Quan điểm, nguyên tắc về việc xây dựng mẫu đề cương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 42 - 43)

1.2.3 .Vai trò của đề cương nghiên cứu khoa học

3.1. Quan điểm, nguyên tắc về việc xây dựng mẫu đề cương

3.1.1. Chỉ sử dụng một mẫu đề cương duy nhất.

Nhằm khắc phục hạn chế việc mỗi tác giả tự sử dụng một mẫu đề cương của chuyên ngành, của trường đại học đã từng học.

Như vậy, Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ xây dựng và ban hành một mẫu đề cương duy nhất. Mẫu đề cương này sẽ công công bố công khai ngay từ đầu năm để toàn thể cán bộ, công chức, những ai quan tâm tới việc nghiên cứu khoa học đều có thể có được và xây dựng các đề xuất nghiên cứu khoa học của riêng mình.

3.1.2. Có sự kế thừa các mẫu đề cương đang sử dụng và thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế định của Bộ Y tế

Việc xây dựng đề cương phải đảm bảo có đủ các mục, các nội dung đã được quy định tại các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế

Tổng cục DS-KHHGĐ là cơ quan của Bộ Y tế, vì vậy yêu cầu bắt buộc đó là phải thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế (đã nêu rõ tại chương 2. Do vậy, toàn bộ các yêu cầu của Bộ Y tế phải được thiết kế trong các nội dung của đề cương, đảm bảo công tác tổng hợp cuối cùng của Tổng cục DS-KHHGĐ trình Bộ Y tế được thuận lợi, đủ thông tin.

Mẫu đề cương đề xuất cũng cần kế thừa các mẫu đề cương trước đây, đảm bảo không tạo ra sự thay đổi quá lớn và phức tạp, mà chỉ tạo điều kiện cho các tác giả trình bày được các vấn đề chính, cốt lõi của đề tài.

3.1.3. Dung hòa được tốt nhất các yêu cầu cần có của một đề cương đối với các chuyên ngành khác nhau chuyên ngành khác nhau

Đề cương đề xuất cần đảm bảo rằng không thiên vị, không đi theo lối mòn của bất cứ ngành nghề nào. Điều đó có nghĩa là, tác giả của bất cứ ngành nghề nào, được đào tạo từ bất cứ trường đại học nào, theo chuyên ngành nào cũng có thể tiếp cận, hiểu và áp dụng được mẫu đề cương.

3.1.4. Có thang điểm đánh giá đối với từng mục, nội dung của đề cương

Với mỗi một nội dung của đề cương đều cần được xây dựng tiêu chí để đánh giá, lượng hóa, cho điểm được.

Việc lượng hóa, cho điểm được áp dụng một thang điểm thống nhất, đảm bảo các thành viên hội đồng có cùng cách hiểu, đánh giá

3.1.5. Đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng

Từ ngữ của mẫu đề cương cần đơn giản, dễ hiểu, cố gắng tránh dùng các từ ngữ chuyên ngành sâu.

Mẫu đề cương được thiết kế dưới dạng một dàn ý gồm các mục hoặc các câu hỏi đồng thời yêu cầu tác giả hoàn thiện hoặc trả lời các câu hỏi.

Với từng mục, từng câu hỏi, mẫu đề cương cũng yêu cầu số dòng, chữ tối đa và có ví dụ cụ thể.

3.1.6. Có sự tham gia, góp ý kiến của đội ngũ cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học

Mẫu đề cương sau khi thiết kế sẽ được gửi xin ý kiến của đội ngũ cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học bao gồm một số tác giả và một số cá nhân đã từng tham gia hội đồng xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học của Tổng cục DS-KHHGĐ;

Việc gửi xin ý kiến nhằm đảm bảo mẫu đề cương là phù hợp, giúp các tác giả thể hiện được rõ nhất ý tưởng khoa học của đề tài, đồng thời giúp các thành viên hội đồng khoa học của Tổng cục DS-KHHGĐ có thể hiểu được rõ nhất về các đề tài, có thể đánh giá, cho điểm chính xác

Để việc đóng góp ý kiến được thuận lợi nhất, việc đóng góp ý kiến sẽ được tiến hành dưới dạng các bảng hỏi và được gửi tới những người góp ý.

3.1.7. Phải được thực nghiệm.

Để đảm bảo sự khách quan, cũng như đánh giá được tính phù hợp và hiệu quả của mẫu đề cương đề xuất, mẫu đề cương sẽ được gửi tới một số tác giả để áp dụng thực tế trong việc đề xuất đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 42 - 43)