Các hạn chế trong việc đánh giá đề cương:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 39 - 42)

1.2.3 .Vai trò của đề cương nghiên cứu khoa học

2.2. Công tác đánh giá đề cương nghiên cứu khoa học

2.2.3. Các hạn chế trong việc đánh giá đề cương:

Để các đề cương được thông qua và triển khai có hiệu quả phải thông qua đánh giá đề cương. Việc đánh giá này của Hội đồng khoa học hay Hội đồng thẩm định nhằm khẳng định chất lượng đề cương có đạt hay không, có được thực thi hay không, có đạt hiệu quả ứng dụng vào thực tế hay không…Chính vì vậy, cần có các tiêu chí rõ ràng để đánh giá các đề cương chứ không chỉ dựa vào đánh giá cảm tính của người phản biện, người nhận xét. Song, trên thực tế, nhiều đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng, các vấn đề đặt ra ở mỗi lĩnh vực lại có đặc trưng khác nhau, do đó vẫn còn tồn tại nhiều trong việc đánh giá đề cương. Nhưng hạn chế ấy thể hiện ở những điểm sau:

- Không thể cho điểm đề cương

+ Nhiều nội dung quan trọng vì không yêu cầu đưa vào đề cương nên không được xem xét đánh giá

+ Lịch sử của đề tài nghiên cứu + Mục tiêu của đề tài.

+ Phạm vi nghiên cứu; + Mẫu khảo sát, + Câu hỏi nghiên cứu, + Giả thuyết nghiên cứu,

+ Phương pháp chứng minh giả thuyết, + Nội dung nghiên cứu,

+ Kết cấu đề tài

- Có sự khác nhau rất nhiều cách viết đề cương của các tác giả + Có đề cương viết viết dài dưới dạng đề cương chi tiết.

+ Có đề cương chỉ viết dưới dạng đề cương sơ lược (đủ trả lời các câu hỏi yêu cầu trong hướng dẫn).

Điều đó gây khó khăn cho việc đánh giá

- Có sự lệch chuẩn lớn giữa các đánh giá của thành viên Hội đồng khoa học + Vì việc đánh giá chỉ mang tính định tính, với các thành viên của Hội đồng thường là quen biết các tác giả, dẫn tới danh giới của tình cảm chủ quan và tính chính xác, khách quan của khoa học rất bị vi phạm.

+ Đã bỏ sót nhiều đề tài nghiên cứu hay, có tính thực tiễn nhưng bị đánh giá cảm tính, tình cảm

+ Hội đồng làm việc vất vả, mất nhiều thời gian

+ Các tác giả băn khoăn, không biết lựa chọn mẫu đề cương nào để áp dụng - Có sự hoài nghi của các tác giả viết đề cương đăng ký với sự khách quan, công tâm của Hội đồng khoa học

+ Gây nghi ngờ về tính khách quan, chính xác trong đánh giá, lựa chọn của Hội đồng

+ Một số tác giả đã lợi dụng về sự không minh bạch để lợi dụng các mối quan hệ, ảnh hưởng để tác động đến Hội đồng khoa học nhằm dành các lợi thế trong việc đánh giá, lựa chọn đề tài

- Tạo ấn tượng xấu cho môi trường nghiên cứu khoa học

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

1. Việc xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học tại Tổng cục đang gặp phải khó khăn trong việc thống nhất áp dụng một mẫu đề cương chung, các nội dung mà Tổng cục DS-KHHGĐ hướng dẫn cho các đơn vị, tác giả xây dựng đề cương nghiên cứu chưa đảm bảo đầy đủ thông tin cho Hội đồng khoa học đánh giá, cho điểm đề cương nghiên cứu;

2. Do chưa thống nhất được một mẫu đề cương duy nhất để áp dụng, đã gây khó khăn rất lớn cho Hội đồng khoa học trong việc đánh giá, xét duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học đề xuất với Tổng cục.

3. Mẫu đề cương sẽ được thống nhất tới đây cần bao gồm đầy đủ những mục cần có của một đề cương như: tên đề tài, lý do nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mẫu khảo sát, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp chứng minh giả thuyết, nội dung nghiên cứu, kết cấu đề tài… đồng thời được giải thích, hướng dẫn rõ để phù hợp trong lĩnh vực DS-KHGĐ.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG MẪU ĐỀ CƯƠNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TỔNG CỤC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)