Và x được phát âm giống như [s] trong NV hoặc kiểu chuẩn, nhưng mang các cách phát âm khác nhau ở kiểu CV Đối với thể CV, các từ đượ c

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự biến đổi của tiếng Việt trong tỉnh Ubonratchathannee, Thái Lan (Trang 41 - 43)

viết với đầu chữ s- được phát âm giống với âm xát quặt lưỡi vòm miệng câm [ ], ngược lại những từ viết bằng đầu chữ x- được phát âm giống như âm xát quặt lưỡi câm [s]. Các hình thái biến thể là chỉ số để phân biệt một người nói NV với một người nói CV. Cuộc khảo sát cho biết rằng trong số những người nói CV, việc sử dụng biến thể âm quặt lưỡi đã tăng lên theo độ tuổi. Việc sử

dụng biến thể này ở thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai đã gây ảnh hưởng đến biến thể âm không quặt lưỡi, 75% và 66% tương ứng.

Tuy nhiên, đối với thế hệ thứ ba, chúng tôi đã phát hiện ra có một sự đối lập, với 38% người nói cho thấy âm quặt lưỡi và 61% người nói thể hiện biến thể âm không quặt lưỡi. Có thể giải thích cho sự phát triển này như sau: (1) không có nhu cầu để giữ lại một âm quặt lưỡi và ngữ cảnh hầu như luôn luôn quyết định, và (2) âm quặt lưỡi được đánh dấu một cách đoán chừng và do đó, dễ thay đổi, phát triển và chắc chắn biến mất. Ví dụ, sương / / và

xương /s / có thể phát âm giống nhau và chúng có thể được hiểu khi có sự

âm xát quặt lưỡi không tồn tại trong tiếng Thái và nếu đặc điểm này xuất hiện, người nói được xem là có lỗi phát âm. Do đó, có hai động thái nội tại và bên ngoài đối với người nói TV phát triển ở thế hệ thứ hai và thứ ba theo hướng được đánh dấu ít hơn và không quặt lưỡi “giống tiếng Thái”.

gi- và d- được phát âm là [z] trong biến thể NV và là [j] trong biến thể

CV. Tuy nhiên, phần lớn thế hệ trẻ đều sử dụng biến thể sau hơn là biến thể

trước, bất kể có sự thể hiện như thế nào của gi- và d-. Từ chuyến điền dã, tôi

đã phát hiện ra rằng có rất ít trong số họ giữ lại biến thể [z] thậm chí hình thái này được phát hiện trong lối nói của cha mẹ họ. Sự thay đổi này có thểphát sinh vì chúng thành thạo và dễ nói tiếng Thái hơn là tiếng Việt, và tiếng Thái không có âm vị này. Từ quan sát của tôi, trong quá trình thu thập số liệu, người nói trẻ tuổi không thể lĩnh hội và đưa vào thực hành biến thể [z] mặc dù cha mẹ họ đã lĩnh hội và thực hành. Chỉ có những người không học tiếng Việt, ở mức độ nào đó, khi họ còn trẻ, họ có thể phát âm được. Các biến thể

khác trong bộ này gồm có [ ], [t] và [c] mà được phát hiện trong thế hệ thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên, điều này chỉ xẩy ra ở một số từ nào đó với sự thay đổi về thanh điệu, ví dụ, già /za/ trở thành [ a] hoặc [ca]. Tuy nhiên, các biến thể [ tc] không bao giờ xẩy ra với những từ bắt đầu bằng d- nhưng chỉ bằng

gi-.

Mục từ vựng đặc biệt khác là gì, được phát âm là [zi] trong biến thể NV và [ji] trong biến thể CV. Như dự tính, biến thể giữa nhiều hơn biến thể chuẩn về sử dụng nhưng mẫu này lại giảm xuống theo độ tuổi. Biến thể [c] được sử

dụng độc quyền bởi người nói biến thể CV, kèm theo một sự thay đổi về

thanh điệu từ thanh điệu huyền sang thanh điệu ngang, trở thành [ci] hơn là [cì].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự biến đổi của tiếng Việt trong tỉnh Ubonratchathannee, Thái Lan (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)