Kế hoạch nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 64)

BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

CÁC ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TT Tên đề tài nghiên cứu 1 2 3 4 5 6 7 Tổng cộng 1. Đề tài 1 78,0 79,0 77,0 77,5 78,0 75,5 76,0 541,0 2. Đề tài 2 78 78 77,5 76 74 74,5 80,5 538,5 3. Đề tài 3 82,5 85,5 84,0 84,5 84,5 82,5 84,0 587,5 Cộng 238,5 242,5 238,5 238,0 236,5 232,5 240,5

Qua bảng điểm tổng hợp có thể thấy rằng: Tuy cả 3 đề tài đều đã được Hội đồng đồng ý thực hiện, tuy nhiên, khi cho điểm từng nội dung thì đã làm nổi bật về điểm số (hay chất lượng) của đề tài thứ 3 với mức điểm tổng cộng là 587,5 điểm cao hơn hẳn điểm của đề tài 2 (538,5 điểm) và đề tài thứ 1 (541,0 điểm).

3.4.3. Hoàn thiện lại mẫu đề cương và đề xuất áp dụng thực tế

Qua các số liệu và ý kiến góp ý trực tiếp thu được trên đây, có thể kết luận: Mẫu đề cương mới nhận được sự đồng tình, hưởng ứng và đánh giá cao của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học của Tổng cục DS-KHHGĐ; Với các ý kiến góp ý cụ thể tác giả sẽ giải trình và tiếp thu để hoàn thiện mẫu đề cương.

- Vơi 3 ý kiến: Hoàn toàn đồng tình với mẫu đề cương, đề nghị sớm hoàn thiện đưa vào áp dụng thực tế.

Đây là ý kiến đồng tình, tiếp thu đưa vào khuyến nghị. - Với 2 ý kiến: Nhất trí với đề cương.

Đây là ý kiến đồng tình, tiếp thu đưa vào khuyến nghị.

- Với 2 ý kiến : Mẫu đề cương dài và đưa ra nhiều yêu cầu hơn so với trước đây, tuy nhiên, nhận thấy đây là việc cần thiết để các các vụ, đơn vị và cán bộ làm rõ vấn đề nghiên cứu khoa học định đề xuất.

- Với 2 ý kiến: Mục “kế hoạch nghiên cứu” đề nghị bảng tiến độ cần đưa thêm nội dung “phương thức thực hiện” với hướng dẫn là “tự thực hiện” hay “thuê khoán đơn vị khác ngoài Tổng cục DS-KHHGĐ”.

Nhận thấy ý kiến này chỉ phù hợp với các đề xuất không thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, còn với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, việc đề xuất là một chuyện, việc tổ chức thực hiện nghiên cứu ấy là một chuyện khác, không nhất thiết phải đưa vào trong mẫu đề cương nghiên cứu. Không tiếp thu.

- Với ý kiến: Đề nghị đưa thêm mục “Đối tượng nghiên cứu” vào trước mục “Phạm vi nghiên cứu”. Mục “Đối tượng nghiên cứu” sẽ giải thích rõ: Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát, đồng thời sẽ giúp mục “Phạm vi nghiên cứu” giải thích được rõ hơn.

Nhận thấy đây là một ý kiến đúng, đồng ý tiếp thu. Sẽ thiết kế thêm một mục “Đối tượng nghiên cứu” vào trước mục “Phạm vi nghiên cứu”.

(Chi tiết tại Mẫu đề cương nghiên cứu khoa học...” ở phần sau).

- Với ý kiến: Mục “Phạm vi nghiên cứu” cần viết cho rõ hơn, cần có ví dụ cụ thể hơn.

Nhận thấy đây là ý kiến đúng. Tiếp thu.

(Chi tiết tại Mẫu đề cương nghiên cứu khoa học...” ở phần sau).

- Với ý kiến: Mục “Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu” nên viết lại là “Mục đích, mục tiêu nghiên cứu”.

Nhận thấy việc xem xét về cả mục đích là không cần thiết, bởi mục đích thực chất đã được nhắc đến ở mục “Lý do chọn đề tài”. Không tiếp thu.

- Với ý kiến: Mục “Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu” nên tách thành 2 mục là “Mục tiêu nghiên cứu” và “Nhiệm vụ nghiên cứu”.

Nhận thấy “mục tiêu” và “nhiệm vụ” có tính logic cao, nên để trong một mục. Không tiếp thu.

- Với ý kiến: Mục “Lý do nghiên cứu” nên sửa lại là “Đặt vấn đề”.

Nhận thấy, việc đặt tên mục là “Lý do nghiên cứu” hợp lý hơn, nói đi trực tiếp vào vấn đề hơn. Không tiếp thu.

Nhận thấy, trong mẫu đề cương sau cụm từ “Lý do nghiên cứu” đã có mở ngoặc giải thích thêm là “Tính cấp thiết của đề tài”. Như vậy đã rất rõ. Không tiếp thu.

- Với ý kiến: Đề nghị các phần ví dụ trong mẫu đề cương nên viết chữ nghiêng để dễ nhận biết.

Tiếp thu. Chỉnh sửa mẫu đề cương cho phù hợp.

Toàn bộ các tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu đề cương. Xin được trình bày cụ thể:

MẪU ĐỀ CƯƠNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TỔNG CỤC DS-KHHGĐ 1. Tên đề tài:

- Đề tài khoa học là một vấn đề khoa học được xây dựng trên cơ sở phát hiện các mâu thuẫn trong lí thuyết hoặc trong thực tiễn, với kiến thức và kinh nghiệm đã có không thể giải thích được. Mâu thuẫn này gây cản trở trong nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn, các nhà khoa học tìm cách khám phá để giải thích nó;

- Tên đề tài nghiên cứu phải đáp ứng được các yêu cầu sau: + Ngắn gọn, khúc chiết nhưng chứa đựng đầy đủ thông tin; + Ngôn ngữ khoa học;

+ Phản ánh cô đọng và rõ ràng nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Trình bày tên đề tài ở trang bìa và trang phụ bìa của đề cương nghiên cứu.

2. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài)

- Cần nêu được đề tài nghiên cứu hoạt động nào, thuộc lĩnh vực nào và do cơ quan, đơn vị nào quản lý.

- Phải trả lời được câu hỏi tại sao chọn đề tài này? Câu hỏi này được trả lời trên cơ sở phát hiện các mâu thuẫn, thiếu sót của lý thuyết hay thực tế, cấp thiết phải giải quyết;

- Tính cấp thiết của đề tài cũng có thể lập luận bằng cách xác định tầm quan trọng các vấn đề ta vừa phát hiện. Giải quyết được các vấn đề này đem lại lợi ích thiết thực gì, ngược lại vấn đề không được giải quyết sẽ dẫn tới thiệt hại gì cho tương lai gần và tương lai xa;

Với hai cách đặt vấn đề như vậy làm nổi bật lên ý nghĩa của vấn đề khoa học và làm rõ tính cấp thiết phải giải quyết.

- Cụ thể, lý do nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau đây: + Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực nào?

+ Lĩnh vực đó thuộc cơ quan, đơn vị nào quản lý?

+ Các mâu thuẫn, thiếu sót của lý thuyết hay thực tế đối với vấn đề nghiên cứu?

+ Tầm quan quan trọng của vấn đề nghiên cứu?

+ Nếu không giải quyết được vấn đề sẽ dẫn tới thiệt hại gì cho tương lai gần và tương lai xa?

+ Nếu nghiên cứu thành công, giải quyết được vấn đề này sẽ mang lại lợi ích thiết thực gì?

- Lý do chọn đề tài cần viết tóm tắt và không quá 02 trang A4.

3. Lịch sử nghiên cứu

Cần nêu được vấn đề nghiên cứu đã được các tác giá khác nghiên cứu chưa, nghiên cứu đến mức độ nào, kết quả cụ thể ra sao.

Nếu lịch sử đã có các tác giả khác nghiên cứu thì nghiên cứu lần này sẽ kế thừa và khác gì so với các nghiên cứu trước.

Cụ thể, phần lịch sử nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi sau: - Liệt kê các nghiên cứu của các tác giả khác về vấn đề nghiên cứu;

- Lựa chọn một vài nghiên cứu (nếu có) có vấn đến đề nghiên cứu gần nhất với nghiên cứu của tác giả. Với các nghiên cứu này, cần nêu tên đề tài, tác giả, tóm tắt kết quả, nêu rõ những hạn chế, những vấn đề mà đề tài nghiên cứu lần này đưa ra giải quyết.

4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Cần nêu rõ mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu phải nhỏ hơn hay thuộc độ bao phủ của tên đề tài. Nói cách khác, nội dung mà tên đề tài đề cập đến phải bao trùm mục tiêu đề tài.

Nếu mục tiêu nghiên cứu gồm nhiều vấn đề thì có thể viết dưới dạng một mục tiêu tổng quát và nhiều mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu tổng quát phải bao trùm các mục tiêu cụ thể, các mục tiêu cụ thể là điều kiện cần và đủ để đạt được mục tiêu tổng quát.

Cụ thể:

- Mục tiêu tổng quát: Là mục đích, kết quả mà đề tài nghiên cứu hướng tới, mong muốn.

- Mục tiêu cụ thể: Là các mục tiêu nhỏ hơn để cấu thành mục tiêu tổng quát. Mỗi mục tiêu cụ thể phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Rõ ràng về vấn đề nào, ở đâu, khi nào và như thế nào thì nó sẽ được thay đổi;

+ Có thể định lượng được; + Có thể đạt được;

+ Thể hiện rõ mức độ thay đổi;

+ Nêu rõ được những cột mốc thời gian cụ thể được hoàn thành. - Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu là bước cụ thể hóa các công việc, hoạt động cần tiến hành của tác giả đề tài nhằm đạt được mục tiêu.

Với mỗi mục tiêu cụ thể, đều cần có ít nhất một nhiệm vụ để giúp đạt được kết quả. Chính vì vậy, số lượng nhiệm vụ luôn nhiều hơn hoặc bằng mục tiêu.

Với những đề tài nghiên cứu có số lượng nhiệm vụ nhiều, thì các nhiệm vụ lên đặt tên và đánh số thứ tự.

Nhiệm vụ nghiên cứu là các công việc lớn về nội dung mà đề tài cần phải thực hiện. Việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu còn tuỳ thuộc vào từng đề tài cụ thể. Tuy nhiên, một đề tài nghiên cứu cần phải xác định được những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

+ Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu; + Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu;

+ Xây dựng được các giải pháp, biện pháp, phương pháp, quy trình,…để đạt được mục tiêu nghiên cứu;

+ Tổ chức thực nghiệm nhằm khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của các giải pháp, biện pháp, phương pháp hoặc quy trình,…đã đề ra và để chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu.

5. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Cần phân biệt Đối tượng nghiên cứu với Khách thể nghiên cứu và Đối tượng khảo sát.

Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời.

Đối tượng khảo sát là một bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét. Không bao giờ người nghiên cứu có thể đủ quỹ thời gian và kinh phí để khảo sát trên toàn bộ khách thể.

Một Khách thể nghiên cứu hoặc một Đối tượng khảo sát có thể phục vụ cho nhiều Đối tượng nghiên cứu khác nhau.

6. Phạm vi nghiên cứu:

Xác định phần giới hạn của nghiên cứu liên quan đến đối tượng khảo sát và nội dung nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu bao gồm những giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát, giới hạn quỹ thời gian để tiến hành nghiên cứu và giới hạn quy mô nội dung được xử lý. Cơ sở đề xác định phạm vi nghiên cứu có thể là: Một bộ phận đủ mang tính đại diện của đối tượng nghiên cứu; Quỹ thời gian đủ để hoàn tất công trình nghiên cứu; Khả năng được hỗ trợ về kinh phí, phương tiện thiết bị thí Khả năng được hỗ trợ về kinh phí, phương tiện thiết bị thí nghiệm đảm bảo thực hiện các nội dung nghiên cứu.

- Giới hạn về nội dung: Chỉ rõ trong các nội dung của vấn đề thì đề tài sẽ đi sâu vào giải quyết vấn đề gì, nội dung cụ thể nào. Đồng thời cũng chỉ rõ, những vấn đề nào, nội dung nào sẽ được giải quyết sau, không đề cập trong đề tài này. Đây là việc làm cần thiết để đảm bộ độ chặt chẽ của đề tài, không chỉ giúp tác giả đi sâu

nghiên cứu vấn đề đặt ra của đề tài mà còn giúp người xét duyệt đề tài, người đọc nắm bắt được giới hạn về nội dung của đề tài.

- Giới hạn về thời gian, không gian: Chỉ rõ đề tài sẽ nghiên cứu vấn đề trong thời gian cụ thể nào. Cần liệt kê cụ thể thời gian bắt đầu và kết thúc của các vấn đề nghiên cứu. Cần phân biệt thời gian tác giả tiến hành nghiên cứu và thời gian mà vấn đề nghiên cứu sảy ra.

Ví dụ: Nghiên cứu để tìm hiểu về nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Hưng Yên: Tác giả tiến hành nghiên cứu trong năm 2014, nhưng khảo sát các các đối tượng sinh con thứ 3 trong thời gian năm 2013. Như vậy, giới hạn về thời gian là năm 2013.

7. Mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát là tập hợp các đơn vị cấu thành vấn đề nghiên cứu mà tác giả cần khảo sát. Một mẫu khảo sát có thể gồm nhiều mẫu nhỏ cấu thành. Chính vì vậy, một đề tài nghiên cứu có thể có một số mẫu khảo sát.

Mẫu khảo sát cần đạt được: + Là vấn đề nào, ở đâu, khi nào; + Có thể định lượng được;

+ Nêu rõ được những cột mốc thời gian cụ thể.

Ví dụ: Vấn đề cần nghiên cứu là tìm hiểu nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn tại một xã Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang.

Thì mẫu khảo sát có thể gồm:

+ Toàn bộ các cặp vợ chồng mang thai ngoài ý muốn của xã Tân Trào trong 5 năm 2010-2014 (70 người)

+ Toàn bộ đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGĐ, Y tá thôn, bản của xã (30 người);

8. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu là vấn đề nghiên cứu được nêu thành câu hỏi. Là một cách nêu vấn đề nghiên cứu dưới dạng nghi vấn và việc trả lời câu hỏi đó chính là việc đặt ra các vấn đề, nhiệm vụ, công việc để tác giả tiến hành nghiên cứu, đưa ra được kết quả nghiên cứu, đạt được mục tiêu của nghiên cứu.

Một đề tài nghiên cứu của Tổng cục DS-KHHGĐ cần được thiết kế gồm 2 phần, câu hỏi chủ đạo và các câu hỏi cục thể.

- Câu hỏi chủ đạo:

Câu hỏi chủ đạo là việc đặt câu hỏi mang tính khái quát. Câu hỏi chủ đạo chỉ được là một câu, tóm lược toàn bộ nội dung chính của vấn đề nghiên cứu. Trong hầu hết các trường hợp, câu hỏi chủ đạo được thiết kế để câu trả lời của nó hướng tới mục tiêu tổng quát của nghiên cứu.

Ví dụ: Vấn đề nghiên cứu là nguyên nhân của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Hưng Yên. Thì câu hỏi chủ đạo sẽ là: Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Hưng Yên?

- Các câu hỏi cụ thể:

Từ câu hỏi chủ đạo, sẽ đặt ra một loại câu hỏi tiếp theo, và trong đề cương này ta gọi là các câu hỏi cụ thể.

Các câu hỏi cụ thể đều và phải hướng tới câu hỏi chủ đạo, hay nói cách khác, việc đặt ra các câu hỏi cụ thể chính là để làm rõ các câu hơn, cụ thể hơn câu hỏi chủ đạo.

Các câu hỏi cụ thể nên thiết kế dưới dạng các câu đơn và câu trả lời cũng nên là câu đơn.

Ví dụ: Với câu hỏi chủ đạo là: “Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Hưng Yên?” thì chúng ta có một số câu hỏi cụ thể sau:

+ Vì sao các cặp vợ chồng lại lựa chọn giới tính thai nhi?

+ Vì sao việc lựa chọn giới tính thai nhi lại có thể thực hiện được? + Vì sao việc lựa chọn giới tính thai nhi không được ngăn chặn hiệu quả? + Vì sao tình trạng mất cân bằng giới tính thai nhi chỉ xuất hiện khi chúng ta thực hiện chính sách hạn chế mức sinh?

9. Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết nghiên cứu là một kết luận giả định, hay một dự đoán mang tính xác suất về bản chất, các mối liên hệ và nguyên nhân của sự vật hiện tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 64)