Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 25 - 27)

Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định mọi sự vật và hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và chúng luôn vận động, biến đổi, phát triển không ngừng. Tác giả vận dụng các quan điểm này để làm cơ sở cho việc xem xét, giải thích các sự kiện xã hội trong mối quan hệ biện chứng và trong quá trình phát triển của lịch sử.

6.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Phân tích số liệu thống kê, các bài viết, công trình trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu; tham khảo và phân tích các văn bản luật, các nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ đô Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất thành phố Hà Nội, Công đoàn tại huyện Thanh Trì có liên quan đến công nhân, lao động. Ngoài ra, còn thu thập số liệu từ các báo cáo chính thức của cấp xã, huyện và thành phố cũng như thu thập tài liệu tại các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước liên quan đến công nhân, lao động, việc làm. Phương pháp cụ thể được sử dụng để phân tích số liệu thứ cấp là phương pháp phân tích chính sách, phân tích xã hội học, phân tích tổng hợp và tư duy logic.

6.2. Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung

Tổ chức phỏng vấn sâu tại mỗi khu vực nghiên cứu 10 trường hợp với thành phần tham gia phỏng vấn là: đại diện lãnh đạo khu công nghiệp, đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc khu công nghiệp, cán bộ công đoàn tại khu công nghiệp và một số công nhân tại khu công nghiệp.

Phương pháp thảo luận nhóm: Tổ chức 1 cuộc thảo luận nhóm (10 người) tại địa bàn điều tra khảo sát. Tại cuộc thảo luận có đầy đủ các đối tượng tương tự như phỏng vấn sâu.

6.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu định lượng để tìm hiểu một cách khách quan, toàn diện về vấn đề nghiên cứu nhằm đánh giá

được thực trạng vấn đề trên cơ sở phân tích số liệu thứ cấp và giả thuyết ban đầu của đề tài. Để thu thập dữ liệu định lượng, tác giả tiến hành khảo sát thông qua bảng hỏi cấu trúc với 1 mẫu bảng hỏi. Phương pháp chọn mẫu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng chia các đối tượng nghiên cứu thành các nhóm thứ bậc riêng biệt theo đặc điểm của từng khách thể được nghiên cứu. Cụ thể, trên cơ sở các phân tầng là nhóm công nhân chuyên môn và nhóm công nhân kiêm công tác quản lý để đảm bảo tính chất nghiên cứu các phần tử trong mỗi tầng được đồng đều hơn và có sự tương quan sâu hơn, sau đó áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên đơn cho mỗi tầng để tìm số cá thể cần nghiên cứu. Các tầng tiếp theo phân theo các đặc điểm về nhân khẩu học như giới tính, học vấn, nhóm tuổi, lĩnh vực chuyên môn. Trên cơ sở đó, đề tài áp dụng công thức tính cỡ mẫu với quần thể không xác định với công thức

n= Z2*P(1-P)/e2

Trong đó:

- n: Cỡ mẫu cần khảo sát

- Z: Z score tương ứng với mức ý nghĩa thống kê mong muốn, thường lấy 95% - 95% CI, 2-side test Z = 1.96.

- e: Sai số cho phép, e = 0.05 (5%). - P: tỷ lệ ước tính.

Đề tài lựa chọn mức sai số 5%, tỷ lệ ước lượng P=0.15 với quy mô tổng thể nghiên cứu không xác định, kết quả cho thấy cần khảo sát 196 bảng hỏi để thu thập thông tin, đảm bảo tính đại diện của mẫu. Để đảm bảo tránh tình trạng số liệu của một số bảng hỏi không đảm bảo, tác giả lựa chọn khảo sát 200 đối tượng. Phân bổ đối tượng khảo sát được chi làm 7 nhóm nghề nghiệp gồm Kỹ thuật viên chuyên nghiệp; Quản lý – hành chính; Công nhân vận chuyển, hậu cần sản xuất; Công nhân vận hành máy; Công nhân trong dây chuyền sản xuất; Lao động phổ thông không xác định việc cụ thể và nhóm nghề nghiệp khác.

6.4. Xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu thông qua phần mềm SPSS 22.0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w