Kinh nghiệm của một số cơng đồn ngành

Một phần của tài liệu CÔNG đoàn VIÊN CHỨC VIỆT NAM (Trang 45 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ cơng đồn của

1.5.1. Kinh nghiệm của một số cơng đồn ngành

1.5.1.1. Kinh nghiệm của Cơng đồn ngành Giáo dục Việt Nam

Cơng đồn Giáo dục Việt Nam là một trong những cơng đồn ngành thuộc khối thi đua cơng đồn ngành trung ương. Trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu nhất định khẳng định vai trị to lớn của Cơng đoàn Giáo dục Việt Nam trong việc đồng hành, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục trong các thời kỳ cách mạng và sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để đạt được điều đó, Cơng đồn Giáo dục Việt Nam đã có nhiều

đổi mới trong nội dung và phương thức hoạt động theo hướng ngày càng linh hoạt, sáng tạo, thiết thực, hướng mạnh về cơ sở, tạo hiệu ứng tốt trong từng đơn vị, trong ngành và xã hội với khẩu hiệu hành động của Đại hội XV Cơng đồn Giáo dục Việt Nam là “Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Thiết thực - Trách nhiệm”, tất cả vì quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) trong ngành.

Cơng đồn Giáo dục Việt Nam đã cụ thể hóa, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, nhà nước, của Công đoàn Việt Nam của ngành Giáo dục cùng những nhiệm vụ, chương trình cơng tác năm học; Thường xuyên nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư của CBNGNLĐ để có nhiều giải pháp thiết thực quan tâm, chăm lo hỗ trợ vật chất, tinh thần và sức khỏe cho đội ngũ CBNGNLĐ, kịp thời động viên, hỗ trợ nhà giáo, người lao động khó khăn trong đời sống, việc làm, bệnh tật, rủi ro, bị ảnh hưởng do dịch bệnh, thiên tai...; Thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực đội ngũ CBNGNLĐ góp phần cùng tồn ngành thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo, trong đó triển khai Chương trình - SGK giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp một và tự chủ đại học, đổi mới quản trị, chuyển đổi số,…

Thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, phát huy thế mạnh của các kênh truyền thông, mạng xã hội để chuyển tải nhiều thông tin, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận về những chủ trương, chính sách mới và nhân rộng các tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa trong ngành và xã hội. Tổ chức, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động, tạo điều kiện để CBNGNLĐ đổi mới, sáng tạo, thức ứng với điều kiện thực tiễn, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực thực hiện kế hoạch dạy học với phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.

Công tác nâng cao năng lực đội ngũ CBCĐ được tổ chức sáng tạo, duy trì nhóm “nhà giáo cùng nhau phát triển”, tạo cơ hội hỗ trợ nhau trong chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trong phát

triển kinh tế, xây dựng gia đình hành phúc, mối quan hệ hợp tác cùng phát triển; quan tâm tạo điều kiện, cơ hội để CBNGNLĐ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí tiêu chuẩn đặt ra, có kỹ năng, chủ động tiếp cận những yêu cầu đổi mới của nghề nghiệp, là thành tố tích cực trong việc xây dựng “trường học hạnh phúc”.

Hoạt động nữ cơng và bình đẳng giới được triển khai tích cực, các chế độ, chính sách đối với lao động nữ được đảm bảo. Chú trọng hỗ trợ nữ CBNGNLĐ trong cuộc sống và trong lao động nghề nghiệp thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe, giới tính, các nghĩa vụ và quyền lợi có liên quan; tạo điều kiện cho nữ CBNGNLĐ có cơ hội cống khiến, ghi nhận và tơn vinh, đảm bảo bình đẳng giới trong cơng việc và ứng xử. Triển khai các hoạt động bình đẳng giới của ngành giáo dục, chiến lược dân số, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em,… phối hợp kiểm tra, giám sát chế độ chính sách đối với nữ, làm tốt công việc vận hành, hỗ trợ cho nữ CBNGNLĐ tham gia quá trình đổi mới, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) ngành giáo dục xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện, đồng thời tham gia khảo sát công tác VSTBPN và bình đẳng giới tại một số sở giáo dục đào tạo và trường đại học, làm căn cứ để xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu VSTBPN và bình đẳng giới cho giai đoạn tiếp theo. Tiến hành tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc trường - đảm việc nhà" lồng ghép với hội nghị tiên tiến, hội nghị chuyên môn để đánh giá, đồng thời tuyên dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, tôn vinh nữ CBNGNLD. Nhiều nữ CBNGNLD đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiếp tục khẳng định vai trị, vị thế của mình trong gia đình và xã hội.

1.5.1.2. Cơng đồn Giao thơng Vận tải

Nhằm tăng cường công tác xây dựng đội ngũ CBCĐ, Công đồn ngành Giao thơng Vận tải luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức về lý luận, nghiệp vụ và phương pháp hoạt động cơng đồn cho đội ngũ CBCĐ cơ sở để nâng cao trình độ, năng lực thực hiện các nhiệm vụ chun mơn, chính trị. Cụ thể, cơng đồn ngành đã chủ động xây dựng kế

hoạch công tác và triển khai việc đăng ký tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đến từng cơng đồn cơ sở trực thuộc ngay từ đầu năm. Trên cơ sở danh sách học viên đăng ký, ban thường vụ cơng đồn ngành phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan mở hội nghị tập huấn theo các chủ đề, nội dung khác nhau để đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ CBCĐ cơ sở. Đặc biệt việc nâng cao chất lượng nhân lực nữ được Cơng đồn ngành Giao thông vận tải coi trọng nhằm nâng cao vị thế của nữ công nhân, viên chức, lao động. Qua các hoạt động, phong trào thi đua được phát động sâu rộng trong lao động nữ, khẳng định vai trị của cơng tác nữ cơng ngày càng đi vào chiều sâu và thu được những hiệu quả tích cực. Bên cạnh việc vận động nữ CBCCVCLĐ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Cơng đồn ngành đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp nhằm khơi dậy và phát huy tinh thần đồn kết, lịng tự hào dân tộc của phụ nữ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử và củng cố niềm tin của cán bộ nữ vào sự lãnh đạo của Đảng.

Qua thực tế, phụ nữ ngành Giao thơng ln làm tốt vai trị của mình, ln phấn đấu, thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiệm vụ được giao. Đáng chú ý, tại Cơng đồn ngành Giao thơng các phong trào thi đua trong nữ công nhân viên chức lao động được triển khai sâu rộng và thu được nhiều kết quả tích cực. Cơng đồn ngành đã có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn, ln đổi mới nội dung, hình thức và tổ chức các phong trào thi đua, trong đó phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Công nhân giỏi”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Gia đình cơng nhân viên chức tiêu biểu” là những phong trào trọng tâm của ngành giao thông hàng năm.

Các phong trào thi đua ln được duy trì, phát triển để thơng qua đó phát huy tinh thần rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, lịng nhân ái, phát hiện những điển hình tiên tiến, nhân rộng điển hình, tạo thành phong trào sôi nổi trong công nhân, viên chức, người lao động; xây dựng được đội ngũ lao động nữ có học vấn cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Công tác nữ công trong những năm qua cũng ghi lại

nhiều dấu ấn; Ban nữ cơng quần chúng Cơng đồn ngành Giao thơng vận tải đã tham mưu xây dựng chương trình cơng tác để thực hiện tốt công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động trong toàn ngành. Đại diện Ban thường vụ, Ban nữ công quần chúng Cơng đồn ngành Giao thông thường xuyên tham gia với các đồn kiểm tra để kiểm tra chính sách, pháp luật có liên quan đến lao động nữ tại các cơ quan, doanh nghiệp. Ban nữ công quần chúng và Câu lạc bộ nữ công Công đồn ngành Giao thơng đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông về dân số, kế hoạch hố gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng trong công nhân, viên chức, lao động. Phong trào thi đua phụ nữ “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, biểu dương “Gia đình tiêu biểu”, khen thưởng các cháu học sinh giỏi và kỷ niệm ngày 8/3, 20/10 được tổ chức thường niên với nhiều hình thức phong phú, thu hút sự tham gia của đông đảo nữ công nhân viên chức lao động.

Từ việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cũng như tạo môi trường khích lệ cơng nhân viên chức lao động học tập vươn lên tại Cơng đồn ngành Giao thông vận tải đã và đang tạo động lực để nữ công nhân viên chức lao động thêm tin tưởng, gắn bó với tổ chức cơng đồn và hăng hái tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước.

1.5.1.3. Cơng đồn Dầu khí

Với Cơng đồn ngành Dầu khí, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đội ngũ CB cơng đồn “có tâm, có tầm” ln đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của tổ chức cơng đồn nói riêng và sự phát triển chung của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Theo thống kê, hiện nay tổng số công nhân, viên chức, lao động trong ngành Dầu khí vào khoảng 60.400 người, trong đó tổng số cơng đồn viên chiếm 93,27% trên tổng số lao động, riêng số cơng đồn viên nữ là 14.351 người (chiếm 23%). Cơng đồn Dầu khí hiện có 29 cơng đồn trực thuộc với 7 cơng đồn cấp trên cơ sở và 168 cơng đồn cơ sở trải dài từ Bắc vào Nam. Lực lượng lao động chủ yếu tập trung trong những lĩnh vực cốt lõi như tìm

kiếm, thăm dị, khai thác, chế biến dầu khí, dịch vụ dầu khí, cơng nghiệp điện, khí, nghiên cứu khoa học, đào tạo.

Cơng đồn Dầu khí Việt Nam xác định việc nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCĐ các cấp trong ngành, xây dựng được đội ngũ CBCĐ có tâm, tầm, tài, uy tín đối với đồn viên cơng đồn và người lao động là nhiệm vụ trọng tâm, hết sức cấp thiết. Mục tiêu chính của cơng đồn ngành Dầu khí là nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức cơng đồn và nâng cao vai trò vị thế của tổ chức trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, tham gia vào quản lý và góp phần vào sự phát triển của đơn vị, doanh nghiệp và đất nước; xây dựng đội ngũ CBCĐ có đủ trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của phong trào công nhân viên chức lao động của ngành trong giai đoạn tăng tốc phát triển và hội nhập quốc tế, cũng như xây dựng giai cấp cơng nhân tiên tiến thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để làm được điều đó thì việc đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chung cho đội ngũ CBCĐ Dầu khí là những việc cần làm và phải đảm bảo yêu cầu cơ bản là: Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, đủ khả năng tổ chức các phong trào trong công nhân, viên chức, lao động và hoạt động cơng đồn góp phần vào việc hồn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Tập đồn.

Đề án nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCĐ trong giai đoạn hiện nay, Cơng đồn Dầu khí phấn đấu 100% cán bộ cơng đồn chun trách được đào tạo cơ bản chun mơn nghiệp vụ cơng đồn, theo chương trình đào tạo lý luận và nghiệp vụ của TLĐLĐVN ban hành. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ CBCĐ nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất là nâng cao hơn chất lượng vị thế vai trị của Cơng đồn ngành và các cơng đoàn trực thuộc trong hệ thống chính trị và góp phần nâng cao vị thế uy tín trong xã hội. Để thực hiện được mục tiêu kế hoạch đó Cơng đồn ngành Dầu khí đã luôn tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và xây dựng củng cố mối

quan hệ gắn bó giữa tổ chức Cơng đồn với Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị; xây dựng tiêu chuẩn, chức danh CBCĐ các cấp làm cơ sở cho việc qui hoạch, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ; nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng CBCĐ chuyên trách, chất lượng công tác sử dụng đào tạo, quy hoạch, đánh giá cán bộ phù hợp với sở trường, năng lực, kinh nghiệm của từng cán bộ. Đồng thời, tăng cường đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho CBCĐ, nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, việc động viên, khen thưởng kịp thời, chính sách đãi ngộ đối với CBCĐ, đặc biệt là CBCĐ chuyên trách có thời gian cống hiến lâu năm hoặc có nhiều thành tích, đóng góp cho tổ chức cơng đồn cũng là một trong những việc quan trọng…

Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cơng đồn các cấp, nhất là người đứng đầu từng bước nâng cao nhận thức, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện đối với công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động. Do đó các phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”; "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" được gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được các cấp Cơng đồn Dầu khí tổ chức triển khai có hiệu quả, được đơng đảo chị em nhiệt tình hưởng ứng. Hàng năm các cấp cơng đồn đều xây dựng nội dung, chương trình cơng tác nữ cơng để tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động, phát huy truyền thống, vai trò, vị thế của đội ngũ nữ đồn viên, cơng nhân lao động, sáng tạo, bản lĩnh, kỷ cương, nhân ái... góp phần quan trọng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơng đồn, của đơn vị và Tập đồn Dầu khí. Chính vì vậy, giai đoạn 2009 - 2013, Tập đồn Dầu khí có 03 đồng chí nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt cấp tập đồn (02 nữ Phó Tổng giám đốc, 01 nữ thành viên hội đồng thành viên tập đồn). Từ năm 2015 có 3 nữ Thường vụ Đảng ủy Tập đồn, có 01 nữ Chủ tịch Cơng đồn. Đến năm 2019 có 02 cán bộ nữ tham gia Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn, 04 cán bộ nữ tham gia Uỷ viên Ban chấp

hành Đảng bộ Tập đồn, 01 nữ Bí thư đồn Thanh niên Tập đoàn. Năm 2020, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ Tập đoàn là 06/39 đồng chí chiếm 15,3%. Các cơng đồn cơ sở có 30% nữ cán bộ cơng nhân viên đã đạt mục tiêu có lãnh đạo chủ chốt cơng đồn là nữ, có nữ là ủy viên ban thường vụ, ban chấp hành.

Trong nghiên cứu khoa học, với sự đam mê, khát vọng nghiên cứu, 10 năm qua, khơng ít nữ cán bộ khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo, không quản ngày đêm, khéo léo sắp xếp cơng việc gia đình để có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học. Các cơng trình nghiên cứu khoa học của các chị trong thời gian qua có ý nghĩa thực tiễn cao, được áp dụng hiệu quả vào công tác lãnh đạo, quản lý và sản xuất, kinh doanh, vừa mang lại giá trị kinh tế cao, đáp ứng mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc. Các nữ nghiên cứu khoa học đã bảo vệ thành công một số đề tài cấp Nhà nước, nhiều đề tài, cơng trình khoa học quan trọng đã đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng Bằng khen “Phụ nữ sáng tạo”, Giải bông hồng vàng, Quả cầu vàng - Trung ương Đoàn, Nhà quản lý giỏi và nhiều giải thưởng, bằng khen cấp Tập đồn, Bộ Cơng thương.

Một phần của tài liệu CÔNG đoàn VIÊN CHỨC VIỆT NAM (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)