Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 35 - 37)

8. Khung lý thuyết

1.1.3. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Trên thế giới, ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển tại Châu Á thì khu công nghiệp, cụm công nghiệp là mô hình phát triển kinh tế quan trọng. Việc thành lập các hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang là giải pháp quan trọng để các quốc gia trong đó có Việt

Nam thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã đề ra. Vì thế, việc nghiên cứu, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn những quy định của pháp luật Việt Nam về các mô hình khu chế xuất và khu công nghiệp là vô cùng cần thiết.

Khu công nghiệp: Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 quy định chi tiết về khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra đặc trưng cơ bản của khu công nghiệp:

KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng, lãnh thổ khác và không có dân cư sinh sống;

KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Chức năng hoạt động của khu công nghiệp đúng với cái tên của nó là chỉ sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Vì thế, trong KCN không thể có các hoạt động ở những ngành nghề khác như là nông-lâm-ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho các loại hình sản xuất này.

Cụm công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chuyên sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hay cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất.

- Các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư trong cụm công nghiệp

+ Chế biến nông - lâm - thủy sản

+ Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp, sửa chữa máy móc - thiết bị phục vụ nông nghiệp

+ Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ

+ Cơ sở sản xuất triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường…

- Quyền của doanh nghiệp hoạt động bên trong cụm công nghiệp

+ Quyền sử dụng đất, gia hạn quyền sử dụng đất, cho thuê lại hoặc chuyển nhượng

+ Góp vốn xây dựng - kinh doanh cơ sở hạ tầng

+Được hỗ trợ - tạo điều kiện tuyển dụng, đào tạo lao động phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh…

Bảng 1.1. Phân biệt Khu công nghiệp và cụm công nghiệp Yếu tố

Về định nghĩa

Về chức năng

Về điều kiện thành lập

Đối với doanh nghiệp chế xuất (EPE)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w