1.2.3 .Vai trò của đề cương nghiên cứu khoa học
2.1.1. Quy định về việc xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học của
Theo Thông tư số 37/2010 – BYT ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ y tế quy định về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm có nêu rõ:
“ - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế là vấn đề khoa học, công nghệ cần được nghiên cứu để nắm được bản chất, nguyên lý, tìm ra giải pháp, tạo ra kỹ thuật, công nghệ nhằm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, được Hội đồng khoa học công nghệ cấp Bộ tư vấn xác định, tuyển chọn và lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt theo quy định tại Thông tư này.
- Tư vấn xác định đề tài nghiên cứu là việc xác định tên, mục tiêu chính và kết quả dự kiến đạt được của đề tài.”.
Như vậy, Thông tư này chính là điều kiện pháp lý và là cơ sở khoa học dẫn dắt cho công tác xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học. Thông tư cũng xác định rõ các nguyên tắc xác định đề tài nghiên cứu như Điều 3 và những yêu cầu cần phải đạt được của một đề tài như Điều 5 đã viết:
“Điều 3: Nguyên tắc xác định đề tài nghiên cứu
1. Các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm được xác định dựa trên:
a) Chiến lược, Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình hành động và kế hoạch phát triển ngành y tế;
b) Được đề xuất từ hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất, dịch vụ, quản lý của các tổ chức và cá nhân; từ chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ, ngành khác hoặc từ các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ trong lĩnh vực sức khỏe.
c) Ưu tiên thực hiện các đề tài, một nhóm đề tài giải quyết được một vấn đề có giá trị kinh tế xã hội hoặc nâng cao trình độ khoa học công nghệ của ngành y tế.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế xác định các đề tài của ngành y tế trên cơ sở Hội đồng khoa học công nghệ tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế bằng Biên bản họp hội đồng được quy định tại Điều 9 của Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Y tế trực tiếp xác định đề tài.”.
“Điều 5. Yêu cầu đối với đề tài
1. Giá trị thực tiễn: đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển của ngành y tế hoặc các lĩnh vực văn hóa, xã hội có liên quan đến sức khỏe.
2. Giá trị khoa học:
a) Giải quyết được những vấn đề khoa học, công nghệ mới ở mức tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực hoặc thế giới
b) Tổng kết những quy luật tự nhiên, văn hóa xã hội có liên quan đến sức khỏe. c) Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của ngành y tế. 3. Tính khả thi: bảo đảm đủ nguồn lực để giải quyết được vấn đề nghiên cứu.”. Theo đó, khi Tổng cục DS – KHHGĐ vận dụng Thông tư này trong việc triển khai nghiên cứu thì trước khi xác định nghiên cứu các nhà nghiên cứu đã có cơ sở rõ được quy định về các nguyên tắc và yêu cầu. Song, trên thực tế cùng có chung định hướng nhưng các nhà nghiên cứu lại có những cách lập luận khác nhau và khung đề cương nghiên cứu cũng khác nhau, thậm chí không đi theo định hướng. Điều đó chứng tỏ sự lúng túng trong việc đi theo một khuôn mẫu hay cũng do đặc thù của tên đề tài triển khai mà không đi theo đúng hướng được. Chính vì vậy, việc chuẩn hoá các đề cương nghiên cứu là hết sức cần thiết trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu.
- Hàng năm Tổng cục đều yêu cầu các cá nhân, tập thể đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học phải gửi đề cương nghiên cứu
Nói chung, không có những quy tắc tuyệt đối trong phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu khoa học. Các quy tắc này có thể thay đổi tuỳ chuyên ngành, tuỳ cấp độ nghiên cứu cũng như tuỳ người hướng dẫn hoặc chịu trách nhiệm khoa học của đề tài. Mỗi nhà khoa học lại chịu những áp lực hành
chính, quy định chuyên môn và thói quen nghiên cứu trong đơn vị và chuyên ngành của mình.Vì vậy, mặc dù đã có quy định gửi đề cương nghiên cứu nhưng các mẫu nghiên cứu lại có đặc thù khác nhau.
- Trong các văn bản hướng dẫn Tổng cục chỉ yêu cầu phải làm rõ 8 mục chính: + Tên tác giả
+ Tên cơ quan chủ quản + Tên đề tài nghiên cứu
+ Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu + Đối tượng tác động
+ Sản phẩm đầu ra + Thời gian thực hiện + Dự kiến kinh phí
- Các tác giả, đơn vị, tùy lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tùy vào thói quen và chuyên ngành được đào tạo, sẽ sử dụng mẫu đề cương nghiên cứu khoa học khác nhau để xây dựng đề cương và chi tiết hóa 8 nội dung mà Tổng cục yêu cầu.
- Có thể thấy rõ điều này qua các mẫu đề cương của một số đơn vị qua các ví dụ sau:
+ Ngày 18/3/2013, Vụ truyền thông giáo dục đã có công văn số 66/TTGD về việc đăng ký đề tài khoa học cấp Bộ năm 2013. Công văn này phúc đáp công văn số 41/TCCB ngày 04/3/2013 về việc đăng ký đề tài cấp Bộ năm 2013. Vụ truyền thông – Giáo dục đăng ký những đề tài sau:
Đề tài 1: Thực trạng người cao tuổi và một số giải pháp chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam.
Đề tài 2: Kiến thức, thái độ và hành vi về sức khoẻ sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh phổ thông cơ sở (từ 11 đến 15 tuổi).
Đề tài 3: Thực trạng, nhu cầu cung cấp thông tin và đáp ứng về dịch vụ Dân số/SKSS/KHHGĐ của nhóm dân di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Ngày 19/3/2013, Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số có công văn 98/CCDS về việc đăng ký đề tài khoa học cấp Bộ năm 2013. Theo đó, Vụ đã đăng ký 3 đề tài nghiên cứu khoa học sau:
Đề tài 1: Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong việc lựa chọn giới tính thai nhi
Đề tài 2. Thực trạng tảo hôn ở một số dân tộc thiểu số
Đè tài 3. Đánh giá lợi ích của chương trình kế hoạch hóa gia đình tới sức khỏe phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam
Qua nghiên cứu 6 đề tài của 2 đơn vị (đã trích dẫn trên đây) và 7 đề tài của các đơn vị khác thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ (xin phép không trích dẫn và giới thiệu ở đây), các đề xuất, thực chất là đề cương sơ lược của đề tài, đã được các đơn vị thiết kế không theo một khuôn mẫu thống nhất, có rất nhiều thông tin được đưa vào đề cương. Tuy nhiên, căn cứ vào hướng dẫn của Tổng cục DS-KHHĐ, các đề xuất đều có những phần sau:
+ Tính cấp thiết của đề tài + Mục tiêu nghiên cứu + Nội dung nghiên cứu + Dự kiến sản phẩm
+ Nhu cầu kinh phí để thực hiện + Nhân lực thực hiện
2.1.2. Những hạn chế của việc xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học
Với việc hướng dẫn đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học của Tổng cục, với việc thiết kế đề cương nghiên cứu như trên, theo đó, khi hội đồng đánh giá, xét duyệt đề tài đã gặp phải không ít khó khăn. Thêm vào đó, nếu đề tài được xét duyệt, đồng ý triển khai thực hiện, thì các tác giả khi bắt tay vào nghiên cứu sẽ đi theo logic của đề cương nghiên cứu trên. Nhưng trên thực tế có rất nhiều vấn đề cần được nêu ra phân tích, bàn luận, kiến nghị như lịch sử nghiên cứu của nó như thế nào, có cần đặt ra các giả thuyết nghiên cứu hay không, tác giả triển khai nó theo phương pháp nào, kết cấu của nó ra sao?…thì khó có thể biết sắp xếp vào yếu tố nào, hoặc nếu có sắp xếp được thì cũng do quan điểm của từng tác giả thấy phù hợp ở mục nào thì đưa vào mục đó. Cho nên khi Hội đồng thẩm định đề cương chấm điểm cho các tiêu chí rất khó tìm kiếm xem nó nằm ở đâu trong các yếu tố trên. Cũng có nhiều đề tài trả lời hết câu hỏi đó bằng cách đưa vào phần nội dung nghiên
cứu dẫn tới phần nội dung quá dài, ôm đồm nhiều kiến thức bị trùng lặp, cứ như vậy trong cái vòng luẩn quẩn của vấn đề mà khó trình bày một cách tường minh được. Hơn bao giờ hết, khoa học phải được chứng minh một cách rõ ràng, có chứng cứ cụ thể, được chứng minh qua các luận cứ, giả thiết …thuyết phục thì mới có thể tạo thành quy luật và đem áp dụng thực tế được. Đồng thời cũng tạo ra một môi trường làm việc có sự phối hợp hợp tác thuận lợi giữa tác giả nghiên cứu và Hội đồng thẩm định để giảm bớt thời gian, sức lực và chi phí cho một đề tài.
Có thể tóm tắt các hạn chế của việc xây dựng đề cương nghiên cứu như sau: - Nhiều mẫu đề cương được các tác giả sử dụng: Có thể thấy rõ điều này, khi chỉ với 13 đề cương mang ra bàn luận đã có tới 3 mẫu đề cương.
- Mỗi mẫu đề cương được viết và khai thác theo các cách khác nhau
- Cùng một đề tài nghiên cứu khoa học nhưng do 2 tác giả khác nhau viết với 2 mẫu đề cương khác nhau;
- Nhiều nội dung quan trọng rất cần được đặt ra trong đề cương nhưng không được yêu cầu:
+ Lịch sử của đề tài nghiên cứu chưa được quan tâm đúng mức
+ Hầu hết các đề cương đều không nêu Mục tiêu của đề tài. Nhiều đề cương nêu mục tiêu nhưng thực chất là mục đích.
+ Các giới hạn về nội dung, phạm vi, các luận cứ, luận điểm của đề tài nghiên cứu chưa được yêu cầu xác định rõ…