Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 57 - 62)

8. Khung lý thuyết

2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Trên cơ sở các khảo sát thực địa bằng phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học với tổng dung lượng là 200 đơn vị mẫu, tác giả đã phát ra 200 bảng hỏi, tiến hành điều tra đối với các khách thể được lựa chọn nghiên cứu của 10 doanh nghiệp của 02 cụm công nghiệp tại huyện Thanh Trì, trong đó mỗi doanh nghiệp chiếm khoảng 10% số bảng hỏi nghiên cứu (20 bảng hỏi/01 doanh nghiệp) dành cho các đối tượn g công nhân trực tiếp sản xuất (60% số bảng hỏi, lao động hành chính, quản lý chiếm 30% và đối tượng thuộc tổ chức công đoàn tại các đơn vị chiếm 10% số bảng hỏi), kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ giới của các khách thể được khảo sát (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Qua biểu đồ 2.1, tỷ lệ giới tính của các đối tượng tham gia điều tra gồm 91 nam giới (chiếm 45.5%) và 109 nữ giới (chiếm 54.5%). Thống kê trên đã chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa tỉ lệ nữa giới và nam giới trong quá trình chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Tuy nhiên, nhìn vào các số liệu tổng quan ở

Chương 1, có thể thấy phương pháp chọn mẫu này là phù hợp với tỷ lệ giới tại các khu công nghiệp (nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam).

Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn công nhân trên địa bàn khu công nghiệp được khảo sát (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Những dữ liệu trên biểu đồ 2.2 cho thấy, đa số (56%) công nhân được tuyển dụng và đang làm việc tại các KCN là những học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tuy nhiên số lượng công nhân đã được đào tạo qua các cấp trung, cao đẳng và đại học cũng chiếm tới 32%. Tỷ lệ này không phải là thấp nếu so sánh với trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đang có việc làm được đào tạo qua các cấp trung, cao đẳng và đại học chỉ chiếm có 14.6% [3; tr.3].

Xét về khía cạnh lao động nhập cư và lao động tại địa phương, đề tài đã khảo sát 96 lao động tại nhập cư (chiếm 48%) và 104 lao động địa phương (chiếm 52%) (biểu 2.3), phù hợp với sự di cư lao động theo báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2021; nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của UBND huyện Thanh Trì về vấn đề dịch chuyển lao động tại chỗ trong các khu công nghiệp.

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ lao động di cư của các khách thể được khảo sát (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Trong 200 đối tượng khách thể được khảo sát, tác giả phân ra 06 nhóm công việc chuyên môn sau: Kỹ thuật viên chuyên nghiệp; quản lý – hành chính; công nhân vận chuyển, hậu cần sản xuất; công nhân vận hành máy; công nhân trong dây chuyền sản xuất; lao động phổ thông không xác định cụ thể; và nhóm công việc khác. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ khách thể

nghiên cứu chia theo các loại hình lao động, chuyên môn khách nhau như sau:

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ lao động phân theo nhóm công việc được khảo sát (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Số liệu bảng 2.4 cho thấy công nhân trong dây chuyên sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất 33.5% (67/200 người), nhóm lao động phổ thông, công nhận vận hành máy, công nhận vận chuyển, hậu cần sản xuất và kỹ thuật viên chuyên nghiệp có tỷ lệ tương đồng từ 13% - 18%. Nhóm lao động quản lý – hành chính có tỉ lệ thấp nhất là 7% (gồm 15 người) đại diện cho nhân sự quản lý và khối hành chính không trực tiếp sản xuất nhưng tham gia vào quá trình điều phối sản xuất, vận hành doanh nghiệp, 3% còn lại thuộc những công việc khác gồm 14 người trong đó có một bộ phận làm chuyên trách công tác công đoàn tại doanh nghiệp tuy nhiên vẫn tham gia sản xuất ở 1 trong những vị trí nêu trên.

Như vậy, các phân tích, đánh giá thông qua phương pháp xử lý số liệu bởi phần mềm SPSS 22.0 đã chỉ ra được căn cứ định lượng ban đầu của nghiên cứu, đảm bảo được tính khách quan, độ tin cậy của số liệu nghiên cứu và các thang đo trong nghiên cứu xã hội học, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra đối với một nghiên cứu khoa học sử dụng phương pháp định lượng.

Để kiểm chứng lại tính thực tiễn trong những thông tin thu thập được thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu và số liệu khảo sát mẫu ban đầu giúp nâng cao chất lượng thông tin thu thập, giải thích những con số bất thường trong nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu một số khách thể đại diện lãnh đạo cụm công nghiệp (02 người), đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp (02 người), cán bộ công đoàn tại khu công nghiệp (01 người) và 05 công nhân tại khu công nghiệp. Các cuộc phỏng vấn sâu diễn ra trong thời lượng 20 phút/phỏng vấn. Các phỏng vấn sâu đã đảm bảo yêu cầu đề ra của luận văn trong phần phương pháp nghiên cứu, thể hiện tính toàn diện về đối tượng nghiên cứu, góc độ nghiên cứu thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Như vậy, với những số liệu đã trình bày ở trên, đề tài đã đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng các nội dung nghiên cứu cũng như bám sát các quy tắc nghiên cứu đã nêu ra trước đó. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu đã

đưa ra, đề tài tiếp tục xử lý số liệu thống kê mô tả và thống kê suy luận để tiến hành các kiểm định, phân tích đối với các nội dung cơ bản của đề tài ở các phần sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w