Di động xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 30 - 32)

8. Khung lý thuyết

1.1.1. Di động xã hội

Di động xã hội, còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch chuyển xã hội là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Thực chất di động xã hội là sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội. Vấn đề di động xã hội liên quan đến việc các cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, liên quan tới điều kiện ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu xã hội.

Nội dung của di động xã hội bao gồm các vấn đề về cường độ, khối lượng, phương hướng, phương pháp, sự ổn định các xu hướng chuyển dịch, những thay đổi về cơ cấu xã hội và các mối liên hệ của nó với những biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và các lĩnh vực đời sống xã hội khác. Những chuyển dịch theo chiều hướng lên cao hoặc xuống thấp, có thể mang tính tạm thời hay kiên định.

Người ta có thể phân biệt di động xã hội theo hai khía cạnh khác nhau. Một là di động giữa các thế hệ (intergenerational mobility): thế hệ con cái có địa vị cao hơn hoặc thấp hơn so với địa vị của thế hệ cha mẹ họ. Đây là một trong những hình thức di động quan trọng trong xã hội. Khi nghiên cứu, xem xét những thay đổi về địa vị xã hội - nghề nghiệp của cá nhân hay nhóm xã hội cho thấy những nghề nghiệp, việc làm mà họ phải trải qua trong những giai đoạn nhất định, biểu đạt sự di động giữa các thế hệ của họ, nghĩa là sự thay đổi địa vị xã hội của họ so với cha mẹ họ. Hai là di động trong thế hệ (intragenerational mobility): Trong dòng di chuyển hiện nay của các cá nhân, nhóm xã hội sẽ có những cá nhân luôn thay đổi nơi cư trú, nghề nghiệp, việc

làm. Và sau một thời gian nhất định, có thể so sánh sự thay đổi địa vị xã hội - nghề nghiệp cũng như địa vị xã hội - cư trú của họ.

Di động xã hội được xác định như là sự vận động của các cá nhân hay một nhóm xã hội từ vị trí, địa vị xã hội này sang vị trí, địa vị xã hội khác. Vì vậy, khi nghiên cứu di động xã hội, các nhà xã hội học còn chú ý tới các hình thức di động khác: di động theo chiều dọc và di động theo chiều ngang.

Di động ngang chỉ sự thay đổi địa vị của cá nhân hay nhóm xã hội trong cùng một giai cấp xã hội. Điều này thể hiện rõ trong sự dịch chuyển địa vị việc làm. Đó chính là sự chuyển dịch từ một vị trí này tới một vị trí khác trong cùng một hạng tương ứng trong cấu trúc nghề nghiệp.

Di động dọc là khái niệm chỉ sự thay đổi địa vị xã hội của cá nhân hay nhóm xã hội từ địa vị xã hội thấp lên giai cấp có địa vị xã hội cao trong hệ thống xã hội (thăng tiến xã hội) hay ngược lại, từ giai cấp có địa vị xã hội cao sang giai cấp xã hội có địa vị xã hội thấp (suy giảm xã hội). Hay nói cách khác, di động dọc là sự chuyển dịch từ một vị trí xã hội này sang vị trí xã hội khác thuộc thứ hạng cao hơn hay thấp hơn. Đáng chú ý là, di động xã hội trong xã hội học chủ yếu nói tới dạng địa vị đạt được (giành được), chứ không phải là địa vị gắn cho (sẵn có).

Khái niệm di động lao động (labour mobility) hàm ý sự thay đổi tình trạng việc làm của cá nhân giữa hai thời điểm khác nhau.

Di động nghề nghiệp (professional mobility) là sự di động giữa các ngành nghề và các bước trên nấc thang sự nghiệp. Các chỉ báo được sử dụng để phân tích di động nghề nghiệp gồm: đầu tiên, sự thay đổi tình trạng việc làm bao gồm những thay đổi giữa việc làm công ăn lương và tự tổ chức ra việc làm. Thứ hai, là di động ngành, trong đó diễn ra sự di chuyển giữa ba ngành: sản xuất nông nghiệp (ví dụ như nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản), công nghiệp (ví dụ như dệt may, văn phòng và sản xuất các thiết bị máy tính, xây dựng) và dịch vụ (ví dụ như giao thông, giáo dục và đào tạo, dịch vụ nội trợ). Thứ ba, là di động kỹ năng, trong đó xem xét sự di chuyển

giữa các loại kỹ năng nghề nghiệp dựa trên Phân loại nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế bao gồm loại lao động không có tay nghề, lao động có tay nghề cao (ví dụ như thợ thủ công và công nhân liên quan đến thương mại, các nhà điều hành máy) và không sử dụng cơ bắp (ví dụ như dịch vụ và công nhân bán hàng, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý).

Di động thu nhập (income mobility) là thành phần thứ hai của di động xã hội. Nó có thể là "tuyệt đối" khi đề cập đến tổng số tiền của sự di động hoặc là “tương đối” nếu nhìn vào các di động vị trí của cá nhân, vị trí của hộ gia đình có ý nghĩa như thế nào khi so sánh với cá nhân và hộ gia đình khác. Di động thu nhập tương đối là yếu tố có tính quyết định nhiều hơn đến sự di động xã hội, vì nó liên quan đến sự linh hoạt tổng thể của cấu trúc xã hội. Chỉ số di chuyển (Movement Index) được sử dụng để giải thích cho sự di động tương đối, bao gồm di động lên hoặc di động xuống trong phân phối thu nhập so với tình trạng ban đầu của hộ gia đình. Các hộ gia đình được phân bổ vào các phân vị thu nhập trong năm đầu tiên và năm cuối cùng của giai đoạn nghiên cứu; sau đó, xem xét đến sự di động giữa những năm trong giai đoạn nghiên cứu.

Trong đề tài này, di động xã hội của công nhân được xem xét qua chiều cạnh di động ngang, dọc: di động việc làm/ nghề nghiệp và di động tài chính, lối sống qua mô hình tiêu dùng, quan hệ xã hội với các nhóm xã hội khác tại nơi làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w