Đánh giá chất lượng đề cương nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 26 - 29)

1.2.3 .Vai trò của đề cương nghiên cứu khoa học

1.2.5. Đánh giá chất lượng đề cương nghiên cứu khoa học

Việc đánh giá đề cương nghiên cứu khoa học được đặt ra nhằm giải quyết vấn đề lựa chọn, xếp loại những đề cương đề xuất tốt, hoặc loại bỏ, yêu cầu đề xuất lại với các đề cương nghiên cứu chưa đạt yêu cầu.

Đây là công việc phải tiến hành ở hầu hết các cơ quan, đơn vị, nhà trường có chức năng nghiên cứu khoa học.

Qua nghiên cứu tài liệu của các cơ quan, đơn vị, nhà trường… có chức năng nghiên cứ khoa học, có thể thấy rõ:

- Thông thường, tại các trường học, việc đánh giá đề cương nghiên cứu khoa học của các tác giả (là luận văn của sinh viên, nghiên cứu sinh) được giao cho một hội đồng. Hội đồng sẽ đánh giá đề cương bằng cách nghe các tác giả trình bày đề cương, nếu đề cương đạt yêu cầu, hội đồng thống nhất thông qua bằng biên bản đồng ý. Nếu đề cương chưa đạt yêu cầu, hoặc cần bổ sung, sửa chữa, hội đồng sẽ có ý kiến trực tiếp với tác giả.

- Tại các cơ quan, đơn vị còn lại (mà hầu hết là các cơ quan, tổ chức của Nhà nước) có chức năng nghiên cứu khoa học, việc đánh giá đề cương nghiên cứu khoa học thực chất là việc xét duyệt các đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học. Việc đánh giá này cũng thường được giao cho một Hội đồng khoa học của đơn vị. Thông thường từ đầu năm, Hội đồng khoa học của đơn vị sẽ có thông báo gửi tới toàn nhân

viên của đơn vị hướng dẫn về việc đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học trong năm của đơn vị. Hướng dẫn nêu rõ các công việc cần thực hiện, thời gian gửi đề xuất và đặc biệt luôn kèm theo một mẫu đề xuất (mà thực chất đó chính là đề cương nghiên cứu khoa học của đơn vị - đã nêu ở phần trên). Căn cứ vào đề cương nghiên cứu khoa học của các tác giả, Thư ký Hội đồng khoa học tổng hợp các đề cương, thiết kế thành phiếu đánh giá đề cương. Hội đồng khoa học sẽ họp và từng thành viên hội đồng có ý kiến vào phiếu đánh giá của mình. Căn cứ vào các ý kiến của từng thành viên, Hội đồng sẽ quyết định những đề cương nào đạt yêu cầu, đồng ý cho tiến hành thực hiện, trình thủ trưởng cơ quan quyết định. Như vậy, tựu chung lại, việc đánh giá đề cương thực chất là việc từng thành viên tham gia đánh giá đề cương đồng ý hay không đồng ý cho thực hiện với đề cương đó. Nếu đồng ý có nghĩa là, đề xuất nghiên cứu khoa học của tác giả đó sẽ được tiến hành. Nếu không đồng ý, đề xuất đó sẽ phải dừng lại hoặc hoàn thiện và đề xuất lại.

- Như vậy, khâu mấu chốt của việc đánh giá đề cương được thiết kế thành Phiếu đánh giá đề cương (hoặc phiếu nhận xét, phiếu đồng ý…). Phiếu đánh giá đề cương được gửi cho từng thành viên, những người tham gia đánh giá đề cương, xét duyệt đề tài đăng ký. Phiếu đánh giá đề cương thường có 3 phần: Các thông tin chung thành viên (người đánh giá), thông tin về tác giả, thông tin về đề tài, phần đánh giá.

+ Với phần thông tin về đề tài: Phiếu đánh giá đề cương chỉ ghi tên đề tài, kết quả dự kiến. Còn bản đề cương nghiên cứu được đính kèm theo để người đánh giá xem xét.

+ Phần đánh giá: hướng dẫn ghi rõ là đồng ý hay không đồng ý.

Tóm lại: Đánh giá đề cương nghiên cứu khoa học là một vấn đề khó. Nhưng cái khó chính không phải là người đánh giá không nhận biết được đề cương có đạt hay không đạt mà chính là quy trình, cách thức đánh giá có đảm bảo khoa học, minh bạch hay không? Có đảm bảo sếp loại, cho điểm về tính cấp thiết của các đề tài hay không?

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.

1. Nghiên cứu khoa học là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học về một sự vật hoặc hiện tượng cần khám phá.

2. Đặc điểm quan trọng nhất của nghiên cứu khoa học sự tìm tòi những sự vật, hiện tượng mà khoa học chưa hề biết đến, chính vị vậy quá trình nghiên cứu khoa học luôn là quá trình hướng tới những phát hiện mới, sáng tạo mới và trong nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại như cũ những phát hiện hoặc sáng tạo mà các đồng nghiệp đi trước đã thực hiện.

3. Kế hoạch nghiên cứu khoa học là việc đề ra các nhiệm vụ rất cụ thể, đảm bảo mục tiêu nghiên cứu khoa học được hoàn thành một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

4. Đề cương nghiên cứu khoa học được coi là dàn ý, là cơ sở đề các tác giả, chủ nhiệm đề tài căn cứ vào đó thực hiện hiện đề tài. Đề cương nghiên cứu khoa học là một phần không thể thiếu của kế hoạch nghiên cứu khoa học. Đầu tư cho đề cương nghiên cứu khoa học là đầu tư hiệu quả nhất.

5. Đánh giá đề cương nghiên cứu khoa học là việc xem xét đánh giá về tý tưởng khoa học, tính mới, tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài nghiên cứu khoa học. Việc đánh giá đề cương nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học ở bất kỳ cơ quan, đơn vị nào.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC MẪU ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ VIỆC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỀ CƯƠNG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TỔNG CỤC DS-KHHGĐ

2.1. Công tác xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)