một số bản chất khác, thường xuyên hiện diện, bởi vì khơng thể có tri thức về cái biến đổi” [55; 18].
Nhưng Arixtốt không dừng lại ở việc chỉ ra nguồn gốc lịch sử của học thuyết Platôn về “ý niệm”. Trong chương 4 và 5 quyển XIII của “Siêu hình học”, Arixtốt đã phát triển sự phê phán của mình đối với học thuyết “ý niệm” của Platơn, ông xem ý niệm như là những bản chất độc lập, độc đáo, tách rời khỏi thế giới của những sự vật cảm tính. Cũng xuất phát từ đó, trong hàng loạt chỗ khác Arixtốt đã đưa ra học thuyết riêng của mình về mối quan hệ giữa các sự vật cảm tính với các khái niệm trong sự đối lập với học thuyết của Platôn.
Sự phê phán đối với học thuyết ý niệm của Platơn có thể quy về bốn điểm sau:
Thứ nhất, theo Arixtốt, giả định về các ý niệm là những cái tồn tại độc
lập, tách khỏi sự tồn tại của các sự vật cảm tính là vơ tác dụng khơng những đối với nhận thức các sự vật này mà cả đối với việc giải thích sự tồn tại của chúng. Giả thuyết về sự tồn tại của các ý niệm không đem lại cho tri thức về các sự vật một thơng tin mới nào, bởi vì các ý niệm của Platơn về thực chất chỉ là những bản sao đơn giản của các sự vật cảm tính, trong nội dung các ý niệm khơng có cái gì có thể phân biệt được với những sự vật cảm tính tương ứng với chúng. Theo Platơn thì cái chung có ở trong các ý niệm. Nhưng bởi vì nó có ở trong các sự vật cảm tính riêng biệt và cả trong các ý niệm nên trong các ý niệm khơng thể có một nội dung mới nào mà ở trong các sự vật riêng biệt khơng có.
Ví dụ, ý niệm con người (con người tự nó) khơng phân biệt được với những dấu hiệu chung vốn có của mỗi con người cảm tính riêng biệt.
Thứ hai, theo Arixtốt thế giới “ý niệm” của Platôn là vô tác dụng không
chỉ đối với nhận thức mà đối với cả sự tồn tại của các sự vật cảm tính. Theo ơng, để có ý niệm đối với sự tồn tại đó thì vương quốc “các ý niệm” cần phải thuộc về lĩnh vực các sự vật cảm tính. Nhưng điều này là khơng thể bởi vì lĩnh vực ý niệm của Platơn tách biệt hoàn toàn đối với thế giới của các sự vật cảm tính. Vì vậy, khơng thể có bất kì cơ sở nào đối với mối quan hệ giữa hai thế giới trên. Theo Arixtốt thì Platơn hiểu rằng vấn đề về mối quan hệ giữa hai thế giới cần phải được đặt ra. Nhưng ơng đã né tránh những khó khăn khi giải quyết những vấn đề này. Ơng đã giải quyết những khó khăn đó bằng cách lí giải rằng các sự vật cảm tính “can dự” vào “các ý niệm”. Sự giải thích này theo Arixtốt thực chất là nhắc lại thủ pháp của trường phái Pitago khi họ giải quyết mối quan hệ giữa các sự vật với những con số, họ cho rằng các sự vật cảm tính tồn tại theo sự mô phỏng của các con số. Nhưng theo khẳng định của Arixtốt thì cả thủ pháp của Platôn và của trường phái Pitago đều không phải là giải thích mà chỉ là lối ẩn dụ. Cụ thể, ở Platơn thuật ngữ “can dự” hồn tồn không cho ta một sự định nghĩa nghiêm ngặt, rõ ràng về mối quan hệ giữa hai thế giới. Theo Arixtốt thì định nghĩa như vậy khơng được vì “các ý niệm” không phải là những bản chất trực tiếp của sự vật.
Thứ ba, sự bất đồng quan điểm của Arixtốt với học thuyết ý niệm của
Platơn cịn được xây dựng trên sự xem xét học thuyết của Platôn về mối quan hệ logic của các ý niệm. Điều đó được thể hiện ở cả hai khía cạnh: thứ nhất, đó là mối quan hệ logic giữa các ý niệm với nhau; thứ hai là mối quan hệ giữa các ý niệm với các sự vật cảm tính.
Mối quan hệ giữa các ý niệm với nhau trước hết là mối quan hệ của các “ý niệm chung” với các “ý niệm riêng”. Ở đây, theo quan điểm của Platơn thì
cái chung là bản chất của cái riêng. Theo Arixtốt thì cách giải quyết như vậy về mối quan hệ của những ý niệm chung với những ý niệm riêng và vấn đề về tính bản thể của ý niệm là mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn đó là ở chỗ, theo giả thiết của Platơn thì dường như cùng một ý niệm có thể vừa là bản chất vừa không phải là bản chất: xét trong mối quan hệ với các khái niệm lệ thuộc, nó được thể hiện như là bản chất của chúng nhưng lại không phải là bản chất nếu xét trong mối quan hệ với các khái niệm chung hơn.
Theo Arixtốt thì Platơn đã sa vào mâu thuẫn trong học thuyết của mình cả trong mối quan hệ giữa thế giới các sự vật cảm tính và thế giới các ý niệm. Platôn thừa nhận rằng các sự vật của thế giới cảm tính chứa trong nó một cái gì đó chung giữa chúng. Nhưng cái chung khơng thể là một bộ phận cấu thành giản đơn của các sự vật riêng biệt. Từ đó Platơn đi đến kết luận: dường như là cái chung cấu thành một thế giới hoàn toàn đặc biệt, tách biệt hẳn với thế giới các sự vật cảm tính và hồn tồn độc đáo. Như vậy là sự vật và các ý niệm về nó tồn tại một cách độc lập. Nhưng thế giới các sự vật cảm tính là ánh xạ của thế giới ý niệm vì vậy mỗi sự vật riêng biệt và ý niệm về nó cần phải có một cái gì đó giống nhau và giữa chúng phải có cái gì đó chung. Và nếu như cần thiết phải giả định giữa thế giới ý niệm độc đáo riêng biệt với thế giới những sự vật cảm tính có một mối quan hệ nào đó giữa chúng thì giữa hai thế giới đó phải có một thế giới ý niệm độc đáo nữa. Đó sẽ là một thế giới ý niệm thứ hai, đứng trên thế giới các sự vật cảm tính và đứng ngồi thế giới ý niệm đầu tiên.
Nhưng giữa thế giới mới này – thế giới ý niệm thứ hai với thế giới ý niệm thứ nhất và thế giới các sự vật cảm tính, đến lượt chúng lại lại phải tồn tại cái gì đó chung. Và nếu giữa thế giới ý niệm thứ nhất và thế giới các sự vật cảm tính đã phải tồn tại thế giới ý niệm thứ hai giữa chúng, thì trên cơ sở lập luận đó ta cũng cần phải giả định có một cái gì chung giữa thế giới ý niệm thứ nhất với thế giới ý niệm thứ hai và thế giới các sự vật cảm tính, cái chung đó
phải là thế giới ý niệm thứ ba. Nếu tiếp tục phát triển luận cứ như vậy thì tất yếu phải đi đến kết luận rằng trên thế giới các sự vật cảm tính khơng chỉ tồn tại một thế giới ý niệm mà tồn tại một tập hợp vô hạn những thế giới ý niệm.
Như vậy sự phê phán của Arixtốt đối với học thuyết ý niệm của Platơn là ở chỗ, nếu nhìn nhận nó thì ngồi con người thể xác và con người linh hồn còn cần phải tồn tại một “con người thứ ba”. Hơn nữa, Arixtốt viết: trên cơ sở của những phép chứng minh tương đối chính xác thì một số người thừa nhận những ý niệm mà người ta nói về chúng, rằng đối với chúng “khơng có giống tự nó”; một số người khác thì đưa ra lí lẽ tương ứng với khái niệm “con người thứ ba”.
Luận cứ thứ tư của Arixtốt chống lại học thuyết “ý niệm” của Platôn là việc chỉ ra rằng học thuyết này không cho và không thể cho ta sự giải thích được một đặc điểm quan trọng nào về các sự vật của thế giới cảm tính đó là sự vận động và hình thành, xuất hiện và mất đi của chúng. Theo Arixtốt, từ quan niệm của Platôn cho rằng các ý niệm tạo nên một thế giới bản chất đóng kín, độc đáo và hồn tồn riêng biệt, chúng ta sẽ không thể dùng học thuyết ý niệm để chỉ ra được nguyên nhân của mọi sự biến đổi và vận động diễn ra trong thế giới những sự vật cảm tính.
Trong “Siêu hình học” (quyển XIII, chương 9) Arixtốt đã chỉ ra rằng nguyên nhân cơ bản của những khó khăn mà Platôn đã gặp phải trong học thuyết ý niệm của mình chính là ở chỗ ơng đã tách biệt tuyệt đối cái chung và cái riêng và đặt chúng đối lập nhau.
Theo Arixtốt, căn nguyên của những vấn đề đó chính là những định nghĩa của Xôcrát. Mặc dù, Xôcrát trong mọi trường hợp đã không tách cái chung khỏi cái riêng, cái đơn nhất. Arixtốt viết: “nguyên nhân tại sao có một người coi ý niệm như là những bản chất chung và gắn cái nọ lẫn cái kia vào làm một là họ không đồng nhất những bản chất này với những sự vật cảm tính; theo ý kiến của họ thì tất cả những cái đơn nhất trong thế giới những sự
vật cảm tính đều thường xun biến đổi và khơng có cái gì bền vững, cịn cái chung thì tồn tại bên ngồi nó và là một cái gì đó khác hẳn….” [55; 26].
Đối với Arixtốt, ông đồng ý rằng một mặt không có cái chung thì khơng có tri thức, nhưng mặt khác việc tách rời cái chung khỏi cái đơn nhất sẽ dẫn đến khó khăn đối với các ý niệm. Ở đây, Arixtốt đã có quan niệm khá hợp lý về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Trong giai sau của cuộc đời, Platôn đã tiến gần với những quan điểm của trường phái Pitago. Sự gần gũi quan điểm của Platôn với trường phái Pitago không chỉ trong vũ trụ học mà cả trong cách hiểu bản chất của “các ý niệm” mà ở giai đoạn này nó được đồng nhất với những con số. Trong quyển XIII của “Siêu hình học” Arixtốt đã phê phán khuynh hướng này của Platôn trong học thuyết “ý niệm”. Cơ sở của sự phê phán này là quan điểm đối với các số như là đối với sự trừu tượng một số mặt và tính chất của các sự vật nhờ khái niệm. Những sự trừu tượng như vậy hiển nhiên là có thực nhưng việc luận cứ chúng hồn tồn khơng phải như Platôn và những người theo trường phái ông khẳng định. Tất nhiên trong một ý nghĩa nhất định thì tốn học là khoa học không phải về các sự vật cảm tính, nhưng nó cũng không phải là khoa học về cái tồn tại tách biệt khỏi những sự vật này, nghĩa là về những ý niệm. Arixtốt hoàn toàn tán thành thủ pháp của các nhà nghiên cứu số học và hình học khi trong những sự trừu tượng của mình, họ cố gắng “tách ra những cái mà nó khơng tồn tại riêng biệt”, nhưng hơn thế “họ lập luận về cái trên thực tế tồn tại và đối tượng của chúng là cái tồn tại”.
Sự phê phán của Arixtốt và sự tách mình ra khỏi quan điểm của Platơn về đối tượng của toán học đã được V.I.Lênin đánh giá cao trong “Bút kí triết học”. Khi nói về những khó khăn trong việc luận bàn về đối tượng của toán học, Lênin đã khen ngợi Arixtốt giải quyết những khó khăn này một cách “rất hay, rõ ràng, duy vật”.
Chính quan điểm của Arixtốt về bản chất của trừu tượng toán học đã làm cho ông trở trở thành người đối địch không chỉ đối với học thuyết ý niệm của Platôn ở giai đoạn đầu mà cả ở giai đoạn sau khi mà các ý niệm được hiểu như là những con số của Pitago. Arixtốt đã chứng minh rằng những ý niệm theo ý nghĩa của Platôn sẽ dẫn đến những câu hỏi như là: trên thực tế thì “con người - tự nó”, “thực thể sống - tự nó” hay một ý niệm khác nào đó sẽ là những số nào? Do đó, ơng đi đến kết luận rằng ý niệm không thể là con số.
Từ việc phê phán học thuyết ý niệm của Platôn, Arixtốt đi đến xây dựng hệ thống triết học riêng của mình trên cơ sở tiếp thu những điểm hợp lý trong thế giới quan của Platôn, đồng thời khắc phục những hạn chế của nó.