Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 44 - 50)

1.2.3 .Vai trò của đề cương nghiên cứu khoa học

3.2. Nội dung mẫu đề cương

3.2.2. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài)

- Cần nêu được đề tài nghiên cứu hoạt động nào, thuộc lĩnh vực nào và do cơ quan, đơn vị nào quản lý.

- Phải trả lời được câu hỏi tại sao chọn đề tài này? Câu hỏi này được trả lời trên cơ sở phát hiện các mâu thuẫn, thiếu sót của lý thuyết hay thực tế, cấp thiết phải giải quyết;

- Tính cấp thiết của đề tài cũng có thể lập luận bằng cách xác định tầm quan trọng các vấn đề ta vừa phát hiện. Giải quyết được các vấn đề này đem lại lợi ích thiết thực gì, ngược lại vấn đề không được giải quyết sẽ dẫn tới thiệt hại gì cho tương lai gần và tương lai xa;

Với hai cách đặt vấn đề như vậy làm nổi bật lên ý nghĩa của vấn đề khoa học và làm rõ tính cấp thiết phải giải quyết.

- Lý do chọn đề tài cần viết tóm tắt và không quá 01 trang A4. - Cụ thể, lý do nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau đây: + Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực nào?

+ Lĩnh vực đó thuộc cơ quan, đơn vị nào quản lý?

+ Các mâu thuẫn, thiếu sót của lý thuyết hay thực tế đối với vấn đề nghiên cứu? + Tầm quan quan trọng của vấn đề nghiên cứu?

+ Nếu không giải quyết được vấn đề sẽ dẫn tới thiệt hại gì cho tương lai gần và tương lai xa?

+ Nếu nghiên cứu thành công, giải quyết được vấn đề này sẽ mang lại lợi ích thiết thực gì?

3.2.3. Lịch sử nghiên cứu

Cần nêu được vấn đề nghiên cứu đã được các tác giá khác nghiên cứu chưa, nghiên cứu đến mức độ nào, kết quả cụ thể ra sao.

Nếu lịch sử đã có các tác giả khác nghiên cứu thì nghiên cứu lần này sẽ kế thừa và khác gì so với các nghiên cứu trước.

Cụ thể, phần lịch sử nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi sau: - Liệt kê các nghiên cứu của các tác giả khác về vấn đề nghiên cứu;

- Lựa chọn một vài nghiên cứu (nếu có) có vấn đến đề nghiên cứu gần nhất với nghiên cứu của tác giả. Với các nghiên cứu này, cần nêu tên đề tài, tác giả, tóm tắt kết quả, nêu rõ những hạn chế, những vấn đề mà đề tài nghiên cứu lần này đưa ra giải quyết.

3.2.4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Cần nêu rõ mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu phải nhỏ hơn hay thuộc độ bao phủ của tên đề tài. Nói cách khác, nội dung mà tên đề tài đề cập đến phải bao trùm mục tiêu đề tài.

Nếu mục tiêu nghiên cứu gồm nhiều vấn đề thì có thể viết dưới dạng một mục tiêu tổng quát và nhiều mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu tổng quát phải bao trùm các mục tiêu cụ thể, các mục tiêu cụ thể là điều kiện cần và đủ để đạt được mục tiêu tổng quát.

Cụ thể:

- Mục tiêu tổng quát: Là mục đích, kết quả mà đề tài nghiên cứu hướng tới, mong muốn.

- Mục tiêu cụ thể: Là các mục tiêu nhỏ hơn để cấu thành mục tiêu tổng quát. Mỗi mục tiêu cụ thể phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Rõ ràng về vấn đề nào, ở đâu, khi nào và như thế nào thì nó sẽ được thay đổi;

+ Có thể định lượng được; + Có thể đạt được;

+ Nêu rõ được những cột mốc thời gian cụ thể được hoàn thành.

- Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu là bước cụ thể hóa các công việc, hoạt động cần tiến hành của tác giả đề tài nhằm đạt được mục tiêu.

Với mỗi mục tiêu cụ thể, đều cần có ít nhất một nhiệm vụ để giúp đạt được kết quả. Chính vì vậy, số lượng nhiệm vụ luôn nhiều hơn hoặc bằng mục tiêu.

Với những đề tài nghiên cứu có số lượng nhiệm vụ nhiều, thì các nhiệm vụ lên đặt tên và đánh số thứ tự.

Nhiệm vụ nghiên cứu là các công việc lớn về nội dung mà đề tài cần phải thực hiện. Việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu còn tuỳ thuộc vào từng đề tài cụ thể. Tuy nhiên, một đề tài nghiên cứu cần phải xác định được những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

+ Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu; + Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu;

+ Xây dựng được các giải pháp, biện pháp, phương pháp, quy trình,…để đạt được mục tiêu nghiên cứu;

+ Tổ chức thực nghiệm nhằm khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của các giải pháp, biện pháp, phương pháp hoặc quy trình,…đã đề ra và để chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu.

3.2.5. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu nhằm chỉ rõ việc giới hạn nội dung và thời gian của vấn đề nghiên cứu

- Giới hạn về nội dung: Chỉ rõ trong các nội dung của vấn đề thì đề tài sẽ đi sâu vào giải quyết vấn đề gì, nội dung cụ thể nào. Đồng thời cũng chỉ rõ, những vấn đề nào, nội dung nào sẽ được giải quyết sau, không đề cập trong đề tài này. Đây là việc làm cần thiết để đảm bộ độ chặt chẽ của đề tài, không chỉ giúp tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề đặt ra của đề tài mà còn giúp người xét duyệt đề tài, người đọc nắm bắt được giới hạn về nội dung của đề tài.

- Giới hạn về thời gian, không gian: Chỉ rõ đề tài sẽ nghiên cứu vấn đề trong thời gian cụ thể nào. Cần liệt kê cụ thể thời gian bắt đầu và kết thúc của các vấn đề

nghiên cứu. Cần phân biệt thời gian tác giả tiến hành nghiên cứu và thời gian mà vấn đề nghiên cứu sảy ra. Ví dụ: Nghiên cứu để tìm hiểu về nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Hưng Yên: Tác giả tiến hành nghiên cứu trong năm 2014, nhưng khảo sát các các đối tượng sinh con thứ 3 trong thời gian năm 2013. Như vậy, giới hạn về thời gian là năm 2013.

3.2.6. Mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát là tập hợp các đơn vị cấu thành vấn đề nghiên cứu mà tác giả cần khảo sát. Một mẫu khảo sát có thể gồm nhiều mẫu nhỏ cấu thành. Chính vì vậy, một đề tài nghiên cứu có thể có một số mẫu khảo sát.

Mẫu khảo sát cần đạt được: + Là vấn đề nào, ở đâu, khi nào; + Có thể định lượng được;

+ Nêu rõ được những cột mốc thời gian cụ thể.

Ví dụ: Vấn đề cần nghiên cứu là tìm hiểu nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn tại một xã Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang.

Thì mẫu khảo sát có thể gồm:

+ Toàn bộ các cặp vợ chồng mang thai ngoài ý muốn của xã Tân Trào trong 5 năm 2010-2014 (70 người)

+ Toàn bộ đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGĐ, Y tá thôn, bản của xã (30 người);

3.2.7. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu là vấn đề nghiên cứu được nêu thành câu hỏi. Là một cách nêu vấn đề nghiên cứu dưới dạng nghi vấn và việc trả lời câu hỏi đó chính là việc đặt ra các vấn đề, nhiệm vụ, công việc để tác giả tiến hành nghiên cứu, đưa ra được kết quả nghiên cứu, đạt được mục tiêu của nghiên cứu.

Một đề tài nghiên cứu của Tổng cục DS-KHHGĐ cần được thiết kế gồm 2 phần, câu hỏi chủ đạo và các câu hỏi cục thể.

- Câu hỏi chủ đạo:

Câu hỏi chủ đạo là việc đặt câu hỏi mang tính khái quát. Câu hỏi chủ đạo chỉ được là một câu, tóm lược toàn bộ nội dung chính của vấn đề nghiên cứu. Trong

hầu hết các trường hợp, câu hỏi chủ đạo được thiết kế để câu trả lời của nó hướng tới mục tiêu tổng quát của nghiên cứu.

Ví dụ: Vấn đề nghiên cứu là nguyên nhân của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Hưng Yên. Thì câu hỏi chủ đạo sẽ là: Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Hưng Yên?

- Các câu hỏi cụ thể:

Từ câu hỏi chủ đạo, sẽ đặt ra một loại câu hỏi tiếp theo, và trong đề cương này ta gọi là các câu hỏi cụ thể.

Các câu hỏi cụ thể đều và phải hướng tới câu hỏi chủ đạo, hay nói cách khác, việc đặt ra các câu hỏi cụ thể chính là để làm rõ các câu hơn, cụ thể hơn câu hỏi chủ đạo.

Các câu hỏi cụ thể nên thiết kế dưới dạng các câu đơn và câu trả lời cũng nên là câu đơn.

Ví dụ: Với câu hỏi chủ đạo là: “Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Hưng Yên?” thì chúng ta có một số câu hỏi cụ thể sau:

+ Vì sao các cặp vợ chồng lại lựa chọn giới tính thai nhi?

+ Vì sao việc lựa chọn giới tính thai nhi lại có thể thực hiện được? + Vì sao việc lựa chọn giới tính thai nhi không được ngăn chặn hiệu quả? + Vì sao tình trạng mất cân bằng giới tính thai nhi chỉ xuất hiện khi chúng ta thực hiện chính sách hạn chế mức sinh?

3.2.8. Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết nghiên cứu là một kết luận giả định, hay một dự đoán mang tính xác suất về bản chất, các mối liên hệ và nguyên nhân của sự vật hiện tượng.

- Nêu giả thuyết khoa học phải thoả mãn các yêu cầu sau: + Có căn cứ về mặt khoa học;

+ Có khả năng giải thích phạm vi khá rộng các hiện tượng; + Phải kiểm nghiệm được;

- Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời sơ bộ của câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu gồm câu hỏi chủ đạo và các luận điểm cụ thể, do vậy, giả thuyết nghiên cứu cũng bao gồm giả thuyết chủ đạo và các luận điểm cụ thể.

- Giả thuyết chủ đạo là câu trả lời sơ bộ của câu hỏi tổng quát (trong mục câu hỏi nghiên cứu).

Ví dụ: Với câu hỏi chủ đạo là: “Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Hưng Yên?”, thì giả thuyết chủ đạo sẽ là: “Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Hưng Yên có nguyên nhân cơ bản là các cặp vợ chồng đã tiến hành việc lựa chọn giới tính thai nhi dựa trên sự lơi lỏng của phát luật và trợ giúp của các cơ sở y tế”.

- Tương tự, các luận điểm cụ thể là các câu trả lời của các câu hỏi cụ thể (trong mục câu hỏi nghiên cứu).

Ví dụ:

- Với câu hỏi cụ thể: “Vì sao các cặp vợ chồng lại lựa chọn giới tính thai nhi?”, thì luận điểm cụ thể là: “các cặp vợ chồng lại lựa chọn giới tính thai nhi vì tư tưởng trọng nam, khinh nữ đã bám rễ lâu đời trong văn hóa Việt Nam”.

- Với câu hỏi cụ thể là: “Vì sao việc lựa chọn giới tính thai nhi lại có thể thực hiện được?”, thì luận điểm cụ thể là: “việc lựa chọn giới tính thai nhi có thể thực hiện được bởi dịch vụ xác định giới tính thai nhi, phá thai luôn sẵn sàng phục vụ”.

- Với câu hỏi cụ thể: “Vì sao việc lựa chọn giới tính thai nhi không được ngăn chặn hiệu quả?”, thì luận điểm cụ thể là: “việc lựa chọn giới tính thai nhi không được ngăn chặn hiệu quả là do công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm tiết lộ giới tính thai nhi và phá thai vì giới tính của các cơ sở y tế tư nhân chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả”.

- Với câu hỏi cụ thể: “Vì sao tình trạng mất cân bằng giới tính thai nhi chỉ xuất hiện khi chúng ta thực hiện chính sách hạn chế mức sinh?”, thì luận điểm cụ thể là: “khi thực hiện chính sách hạn chế mức sinh, người dân chỉ được phép sinh 2 con, sẽ dẫn tới lựa chọn để đảm bảo trong hai con đó có một con là trai”.

3.2.9. Phương pháp nghiên cứu

- Lựa chọn và mô tả ngắn gọn các phương pháp nghiên cứu sẽ dùng để thực hiện đề tài;

- Trình bày phương pháp nghiên cứu phải đảm bảo hai yêu cầu quan trọng: + Các PPNC được lựa chọn phải phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra; + Các PPNC phải được trình bày về cách vận dụng cụ thể trong đề tài. Tránh dừng lại ở việc chỉ nêu tên phương pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 44 - 50)