Di động về xuất thân, nơi cư trú, trình độ học vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 62 - 66)

8. Khung lý thuyết

2.2. Thực trạng di động xã hội trong công nhân trong quá trình phát

2.2.1. Di động về xuất thân, nơi cư trú, trình độ học vấn

Đặc trưng di động xã hội công nhân ở KCN trên địa bàn khảo sát của đề tài được phản ánh qua chiều cạnh di chuyển nơi cư trú, chuyển đổi việc làm/ nghề nghiệp, điều kiện làm việc và thu nhập,…

2.2.1.1. Về nguồn gốc xuất thân

Trả lời câu hỏi: công nhân ở các KCN xuất thân từ gia đình như thế nào? Kết quả khảo sát của đề tài (Biểu đồ 2.5) cho thấy, có 88% người được khảo sát, trả lời cha của họ là nông dân và 87.5% người được khảo sát, có mẹ là nông dân (chiếm tỉ lệ cao nhất). Những công nhân còn lại có tỉ lệ xuất thân phân bổ đều giữa các gia đình có bố mẹ làm quản lý (3.5% và 2%); bố mẹ làm kỹ thuật dịch vụ nghiệp vụ chuyên môn (2% và 2.5%); bố mẹ là chủ sở hữu cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (2.5% và 1.5%) và bố mẹ làm công nhân thợ tiểu thủ công nghiệp (3%). Như vậy có thể khẳng định, nghề nghiệp của cha mẹ của công nhân tại địa bàn khảo sát cơ bản là nông dân và đã có sự chuyển dịch nghề nghiệp giữa các thế hệ - cha mẹ và con cái. Đây là sự di động về xuất thân theo chiều dọc theo chiều hướng cao hơn và là xu hướng chung của đất nước khi khu vực nông thôn, nông nghiệp chuyển đổi sang khu vực thành thị, công nghiệp kéo theo sự di động, khác biệt về xuất thân của công nhân và công việc hiện tại của họ.

Biểu đồ 2.5. Nghề nghiệp của cha và mẹ của công nhân trong khu công nghiệp (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài 2.2.1.2. Về khía cạnh trình độ học vấn

Chất lượng công nhân tại KCN được khảo sát đã phản ánh phần nào qua trình độ học vấn của họ (Biểu đồ 2.2). Nếu so sánh trình độ học vấn của công nhân theo tiêu chí nhập cư và ở địa phương sở tại thông qua biểu đồ 2.6, ta có thể nhận định như sau:

Biểu đồ 2.6. Trình độ học vấn của công nhân khu công nghiệp khảo sát theo thành phần nhập cư và ở địa phương

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Biểu đồ thể hiện mặc dù không có sự khác biệt nhiều giữa trình độ lao đọng của lao động nhập cư và lao động tại địa phương ở trình độ Trung cấp – cao đẳng – đại học (46.9% đối với LĐ nhập cư và 53.1% đối với LĐ tại địa phương); trình độ THCS – THPT (44.6% đối với LĐ nhập cư và 55.4% đối với LĐ tại địa phương) nhưng đối với trình độ từ tiểu học trở xuống thì công nhân nhập cư chiếm đa số (66.7%) so với công nhân ở địa phương chỉ chiếm có 33.3%. Kết quả trên đã phản ánh một thực tế công nhân tại địa phương có trình độ trung bình cao hơn lao động nhập cư và sẽ có cơ hội di động xã hội theo chiều dọc hướng lên trên cao hơn do trình độ học vấn trung bình cao hơn nhóm lao động nhập cư.

So sánh sự khác biệt về trình độ học vấn giữa người công nhân đang làm việc ở KCN trên địa bàn khảo sát với thế hệ cha của họ, cho thấy xu hướng đi lên khá rõ ràng. (Biểu đồ 2.7).

Biểu đồ 2.7. Trình độ học vấn trong mối tương quan giữa cha và con (người được khảo sát) (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Sự chênh lệch lớn nhất nằm ở trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học, trong đó ở thế hệ cha chỉ có 10% tăng lên đến 32% ở thế hệ con – công nhân đang làm việc ở KCN đã qua đào tạo ở cấp học trung cấp, cao đẳng và đại

học. Ở cấp tiểu học trở xuống, thế hệ cha chiếm tỷ lệ cao nhất (54%) trong khi cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất ở thế hệ con – công nhân đang làm việc ở KCN trên địa bàn khảo sát. Như vậy là có sự thay đổi và di động xã hội về trình độ học vấn giữa các thế hệ theo chiều dọc do tỷ lệ con cái có trình độ cao hơn người cha. Để hiểu rõ hơn lý do tại sao có người đã được đào tạo ở cấp đại học đang làm việc ở vị trí công nhân, có thể tham khảo kết quả phỏng vấn sau

"....chỗ em làm, cũng có về chênh lệch trình độ đó, có người đã qua đại học, có người phổ thông cũng có, nhưng bước vào đó rồi, chấp nhận cuộc đời của công nhân rồi, thì vô đó mấy bạn ai cũng hòa đồng với nhau hết. Có nhiều anh chị học đại học rồi học lên nữa nhưng rồi cũng vô làm công nhân. Mức lương ở ngoài thấp quá.

(Nữ, 28 tuổi, Tổ trưởng).

Biểu đồ 2.8. Tương quan giữa học vấn, nghề nghiệp/ việc làm hiện tại theo thành phần công nhân nhập cư và công nhân sở tại (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Do đó, có thể thấy rằng trong khi có sự dịch chuyển xã hội theo chiều ngang từ nông thôn ra thành thị đối với lao động trong các khu công nghiệp

thì phần lớn lại là dịch chuyển theo chiều ngang về chuyển đổi nghề nghiệp. Đồng thời, mối quan hệ hiện tại giữa học vấn và nghề nghiệp không có thay đổi đáng kể, do tỷ lệ lao động trong các ngành nghề đòi hỏi trình độ và kiến thức cao hơn vẫn nằm trong lực lượng lao động địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w