Vai trò của giáo dục ý thức chính trị đối với sinh viên các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Nam Định hiện nay (Trang 33)

trƣờng Cao đẳng nghề ở Nam Định

1.2.1. Những yêu cầu mới đối với việc giáo dục ý thức chính trị hiện nay

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển rất mạnh mẽ tạo nên những kỳ tích chưa từng có, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, kể cả quốc phòng, an ninh, giáo dục, đào tạo và con người. Trong lĩnh vực quân sự, cách mạng khoa học và công nghệ tác động làm biến đổi nhiều mặt cả kỹ thuật, cả lý luận… Chiến tranh với các loại vũ khí công nghệ cao đang là một hình thức mới mà các nước đế quốc đang sử dụng để áp đặt một trật tự thế giới mới. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay đã có bước phát triển mới cả về nội dung và yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội hiện nay không chỉ đánh thắng các kiểu chiến tranh xâm lược bằng quân sự của kẻ thù, mà còn là lực lượng nòng cốt của toàn Đảng, toàn dân trong chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; là lực lượng quan trọng của Đảng trong vận động quần chúng và tham gia xây dựng kinh tế ở các vùng trọng điểm chiến lược.

Những nhiệm vụ ấy đòi hỏi chất lượng cao và toàn diện của tầng lớp thanh niên Việt Nam, nhất là về chất lượng về chính trị, bản lĩnh chính trị, để có thể giành thắng lợi trong mọi hoàn cảnh phức tạp có thể xảy ra.

Sau gần 30 năm Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, song ở lĩnh vực ý thức tư tưởng, do tính lạc hậu của ý thức xã hội mà những nọc độc của hệ tư tưởng tư sản không phải đã

loại bỏ được hoàn toàn trong đời sống tinh thần của mỗi con người cũng như ở khu vực nhà trường đứng chân. Tuy rằng tầng lớp học sinh, sinh viên hiện nay đều được sinh ra và trưởng thành sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975. Nhưng được sống trong môi trường giáo dục mới, đây chính là trung tâm tuyên truyền, giác ngộ cho quần chúng về chủ nghĩa Mác- Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản và đường lối, quan điểm của Đảng, đồng thời vạch trần bản chất của những quan điểm, tư tưởng phản động mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hàng ngày, hàng giờ tuyên truyền nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ, đánh giá cao vai trò, vị trí của họ trong sự nghiệp cách mạng. C. Mác cho rằng “thanh niên là cội nguồn sức sống của dân tộc” [39, tr.118]. Ông đánh giá cao vai trò của thế hệ công nhân đang lớn lên, ông cho rằng, thế hệ công nhân đang lớn lên đó là nguồn bổ sung đặc biệt quan trọng để giai cấp vô sản được hình thành với tư cách là một giai cấp thực sự khi nó ý thức được địa vị, sứ mệnh lịch sử và tương lai của nó. Ph.Ăngghen đề xuất tư tưởng: thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực của đời sống đã, đang và sẽ cuốn hút lớp trẻ vào đời sống chính trị. Ông nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ thoả mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến công và vì sự đổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả máu và cuộc đời mình. Thanh niên sẽ có đủ sức lực và tài năng để giải quyết những mâu thuẫn đang nảy sinh trong đời sống của đất nước. Phát triển sáng tạo những luận điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã coi “thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng” [32, tr.67]. Lênin đánh giá rất cao tiềm năng của tuổi trẻ, ngay cuối thể kỷ XIX, Người cho rằng, người ta quan sát thấy trong thanh niên công nhân một khát vọng nồng cháy, không gì kìm hãm được tới lý tưởng của dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Công việc xây dựng và phát triển xã

hội mới văn minh và hiện đại phải thuộc về thế hệ trẻ. Theo Người, nhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính là của thanh niên.

Thấy rõ vị trí, vai trò to lớn của thanh niên, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã chú ý rất nhiều đến nhiệm vụ giáo dục thanh niên, coi đó là biện pháp hàng đầu để đào tạo con người mới với tư cách là chủ thể sáng tạo có ý thức của xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. C.Mác khẳng định: “Nhưng dù sao thì bộ phận giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân cũng nhận thức rất rõ tương lai của giai cấp họ và do đó tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên” [47, tr.118]. V.I.Lênin luôn khẳng định vai trò to lớn của giáo dục, coi đó là một điều kiện đảm bảo sự thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin về vai trò của tuổi trẻ, về giáo dục thế hệ trẻ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc hình thành những quan điểm của Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó” [49, tr.185]. Trong Di chúc để lại, Người đã căn dặn: bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết.

Ngày nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước giàu mạnh, thu hẹp khoảng cách so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với vai trò tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thanh niên, đặc biệt là thanh niên trí thức - mà hôm nay họ còn là sinh viên - là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp đó. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, đòi hỏi thanh niên phải có bản lĩnh,

trình độ, hoài bão và có lý tưởng cách mạng, tuyệt đối trung thành với đường lối lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới mà Đảng và nhân dân ta đang thực hiện.

Trong giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, Lênin nhấn mạnh “Về mặt phương châm của toàn bộ công tác giáo dục của chúng ta, chúng ta không thể cố giữ quan điểm cũ rích cho là giáo dục không cần chính trị, chúng ta không thể tổ chức công tác giáo dục tách rời chính trị được, lối nói giáo dục “tách rời chính trị” hoặc “không cần đến chính trị” đó là lối nói giả dối của giai cấp tư sản… Trong tất cả các nước tư sản, mối quan hệ giữa bộ máy chính trị với giáo dục đều hết sức vững chắc, tuy xã hội tư sản không thể công khai thừa nhận điểm đó” [37, tr.473].

1.2.2. Trang bị thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Thế giới quan là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin về thế giới; về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới ấy. Vai trò cơ bản của thế giới quan là định hướng hoạt động và quan hệ giữa cá nhân, giai cấp, tập đoàn người, của xã hội nói chung đối với hiện thực. Triết học là bộ phận quan trọng nhất của thế giới quan, là hạt nhân lý luận của thế giới quan, bởi triết học chi phối các quan điểm còn lại thuộc hình thái ý thức xã hội. Thế giới quan duy vật triết học và thế giới quan duy tâm triết học là hai hình thức của thế giới quan triết học.

Hệ thống các quan niệm triết học, kinh tế và chính trị - xã hội là cơ sở khoa học của thế giới quan duy vật biện chứng và thế giới quan duy vật biện chứng thể hiện trước hết ở cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học; theo đó vật chất có trước và quy định ý thức (duy vật), nhưng ý thức tồn tại độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất (biện chứng). Trong lĩnh vực kinh tế, thế giới quan duy vật biện chứng thể hiện ở chỗ lực lượng sản xuất (cái thứ nhất) quy định ý quan hệ sản xuất (cái thứ hai), cơ sở hạ tầng (cái thứ nhất) quy

định kiến trúc thượng tầng (cái thứ hai); nhưng cái thứ hai luôn tồn tại độc lập tương đối và tác động trở lại cái thứ nhất. Trong lĩnh vực xã hội, tồn tại xã hội (cái thứ nhất) quy định ý thức xã hội (cái thứ hai); nhưng ý thức xã hội tồn tại độc lập tương đối và tác động trực tiếp hay gián tiếp trở lại tồn tại xã hội.

Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát hướng dẫn chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng một cách hợp lý, có hiệu quả tối đa. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là khoa học về phương pháp. Nhiệm vụ của phương pháp luận là giải quyết những vấn đề như phương pháp là gì? Bản chất, nội dung, hình thức của phương pháp ra sao? Phân loại phương pháp cần dựa vào những tiêu chí gì? Vai trò của phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? v.v. Điều này chứng tỏ vai trò tiền đề của phương pháp luận, cho phép đánh giá các phương pháp từ góc độ tính chân thực, hiệu quả của chúng.

Phương pháp luận biện chứng duy vật là hệ thống các nguyên tắc, phương pháp tổ chức và xây dựng hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn, đồng thời cũng chính là học thuyết về hệ thống đó; là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và của các khoa học chuyên ngành. Phương pháp luận biện chứng duy vật là sự thống nhất biện chứng giữa các phương pháp luận bộ môn, phương pháp luận chung đã được cụ thể hoá trong các lĩnh vực của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Mỗi luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định, lý luận về phương pháp. Những nguyên tắc trên tạo ra khả năng cải tạo thế giới của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trở thành công cụ hữu hiệu trong hoạt động chinh phục tự nhiên và sự nghiệp giải phóng con người.

Chức năng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin thể hiện ở hệ thống quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo sự tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong khi thực hiện hoạt động

nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong hệ thống trên, thế giới quan duy vật biện chứng đóng vai trò định hướng trong quá trình tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng phương pháp biện chứng duy vật. Do vậy, toàn bộ hệ thống tri thức phương pháp luận biện chứng duy vật đều gắn với sự diễn giải thế giới quan duy vật biện chứng- cơ sở của sự nghiên cứu và đánh giá những kết quả của nó.

Thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật triết học là cơ sở lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nắm vững chúng chẳng những là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn là cơ sở để vận dụng sáng tạo và phát triển chúng vào hoạt động nhận thức; giải thích, nhận thức và giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn đất nước và thời đại đặt ra.

Giáo dục sinh viên thấm nhuần ý nghĩa của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trang bị cho họ thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng và nhân sinh quan cách mạng để họ có cái nhìn đúng đắn về tự nhiên, xã hội, con người, có niềm tin khoa học vào mục tiêu cách mạng và hành động đúng đắn đạt kết quả cao. Trong giai đoạn hiện nay, điều này là không dễ dàng bởi một số nguyên nhân sau đây: một là, những thế lực chống đối chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đang ráo riết vu khống, xuyên tạc các học thuyết khoa học này và gieo rắc tâm lý hoài nghi, giao động trong lớp trẻ vốn chưa từng trải và thiếu kinh nghiệm chính trị; hai là, trong thời đại của cách mạng khoa học - công nghệ thông tin nhiều chiều đang ùa vào nước ta bằng nhiều con đường, qua nhiều kênh khác nhau nhưng do quản lý của Nhà nước về mặt này còn kém, nên đã gây những ảnh hưởng xấu đến tâm lý - tư tưởng của học viên; ba là, công cuộc đổi mới đang diễn ra nhiều vấn đề rất mới mẻ, phức tạp, mà không dễ gì có ngay được những câu trả lời chính xác, đúng đắn, để thu được một thành quả, một bước tiến, phải trải qua thử nghiệm, đôi khi phải trả giá; bốn là, mặt trái của cơ chế thị trường tác

động làm cho “một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức không đầy đủ, có biểu hiện thờ ơ, giảm lòng tin, phai nhạt lý tưởng; số ít có biểu hiện bất mãn, mất lòng tin, thậm chí có người chống đối, nói và hành động trái với đường lối và quan điểm của Đảng” [15, tr.65]. Do đó, việc giáo dục ý thức chính trị phải thực hiện tốt những yêu cầu cao về tư tưởng chính trị, gắn chặt với đường lối của Đảng và thực tiễn đất nước, thực sự cung cấp được cho sinh viên một cơ sở lý luận khoa học để hiểu sâu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối quan điểm của Đảng.

Giáo dục ý thức chính trị giúp cho việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, cách mạng cho sinh viên, tạo cho sinh viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội để xác định phương hướng lập thân, lập nghiệp. Nhận thức đó sẽ biến thành tình cảm, niềm tin, ý chí định hướng cho hoạt động, cho sự phấn đấu của mỗi sinh viên vì những lý tưởng xã hội cao đẹp, đồng thời tạo ra những động lực, khả năng để hiện thực hoá lý tưởng đó cũng như điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội chung, góp phần vào sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.2.3. Thấm nhuần và thực hiện đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chính sách pháp luật của Nhà nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên phải làm cho sinh viên thấm nhuần đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, hăng hái thi đua học tập, lao động, xung kích đi đầu thực hiện chủ trương chính sách cách mạng. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là kết quả vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta. Giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức đầy đủ hơn quy luật

khách quan của sự phát triển đất nước cũng như quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Sẽ rất sai lầm khi chúng ta chỉ chú ý giáo dục cho sinh viên những kiến thức văn hoá đơn thuần, mà không coi trọng đến việc giáo dục cho các em thấy rõ được những thành công, hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Nam Định hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)