Tiêu chí, thang điểm đánh giá đề cương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 51 - 55)

1.2.3 .Vai trò của đề cương nghiên cứu khoa học

3.3. Tiêu chí, thang điểm đánh giá đề cương

Từ thực tế, việc đánh giá đề cương của Tổng cục DS-KHHGĐ đều mang tính định tính, chỉ có 2 mức đạt đề nghị thực hiện (đạt) và đề nghị không thực hiện (không đạt). Tác giả xin đề xuất việc đánh giá cụ thể với đề cương và với từng nội dung của đề cương như sau:

3.3.1. Đánh giá đạt hoặc không đạt.

Với mỗi đề cương sẽ được từng thành viên đánh giá là “đạt” hoặc “không đạt”. Đây là kế thừa việc đánh giá như trước đây.

3.3.2. Cho điểm đối với các đề cương được đánh giá “đạt”.

Với các đề cương khi đã bị hội đồng đánh giá là “không đạt” sẽ bị loại ngay, không đánh giá, cho điểm.

Với các đề cương được đánh giá là “đạt” sẽ tiến hành đánh giá thêm một bước nữa. Cụ thể: lập một bảng điểm đối với tất cả các mục cùa đề cương nghiên cứu. Tất cả các mục đều được đánh giá theo thang điểm 10. Tuy nhiên, riêng 2 mục “lý do chọn đề tài” và “câu hỏi nghiên cứu” được nhân hệ số 2.

- Cho điểm với từng nội dung của Đề cương nghiên cứu Bảng 3.2.

BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Với mục đích đánh giá, cho điểm với các bản đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ trong năm ...

Xin gửi tới quý thành viên bảng đánh giá, cho điểm đối với đề tài: - Tên đề tài: ...

... - Tên tác giả: ...

TT Nội dung Điểm Ghi chú

1. Tên đề tài

2. Lý do chọn đề tài 3. Lịch sử nghiên cứu

4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu

6. Mẫu khảo sát 7. Câu hỏi nghiên cứu 8. Giả thuyết nghiên cứu 9. Phương pháp nghiên cứu 10. Dự kiến cấu trúc đề tài 11. Kế hoạch nghiên cứu

Tổng cộng

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ... Thành viên hội đồng

Với việc cho điểm theo bảng điểm trên đây, mỗi thành viên hội đồng (người đánh giá) sẽ căn cứ vào nội dung của đề cương nghiên cứu để cho điểm với từng nội dung nhỏ của đề cương. Điều này sẽ tạo sức ép với cả tác giả (người đề xuất đề cương) với cả người đánh giá đề cương.

Nếu đánh giá riêng lẻ từng đề cương thì việc đánh giá, cho điểm có thể đơn đơn giản. Tuy nhiên, khi cần lựa chọn lấy một số đề tài trong nhiều đề tài, đặc biệt với những đề tài có nội dung gần nhau (cá biệt là giống nhau) thì việc xem xét, đánh giá, cho điểm sẽ đòi hỏi ở người đánh giá tinh thần làm việc nghiêm túc, công tâm hơn rất nhiều. Điều đó là đương nhiên, bởi giả sử 2 tác giả cùng đề xuất một đề tài, tuy nhiên, không thể đồng ý với cả 2 đề tài, mà cần phải lựa chọn một đề tài có sự chuẩn bị tốt hơn, đặt ra các vấn đề rõ ràng hơn.

- Tổng hợp điểm của từng Đề cương nghiên cứu

Trên cơ sở điểm của từng thành viên hội đồng, thư ký hội đồng sẽ tổng hợp điểm, lập bảng điểm của từng đề xuất nghiên cứu khoa học và bảng điểm của tất cả các đề xuất. Cụ thể:

Bảng 3.3.

BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Tên đề tài: ... ... - Tên tác giả: ... ... TT Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 Ghi chú 1. Tên đề tài 2. Lý do chọn đề tài 3. Lịch sử nghiên cứu 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Mẫu khảo sát 7. Câu hỏi nghiên cứu 8. Giả thuyết nghiên cứu 9. Phương pháp nghiên cứu 10. Dự kiến cấu trúc đề tài 11. Kế hoạch nghiên cứu

Tổng cộng

Để đảm bảo việc đánh giá, cho điểm được công bằng, tránh các trường hợp điểm của các thành viên hội đồng có sự chênh lệch quá lớn, đề xuất đặt ra quy định: Điểm của thành viên hội đồng nào (với nội dung nào) vượt quá điểm trung bình của tất cả các thành viên, thì điểm của thành viên hội đồng đó sẽ được thanh bằng điểm trung bình của tất cả các thành viên.

- Tổng hợp điểm của toàn bộ các Đề cương nghiên cứu

Trên cơ sở điểm của từng đề xuất nghiên cứu khoa học, thư ký hội đồng sẽ tổng hợp điểm, lập bảng điểm của tất cả các đề xuất nghiên cứu khoa học để trình Hội đồng xem xét, phê duyệt. Cụ thể:

Bảng 3.4.

BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

CÁC ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TT Tên đề tài nghiên cứu

1 2 3 4 5 6 7 Tổng cộng Đề tài thứ 1: ... Đề tài thứ 2: ... Đề tài thứ 3: ... Đề tài thứ 4: ... Đề tài thứ n : ...

Để đảm bảo việc đánh giá, cho điểm được công bằng, tránh các trường hợp điểm của các thành viên hội đồng có sự chênh lệch quá lớn, đề xuất đặt ra quy định: Điểm của thành viên hội đồng nào (với đề tài nào) vượt quá điểm trung bình của tất cả các thành viên, thì điểm của thành viên hội đồng đó sẽ được thanh bằng điểm trung bình của tất cả các thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 51 - 55)