8. Kết cấu của luận văn
2.1. Tư tưởng biện chứng trong quan niệm về thế giới
2.1.2. Tư tưởng về tính khách quan và sự vận động của các sự vật, hiện
hiện tượng trong thế giới
Trước hết là về tính khách quan, trong vấn đề này, Arixtốt đã khẳng định một cách đúng đắn rằng, tự nhiên tồn tại khách quan, tồn tại tự nó. Tự nhiên bao gồm vô số sự vật cụ thể, đơn nhất nhưng tồn tại không cô lập, tách rời nhau mà liên hệ chặt chẽ với nhau. Chúng có tính thống nhất và tính tất yếu. Vì thế, ơng quan niệm rằng, nghiên cứu tồn tại không chỉ giới hạn ở sự vật riêng lẻ hay chỉ ở những mặt, những thuộc tính của nó mà phải nghiên cứu tồn tại trong sự thống nhất và tính tất yếu của nó.
Trong học thuyết về 4 nguyên nhân (học thuyết về thế giới), Arixtốt nói “phàm những vật tồn tại, một số tự nhiên tồn tại, cịn số khác thì bởi vì nguyên nhân khác mà tồn tại”. Ý ơng muốn nói đến “tự nhiên tồn tại” chỉ là giới tự nhiên. Còn những tồn tại khác là chỉ những cái do con người làm ra” [dẫn theo 37; 93].
Theo Arixtốt, giới tự nhiên có nghĩa là nó tồn tại một cách tự nhiên, nghĩa là khơng cần có sự can thiệp từ bên ngồi. Và giới tự nhiên cũng phát triển theo một thứ tự nhất định. Cái có tính chất quy định sự phát triển của
giới tự nhiên đó được ơng gọi là “hình trạng” (hình dạng). Trồng một hột bưởi thì phải mọc cây bưởi thì phải mọc cây bưởi, trồng hột mít thì phải mọc ra cây mít… Cây bưởi, cây mít là hình trạng của tự nhiên.
Arixtốt viết “những vật đang sinh trưởng, nếu xét về sự sinh trưởng của nó, tức là sinh trưởng từ cái gì và sinh trưởng ra cái gì… Tuyệt nhiên khơng phải sinh trưởng ra giống như cái đã sinh trưởng ra chính nó mà chính là sinh trưởng ra cái mà nó hướng tới. Cho nên hình trạng mới là tự nhiên” [dẫn theo 37; 93].
Từ quan niệm trên, Arixtốt đã trình bày học thuyết về 4 ngun nhân. Và chính ở đây ơng đã bộc lộ sự giao động giữa duy vật và duy tâm. Arixtốt thừa nhận chất liệu là nguyên nhân quan trọng của tồn tại. Chất liệu gồm 4 yếu tố: Đất, nước, lửa, khơng khí. Chất liệu (vật chất) là vĩnh viễn tồn tại. Thần khơng tạo ra nó được. Đến đây ông là nhà triết học duy vật. Thế nhưng Arixtốt lại cho rằng quyết định của tồn tại không phải là chất liệu mà là chính là hình thức. Chất liệu bao giờ cũng phải tồn tại trong một hình thức cụ thể nào đó. Thần khơng sáng tạo ra chất liệu nhưng thần là động lực thúc đẩy chất liệu trở thành hình thức. Trong thiên nhiên, động lực này nằm ngay trong bản thân nó. Ví như người thầy thuốc tự chữa bệnh cho mình. Nhưng trong thiên nhiên cả động lực và mục đích đều nằm trong tay thần. Như vậy, khi nói rằng chất liệu có trước, vĩnh viễn ơng đã đứng cùng những nhà duy vật truyền thống Milê nhưng khi chuyển sang cho rằng hình thức và mục đích là quyết định, ơng đã chuyển sang đứng cùng chiến hào với Platơn. Ơng cũng khơng thấy sự khác biệt gì giữa tồn tại của thiên nhiên và tồn tại do con người làm ra.
Bên cạnh đó, tư tưởng biện chứng của Arixtốt còn thể hiện trong quan niệm về vận động. Ở khía cạnh này, Arixtốt chịu ảnh hưởng khá sâu sắc bởi triết học của Hêraclit – người được coi là sáng lập ra phép biện chứng: “tư tưởng biện chứng và quan niệm của Arixtốt về vận động chính là sự kế thừa và phát triển phép biện chứng và học thuyết về dòng chảy của Hêraclit” [65;
46]. Khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của Hêraclit về vận động, về sự không ngừng “trôi đi, chảy đi” của vạn vật trong vũ trụ, Arixtốt cho rằng vận động là thuộc tính vốn có của tự nhiên, của vật chất, rằng vận động trong tự nhiên là đương nhiên. Ông khẳng định: “Tự nhiên đã được định nghĩa là “căn nguyên của vận động và biến hóa” [dẫn theo 37; 96].
Arixtốt quan niệm đúng đắn rằng vận động gắn liền với tự nhiên và vật chất; khi nghiên cứu vận động thì khơng thể hiểu được cuộc sống của nó cũng như khuynh hướng vận động và phát triển của nó bởi vận động là phương thức tất yếu biến những cái khả năng thành hiện thực. Arixtốt nhấn mạnh rằng: vận động trong tự nhiên là đương nhiên, không cần phải tranh cãi; vận động không tồn tại như một thực thể đặc biệt, nó khơng phải là một lực, một quy luật đứng trên tự nhiên, mà là một trạng thái không tách rời kết cấu nội tại của các vật thể tự nhiên. Ông tuyên bố dứt khốt rằng: “khơng có vận động ở bên ngoài sự vật”; rằng “đã có vận động thì mãi mãi có vận động”. Về câu hỏi có thể tách rời các vật thể ra khỏi vật chất vận động hay khơng? Arixtốt đã trả lời: Điều đó là có thể, song nó chỉ có trong tư duy [dẫn theo 37; 97]. Theo ông vận động là vĩnh viễn, cho nên chúng ta khơng cần đặt ra vấn đề tìm hiểu xem vận động bắt đầu từ đâu và mất đi từ khi nào, mà chỉ nên tìm hiểu về sự chuyển hóa từ trạng thái hỗn mang, hỗn độn của các vật thể tự nhiên thành vũ trụ như thế nào, tức là chỉ cần nghiên cứu nguồn gốc vận động. Arixtốt cho rằng: “Lơxip và Platơn nói rằng vận động là vĩnh viễn nhưng họ khơng nói tại sao” [33; 303].
Về nguồn gốc vận động, Arixtốt không tìm nguồn gốc đó ở bên ngồi sự vật. Sự vật vận động, theo ông không phải chỉ do vật này tác động vào vật khác. Với quan niệm này, Arixtốt đã gần đi tới chỗ thừa nhận rằng vận động có nguồn gốc nội tại, tự thân. Nhưng ơng đã không đứng vững trên quan điểm duy vật mà lại sa vào chủ nghĩa duy tâm khi ơng tìm đến động cơ đầu tiên, mà thiếu nó, sẽ khơng có bất kỳ động cơ nào khác, vận động nào khác. Theo ông,
động cơ đầu tiên là tồn tại tối thượng, tự thân, phi vật chất, siêu tự nhiên, là trí tuệ thuần túy, là hình thức thuần túy, “hình thức của những hình thức”, khởi động và chi phối các quá trình vũ trụ.
Với cách hiểu này, động cơ đầu tiên đã được ông đồng nhất với thần, nhưng không phải là thần sáng tạo mà là thần tự biết mình, nhận thức vũ trụ và đem lại cho vũ trụ sức mạnh. Thần này cũng không phải là một “thực tại nhân hình, hữu vị”, tình yêu như chúa trời trong đạo Do Thái và Thiên chúa giáo, mà là một thực tại vật lý, vũ trụ, thậm chí là một lý tưởng cần thiết để làm cho vũ trụ này vận động theo tính quy luật của nó. V.I.Lênin cho rằng: “Arixtốt đã viện đến thần một cách thảm hại như thế đấy để chống lại nhà duy vật Lơxip và nhà duy tâm Platôn” [33; 303].
Từ nhận xét này V.I.Lênin đã đánh giá chủ nghĩa duy tâm của Arixtốt và sự khác biệt của nó với chủ nghĩa duy tâm của Platôn như sau: “Hêghen thấy chủ nghĩa duy tâm của Arixtốt trong ý niệm về thần của ông ta. (Đương nhiên, đó là chủ nghĩa duy tâm, nhưng một chủ nghĩa duy tâm khách quan hơn, xa xôi hơn và chung hơn so với chủ nghĩa duy tâm của Platơn, và do đó trong triết học tự nhiên, nó thơng thường là = chủ nghĩa duy vật))” [33; 302].
Arixtốt cịn phân loại các hình thức vận động theo nguyên tắc về mâu thuẫn- sự xuất hiện và sự diệt vong và theo nguyên tắc về sự đối lập- sự biến đổi về chất và sự biến đổi về lượng với tư cách là sự tăng lên và sự giảm đi cũng như sự di chuyển vị trí trong khơng gian. Có thể nói, sự phân loại các hình thức vận động của Arixtốt là thử nghiệm đầu tiên nhằm đưa ra quan niệm coi sự vận động phổ biến dưới dạng có trật tự, là thử nghiệm cố gắng nhận thức bản chất biện chứng, đa dạng và đa chất của vận động.
Trong các hình thức vận động nói trên, Arixtốt coi hình thức vận động chung nhất là hình thức di chuyển vị trí của các vật thể trong khơng gian. Ơng cho rằng: “mọi vận động đều là sự di chuyển vị trí của cái vận động” và sự
thay đổi vị trí là khâu khởi đầu của vận động. Ông quy định mọi hình thức vận động vào một hình thức vận động duy nhất là vận động di chuyển vị trí. Hình thức vận động này, theo ơng, là tiền đề của các hình thức vận động khác. Arixtốt còn chia vận động trong không gian thành: 1) vận động vòng tròn; 2) vận động đường thẳng; 3) kết hợp vận động đường tròn và vận động đường thẳng. Trong các dạng vận động đó, vận động vịng trịn là vận động có tính liên tục, là vận động hồn hảo nhất vì: vận động ấy diễn ra liên tục, vĩnh cửu và một khi cái tồn thể nào đó vận động theo vịng trịn thì trong khi vận động, nó vẫn có thể ở trạng thái (dường như) đứng im, hay cân bằng tương đối; vận tốc của vịng trịn là khơng đổi, cái mà vận động theo đường thẳng khơng thể có được.
Cơng lao to lớn của Arixtốt khi xem xét phạm trù vận động cịn là ở chỗ, ơng đã vạch được mối liên hệ giữa không gian và thời gian với vận động. Ông cho rằng, vận động đã làm bộc lộ những đặc tính cơ bản của khơng gian. Thơng qua vận động đã xác định được các hướng của nó: phía trên và phái dưới, phía trước và phía sau. Cịn chúng ta “nhận thức thời gian khi chúng ta nói thời gian đã trơi qua, chúng ta sẽ có được tri giác cảm tính về cái có trước và cái có sau trong vận động” [70; 294]. Như vậy, thời gian tự nó là một tính xác định được nhận thấy trong vận động.
Arixtốt còn chỉ ra rằng, vận động, không gian, thời gian đều là đại lượng “liên tục” và gián đoạn đã cho thấy ơng chính là người có quan niệm biện chứng về phạm trù vận động cũng như không gian và thời gian được Arixtốt xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề tính vơ tận của chúng. Vì theo Arixtốt, “khi xác định tính liên tục thường phải sử dụng khái niệm tính vơ tận, vì cái liên tục được chia ra một cách vơ tận” [12; 85].
Giải pháp về cơ bản là duy vật của Arixtốt cho vấn đề vận động, không gian và thời gian đã cho phép ông đưa ra các luận cứ xác đáng nhằm chống lại các luận cứ có trong nghịch lý nổi tiếng của Dênơn.
Trong các suy luận của mình, Arixtốt đã tiến gần tới kết luận cho rằng cần phải lý giải các nghịch lí của Dênơn vấp phải, bởi nó cũng là những trở ngại trong nhận thức các khái niệm vận động, không gian và thời gian. Khi phản bác lại ý kiến của Dênôn trong nghịch lý cho rằng Asin không đuổi kịp con rùa, Arixtốt tuyên bố rằng anh ta sẽ đuổi kịp nếu cho phép anh ta vượt giới hạn. Trong “Bút kí triết học”, V.I.Lênin dẫn ra sự đánh giá của Hêghen về vấn đề này như sau: “Câu trả lời đó là đúng…” [33; 274].
Khi xem xét quan điểm của Arixtốt về vận động, không gian và thời gian, chúng ta nhận thấy rằng luận điểm cơ bản của ông ở đây, như Lênin nhận xét: “sự vận động là bản chất của thời gian và không gian. Hai khái niệm cơ bản biểu thị bản chất ấy: tính liên tục (vơ hạn) và tính đứt đoạn (= phủ định của tính liên tục. Sự vận động là sự thống nhất của tính liên lục của thời gian và khơng gian) và của tính gián đoạn (của thời gian và khơng gian. Vận động là một mâu thuẫn, là một sự thống nhất của các mâu thuẫn)” [33; 273].
Khi xem xét ba phạm trù vận động, không gian và thời gian, Arixtốt đã vạch ra mối liên hệ của thời giam với vận động, vạch ra tính liên tục và tính gián đoạn của khơng gian và thời gian. Đây có thể coi như một đóng góp của ơng . Nhưng ở đây cũng thể hiện tính khơng nhất qn của Arixtốt khi ơng đặt câu hỏi: “có thể xuất hiện sự nghi ngờ: Nếu thiếu linh hồn liệu thời gian có tồn tại được hay khơng?...Nếu khơng có cái nào khác có khả năng tính tốn, ngồi linh hồn và lí trí của linh hồn, thì thiếu linh hồn thời gian khơng thể tồn tại” [12; 86].
Như vậy, có thể nói trong một số trường hợp cụ thể, phạm trù thời gian đã được Arixtốt xem xét như là hiện tượng chủ quan. Những hạn chế trong
quan niệm của Arixtốt về vận động, không gian và thời gian đã được các nhà duy tâm chủ quan tận dụng khai thác. Họ đã gạt bỏ tính chất khách quan của chúng và coi chúng hoàn toàn như những phạm trù chủ quan.
Hơn nữa, mặc dù khẳng định “khơng thể có một loại vận động nào tồn tại tách rời khỏi sự vật cả” [dẫn theo 37; 73], Arixtốt vẫn thừa nhận có đứng im, nghĩa là khơng vận động. Lĩnh vực của cái không vận động này trở thành một bộ mơn của một mơn học. Đó là đối tượng của cái mà Arixtốt gọi là triết học thứ nhất. Như hình thức chẳng hạn, bản thân nó khơng vận động. Nó chỉ là nguyên nhân của vận động.
Như vậy, quan niệm về vận động của Arixtốt đã thể hiện tư tưởng biện chứng khá sâu sắc: khi ông gắn liền vận động với vật chất, với khơng gian và thời gian, ơng đã đi tìm nguồn gốc của vận động ở chính bản thân sự vật. Tuy vậy, cuối cùng ông vẫn rơi vào quan điểm duy tâm khi ông viện đến Thượng đế để lý giải cho nguồn gốc tận cùng của vận động vĩnh hằng.