7. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ cho CBCĐ là vấn đề hết sức quan trọng, có vai trị quyết định đến nâng cao năng lực của họ, bao gồm việc tổ chức, giảng dạy và học tập dài ngày, gắn giữa việc giáo dục nhân cách với cung cấp kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nhằm chuẩn bị cho người học có khả năng đảm nhận công việc nhất định. Bồi dưỡng CBCĐ là trang bị, tăng cường thêm kiến thức, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, tâm lý, tác phong công tác của họ.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế và khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển cao, trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ của người lao động từng bước được nâng lên, đòi hỏi khách quan phải khơng ngừng nâng cao trình độ học vấn của đội ngũ CBCĐ. Trên cơ sở vị trí, yêu cầu nhiệm vụ của từng loại, từng cấp mà CBCĐ phải có tiêu chuẩn nhất định về trình độ học tập, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ cơng tác cơng đồn cho phù hợp.
Thực tế hiện nay, đội ngũ CBCĐ cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc CĐVCVN cơ sở hầu hết là kiêm nhiệm nên thực hiện công việc do đơn vị giao vẫn là nhiệm vụ chủ yếu, đòi hỏi người CBCĐ trước hết phải am hiểu và giỏi chuyên môn mới có thể hồn thành nhiệm vụ của mình tốt, tức là, người CBCĐ phải có đầy đủ tiêu chuẩn như một lao động thực thụ của đơn vị nơi mình cơng tác, sau đó tùy theo vị trí cơng tác đảm nhiệm mà đặt ra các tiêu chuẩn về trình độ lý luận, nghiệp vụ cơng tác cơng đồn.
Cán bộ cơng đồn cũng phải được đào tạo toàn diện cả về chính trị, pháp luật, quản lý hành chính nhà nước, u cầu nghiệp vụ theo vị trí cơng việc, ngoại ngữ, tin học và kĩ năng quản lý, đạo đức cán bộ...
Người cán bộ nói chung và nữ CBCĐ nói riêng phải có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sử dụng thành thạo các phương tiện trang thiết bị văn phòng để phục vụ cho công tác và u cầu hiện đại hố; phải có khả năng phân tích
báo cáo cơng tác, kỹ năng tổng hợp, quan hệ phối hợp chia sẻ, thu hút động viên… linh hoạt trong giao tiếp với đồn viên, nhanh chóng hiệu quả khi giải quyết cơng việc.
Ngồi ra kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức, thái độ và phong cách làm việc cũng là yếu tố không thể thiếu của người cán bộ cơng đồn. Việc phát triển nhân cách, đạo đức đem lại cho người CBCĐ khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội, nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn xã hội. Mặt khác việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ cho CBCĐ là vấn đề hết sức quan trọng; để công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơng đồn có hiệu quả cần:
Chú trọng đa dạng hóa hình thức đào tạo để mọi cán bộ có cơ hội, điều kiện được đào tạo. Đối với cán bộ trẻ, cán bộ tầm chiến lược cần được đào tạo cơ bản, tập trung ở nhiều cấp đào tạo (đại học và trên đại học) nhằm trang bị cho họ một cách hệ thống và tương đối toàn diện những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên sâu kết hợp với nâng cao sự tự tu dưỡng đạo đức, lối sống, tự trang bị các kiến thức lý luận chính trị, pháp luật.
Đối với CBCĐ chuyên trách, cần phải đào tạo cơ bản, dài hạn để trang bị cho họ một cách hệ thống những kiến thức phục vụ cho cơng đồn; định kỳ tham gia tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế để nâng cao năng lực. Do đặc thù của CBCĐ chủ yếu là không chuyên trách (kiêm nhiệm) và thường thay đổi sau mỗi nhiệm kỳ, nên các cấp cơng đồn cần coi công tác bồi dưỡng cán bộ là giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ.
Xây dựng kế hoạch đào tạo CBCĐ căn cứ vào sự phát triển của tổ chức, nhu cầu cán bộ, quy hoạch cán bộ, vào công tác chuẩn bị cán bộ chủ chốt, dự nguồn trong các kỳ đại hội. Phải phân loại cán bộ và căn cứ vào tiêu chuẩn để có hình thức đào tạo thích hợp. Tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ ngắn ngày, tạo điều kiện cho tất cả CBCĐ không chuyên trách từ ủy viên ban chấp hành cơng đồn cơ sở trở lên, nhất là cán bộ mới tham gia hoạt động ban chấp hành cơng đồn lần đầu, đều được tập huấn
thường xuyên về phương pháp hoạt động cơng đồn. Hằng năm, các cấp cơng đồn phải có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ CBCĐ các cấp, nhất là cán bộ chuyên trách cả về nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
Đưa vào nền nếp công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch, chế độ báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ, đánh giá việc sử dụng cán bộ sau đào tạo hằng năm.