8. Kết cấu của luận văn
2.2. Tư tưởng biện chứng trong nhận thức luận và lôgic học
2.2.1. Nhận thức luận
Arixtốt khơng có những cơng trình chun khảo về nhận thức luận nhưng nó lại được đề cập đến trong nhiều tác phẩm như Siêu hình học, về vật lý, tâm lý, lơgic, thậm chí cả trong những tác phẩm thuộc về đạo đức, chính trị. Và trong lý luận về nhận thức, ông đã biểu hiện những tư tưởng biện chứng khá rõ ràng.
Trước tiên, Arixtốt khẳng định một cách đúng đắn rằng con người có thể nhận thức được thế giới. Và nguồn gốc của nhận thức là thế giới bên ngồi. Ơng coi tự nhiên là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai; tri thức bắt nguồn từ cảm giác, từ tri thức về sự vật đơn nhất. Và chính ở đây, Arixtốt đã chống lại nhận thức luận của Platôn khi Platơn đã thốt li cuộc sống. Arixtốt cho rằng tri thức phải được rút ra từ việc nghiên cứu cuộc sống và tự nhiên. Ông thường nhấn mạnh nhiệm vụ của khoa học là phát hiện cái tất yếu của tự nhiên và cái tất yếu đó phải được thể hiện bằng khái niệm chung. Ông đã chỉ ra những giai đoạn trên con đường hình thành những khái niệm chung ấy như sau: cảm giác - biểu tượng - kinh nghiệm - nghệ thuật - khoa học.
Trong các khâu của quá trình nhận thức nói trên, ơng cho rằng kinh nghiệm gắn liền với trí nhớ; kinh nghiệm hình thành là nhờ có trí nhớ. Kinh nghiệm được hình thành khi những ấn tượng, biểu tượng xuất hiện lặp đi lặp lại rất nhiều lần đến mức người ta tái hiện được những cái đã tác động trong quá khứ ở giai đoạn trực quan cảm tính và hồi tưởng được chúng. Kinh nghiệm theo ơng chính là nguồn gốc xuất hiện các loại hình nghệ thuật. Sự phát triển của nghệ thuật lại dẫn đến khoa học.
V.I.Lênin đã đánh giá cao quan điểm của Arixtốt về khả năng nhận thức của con người: “khơng cịn nghi ngờ gì về tính khách quan của nhận thức. Lòng tin chất phác và sức mạnh của lý tính, vào sức mạnh, vào năng lực, vào tính chân lý khách quan của nhận thức” [33; 390].
Điểm nổi bật của Arixtốt trong nhận thức luận là ông coi nhận thức là một quá trình: từ tri giác cảm tính đơn giản đến những đỉnh cao của trừu tượng, từ nhận thức cái đơn nhất đến nhận thức cái giống, lồi, chủng loại. Ta có thể diễn đạt q trình nhận thức đó là: nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính, từ trực quan cảm tính đến tư duy trừu tượng, từ khái niệm đến phạm trù, quy luật. Ở đây, ơng chống lại tồn bộ hệ thống lý luận nhận thức của Platôn, Arixtốt loại bỏ thuyết ý niệm và khẳng định rằng ý niệm không thể tồn tại cô
lập, tách rời sự vật; ý niệm không phải là nguyên nhân của sự vật và sự vật không phải là sự sao chép lại ý niệm. Ngược lại, Arixtốt cho rằng ý niệm phụ thuộc vào sự vật.
Arixtốt đã đánh giá đúng vai trị của nhận thức cảm tính. Ơng cho rằng đối tượng của nhận thức là hiện thực khách quan và cơ sở của nhận thức là cảm giác. Cảm giác là sản phẩm của sự tác động của sự vật khách quan vào các giác quan của con người. Nhưng theo ông, cảm giác chỉ là sự tri giác những hình thức được cảm thấy mà khơng có vật chất. Ơng so sánh ý thức (linh hồn) với chất sáp có in dấu vết một chiếc nhẫn vàng. Hình thức của nhẫn được in lại trên sáp mà vàng thì khơng dính lại. Do đó theo ơng, ý thức chỉ ghi lại hình thức của sự vật được cảm nhận mà thơi. Arixtốt cho rằng trong 5 giác quan thì xúc giác là giác quan xuất hiện trước tiên và phổ biến nhất bởi vì các lồi vật đơn giản cũng đã có xúc giác. Và loại giác quan này phát triển cao nhất là ở người. Với quan niệm này, ông cũng chống lại quan điểm của Platôn: với Arixtốt thì nhận thức đều bắt nguồn từ các giác quan cịn với Platơn lại quy nhận thức về các khái niệm bẩm sinh. Khi phê phán Platơn, Arixtốt khẳng định: “Làm sao lý tính chúng ta có được các tri thức cao siêu nếu ngay từ đầu nó đã bỏ qua những cứ liệu, dữ liệu xác thực?” [25; 211].
Như vậy, mọi sinh vật đều có các giác quan, nếu một giác quan mất đi thì nhận thức tương ứng thơng qua nó cũng khơng cịn. Như vậy, theo Arixtốt, nhận thức cảm tính khơng phải khơng đáng tin cậy như quan điểm của Platôn. Ngược lại, mỗi giác quan chiếm giữ một khoảng nhất định và mỗi giác quan bao giờ cũng đúng trong địa hạt của nó [25; 211].
Nhận thức cảm tính bao giờ cũng đem lại cho linh hồn những tri thức về một bản chất. Hình dạng (tư tưởng) do các giác quan cảm nhận về những vật hữu hình đem lại, sau đó được nhận thức cảm tính ghi nhận, chỉnh lý, tái tạo lại thành những hình dạng thuần túy. Chẳng hạn, người ta có thể đúc cái
vòng nguyệt quế từ sáp mà khơng cần đến những chất liệu của nó là vàng hay bạc. Khi đã có những hình dung cảm tính để có thể tưởng tượng, xâu chuỗi những tưởng tượng cùng dạng trong kí ức của chúng ta thì chúng ta sẽ xây dựng được một hình dung về cái chung ở cấp độ cao hơn. Chẳng hạn, ta hình dung về một lồi thú nào đó, ví dụ như con ngựa, và từ đây ta có được một cái gì đó chung. Liên kết lại nhiều hình dung kiểu như vậy, chẳng hạn như ngựa, sư tử, chó sói…thì ta có được hình dung về lồi thú nói chung. Hình dung này khi đạt đến một cấp độ cái chung thì sẽ cần đến một khái niệm để thể hiện nó. Đây được gọi là phương thức tư duy, nhưng trong bản chất vẫn chứa đựng cả hình dung cảm tính và ở đây tìm thấy cả những thành tố linh hồn cấp thấp, hữu tử, cái gọi là lý trí chịu đựng.
Arixtốt chia sự vật tác động vào giác quan theo 2 nhóm: nhóm thứ nhất là những sự vật tác động vào một giác quan nhất định và gây ra cảm giác riêng biệt của giác quan đó. Ví dụ: âm thanh chỉ có thể tác động vào thính giác và gây ra cảm giác về âm thanh. Nhóm thứ hai là những sự vật mà khi chúng tác động thì nhiều giác quan có thể cảm thụ được cùng một lúc như cảm thụ về sự vận động, đại lượng, hình dáng.
Arixtốt tin vào tính đúng đắn của cảm giác nhưng theo ông cảm giác dù khơng sai lầm thì cũng khơng đem lại tri thức về tính tất yếu. Bởi vì cảm giác chỉ gắn liền với tồn tại đơn nhất. Nó khơng thể tiến tới nhận thức cái chung. Chân lý trong nhận thức phải nhờ đến nhận thức lý tính.
Ở đây, Arixtốt đã nêu bật mối quan hệ biện chứng giữa hai giai đoạn nhận thức cảm tính và lý tính. Ơng cho rằng khơng có nhận thức trừu tượng, khái qt thì khơng thể nhận thức được cái chung và do đó cũng khơng thể có khoa học. Ơng lấy ví dụ: nếu người ta chỉ nhìn vào hình tam giác – tức là chỉ nhận thức bằng giác quan thì khơng thể đi tới định lý về tổng các góc của một hình tam giác bằng hai góc vng. Cũng tương tự như vậy, theo Arixtốt, chúng ta khơng thể giải thích được những hiện tượng như nhật thực, nguyệt
thực nếu chỉ căn cứ vào cảm giác do thị giác đem lại. Vì thế ơng cho rằng, tri giác do cảm giác đem lại chỉ là giai đoạn đầu tiên của nhận thức. Lý tính giữ vai trị nhận thức khái quát, trừu tượng hơn.
Tuy vậy, sai lầm của ông là đã rơi vào quan điểm duy tâm khi ông cho rằng lý tính là “hình thức của các hình thức”, rằng đối tượng của khoa học không phải là thế giới quan mà là cái chung, cái phổ biến mà ơng gọi là “những hình thức phi cơ thể”. Như vậy, ở Arixtốt, cái tư duy và cái được tư duy là một, đối tượng của tư duy lại chính là tư tưởng chứ khơng phải là thực tại khách quan. Vì thế, V.I.Lênin đã nhận xét rất chính xác rằng: “ở Arixtốt đâu đâu lôgic khách quan cũng lẫn lộn với lôgic chủ quan và lẫn lộn một cách khiến cho đâu đâu lôgic khách quan cũng lộ ra” [33; 390].
Ở đây, quan niệm của Arixtốt đã có điểm tương đồng cơ bản với quan niệm của Platôn. Đối với Platôn, ý niệm không phải là sản phẩm của nhận thức cảm tính, mà về bản tính là có trước cảm tính. Trong quan niệm về lý trí của Arixtốt có ẩn chứa cả chủ nghĩa tiên nghiệm của Platôn. Quan niệm của Arixtốt cho rằng kinh nghiệm cảm tính mang lại chất liệu cho nhận thức không phải là điều mới mẻ. Vì Platơn cũng đã từng khẳng định vai trò của các giác quan. Tuy nhiên, trong quan điểm này, Arixtốt đã mở cánh cửa cho kinh nghiệm một cách rộng rãi hơn so với Platôn. Platôn thiên về phương pháp tư biện, tổng hợp hơn, còn Arixtốt, ngược lại, ông quan tâm tới những nghiên cứu đơn lẻ, sưu tầm những quan sát, đánh giá trực quan, thường xuyên trao đổi ý kiến với những người khác, mở toang cả những nan đề của mình để tận dụng kinh nghiệm một cách toàn diện.
Ngồi ra, Arixtốt cịn là tác giả của quan niệm cổ điển về chân lý khi ông khẳng định chân lý là khách quan: chân lý là sự phù hợp của tư tưởng với hiện thực. Cịn theo ơng, sai lầm phát sinh khi trong tư tưởng liên kết cái mà trong thực tế lại là phân chia và phân chia cái mà trong thực tế là liên kết. Nói
cách khác, tri thức mang tính sai lầm khi nó khơng phù hợp với hiện thực. Trong phán đốn của ơng, để xác định phán đốn là đúng hay sai, theo Arixtốt phải căn cứ vào thực tại, sự phù hợp của tư tưởng với thực tại là tiêu chuẩn của chân lý.
Chính trong vấn đề này, Arixtốt đã đưa ra một phỏng đoán thiên tài về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Tuy nhiên, do hạn chế của lịch sử, của trình độ khoa học đương thời, ơng chưa thể đi tới chứng minh, kiểm nghiệm chân lý trong thực tiễn, ông chỉ chứng minh nhận thức bằng nhận thức; chứng minh chân lý này bằng một chân lý khác, hay bằng một ngun lý chung. Ơng đã khơng tránh khỏi khẳng định một cách phiến diện rằng: chân lý của bất kì một chân lý riêng lẻ nào cũng chỉ có thể chứng minh bằng cách đưa vào nguyên lý chung để suy đoán, xác định.