7. Kết cấu của đề tài
2.2. Phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm
2.2.1. Thực trạng tạo động lực lao động thông qua kích thích tài chính
2.2.1.1. Thực trạng tạo động lực lao động thông qua kích thích bằng tiền lương và phụ cấp
Căn cứ vào những quy định chung của Nhà nước, căn cứ vào những đặc điểm tổ chức lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của mình, công ty TNHH Vận tải Bách Việt cũng đã xây dựng những quy định về tính lương và trả lương một cách công bằng và theo đúng trình độ của người lao động. Công ty luôn trả lương cho người lao động đầy đủ, đúng thời hạn, không để xảy ra tình trạng nợ lương hay trả lương chậm cho lao động. Tiền lương được công ty trả cho người lao động vào ngày mùng 10 hàng tháng.
Điểu này giúp cho người lao động có thể đảm bảo được chi trả các khoản chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, vì vậy cách trả lương này được người lao động hưởng ứng và cảm thấy an toàn trong quá trình là việc.
Công ty áp dụng trả lương theo hình thức hỗn hợp:
Lương của nhân viên kinh doanh = L1+L2. Trong đó: L1: lương cơ bản
L2: lương theo doanh số, được tính cho người lao động bằng 30-35% doanh số thu về
Lương của các bộ phận còn lại: theo tháng thường cố định và tăng lương 2 lần/ năm
Công ty áp dụng hình thức trả lương qua tài khoản ngân hàng cho nhân viên với cùng một ngân hàng.
Mức lương tối thiểu được công ty áp dụng đúng theo các thời điểm mà nhà nước quy định. Người lao động khi làm thêm giờ hay làm vào các dịp lễ tết luôn được công ty áp dụng trả lương theo đúng bộ luật lao động 2012.
Ngoài ra, khi nhân viên khi gặp khó khăn về tài chính, có lý do chính đáng, công ty có thể cho tạm ứng trước nửa tháng lương cho người lao động.
Đây là việc làm tạo động lực giúp cho người lao động yên tâm làm việc và gắn bó hơn với công ty.
Bảng 2.5: Phiếu lƣơng của một nhân viên kinh doanh xuất sắc tại công ty Tháng 7/2020
PHIẾU LƢƠNG NHÂN SỰ
(Đơn vị: đồng)
Họ và tên nhân viên Nguyễn Văn Tuấn Anh
Bộ phận Kinh doanh
TT Diễn giải Số tiền Diễn giải
Các khoản thu nhập trong tháng: 1 Lương cơ bản theo thực tế 6 000 000
2 Lương thêm giờ thực lĩnh -
3 Thưởng doanh số 500 000
4 Lương kinh doanh 8 102 000
5 Thưởng hiệu suất -
6 Thưởng khác - 7 Thưởng lễ tết - 8 Trợ cấp ăn trưa - 9 Phụ cấp trách nhiệm - 10 Phụ cấp đi lại - I Tổng thu nhập 14 602 000
Các khoản trừ vào lƣơng:
1 Bảo hiểm 498 750
2 Phạt đi muộn -
3 Tạm ứng tháng 3 000 000
II Tổng các khoản trừ vào lƣơng 3 498 750
III Thu nhập thực nhận III = I-II 11 103 250
Kế toán Nhân viên
Bảng 2.6. Tiền lƣơng bình quân của ngƣời lao động giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: trđ/ người/ tháng
Năm Tiền lƣơng bình quân Tỷ trọng (%) CBQL Nhân viên CBQL Nhân viên
2018 10 5,5 100 100
2019 10,5 6 105 109,09
2020 10,8 6,7 102,86 111,67
(Nguồn: Phòng Hành chính – nhân sự)
Công ty luôn nhận thức được tầm quan trọng của tiền lương đối với người lao động vì vậy không ngừng cải thiện các biện pháp nhằm nâng cao tiền lương cho người lao động để họ gắn bó hơn với công ty. Vì vậy mà tiền lương bình quân của người lao động đã tăng đáng kể trong 3 năm gần đây. Cụ thể, năm 2018 tiền lương bình quân của lao động cán bộ quản lý (CBQL) là 10 triệu đồng trên người trên tháng thì đến năm 2020 tiền lương bình quân của lao động CBQL đã tăng lên 10,8 trđ/người/tháng. Tiền lương bình quân của lao động nhân viên cũng tang đáng kể, năm 2018 từ 5,5trđ/người/tháng lên mức 6,7trđ/người/tháng. Tỉ trọng tăng lương bình quân qua các năm luôn tăng, từ năm 2019 đến năm 2020 tăng 2,86% ở nhóm CBQL và 11,67% ở nhóm nhân viên. Với mức lương như vây cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho người lao động yên tâm làm việc. Tuy nhiên sự chênh lệch lớn giữa lương của cán bộ và nhân viên trong công ty vẫn rất lớn.
Với mức tiền lương như vậy thì mức độ hài lòng của người lao động được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.7. Mức độ thỏa mãn với tiền lƣơng bình quân năm 2020
Mức độ CBQL Nhân viên Số ngƣời (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số ngƣời (ngƣời) Tỷ lệ (%) Rất không hài lòng 0 0 7 3,98 Không hài lòng 1 4,17 20 11,36 Bình thường 9 37,5 113 64,2 Hài lòng 12 50 16 9,1 Rất hài lòng 2 8,33 20 11,36 Tổng 24 100 176 100
Qua việc điều tra mức độ hài lòng của người lao động tại công ty, với số phiếu thu về là 200 người. Ở hai nhóm đối tượng cán bộ và nhân viên trong công ty có mức độ thỏa mãn tiền lương là khác nhau. Có đến 50% cán bộ trong công ty cảm thấy hài lòng với mức tiền lương bình quân, chỉ có 4,17% cán bộ không hài lòng. Tuy nhiên ở nhóm đối tượng nhân viên có đến 3,98% rất không hài lòng và 11,36% không hài lòng với tiền lương. Chỉ có 9,1% nhân viên hài lòng với tiền lương bình quân nhận được.
Từ những số liệu trên có thể thấy rằng tiền lương bình quân mặc dù có tang qua các năm nhưng vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu của cán bộ và nhân viên trong công ty đặc biệt là nhóm nhân viên trong công ty.
Nguyên nhân có thể kể tới là do một số nhân viên còn cảm thấy khối lượng công việc mà họ đảm nhận nhiều, áp lực, mà tiền lương nhận được chưa thỏa đáng, dẫn tới tình trạng chưa hài lòng.
Phụ cấp: các hệ số và mức phụ cấp trách nhiệm công việc và đối tượng được hưởng mà công ty đang áp dụng là:
- Mức 1, hệ số 0.5 với mức phụ cấp 200.000 đồng áp dụng đối với các thành viên không chuyên trách quản trị của công ty.
- Mức 2, hệ số 0.3 với mức phụ cấp 120.000 đồng áp dụng đối với trưởng nhóm
- Trợ cấp ăn trưa cho nhân viên 40.000 đồng/ngày. Đối với phụ cấp này công ty sẽ đặt cơm trưa và hoa quả hằng ngày về văn phòng cho nhân viên. Điều này đảm bảo sức khỏe và thời gian nghỉ ngơi buổi trưa cho nhân viên. Bởi thực tế, nhiều công ty khi có phụ cấp ăn trưa bằng tiền cộng vào lương hàng tháng thì nhân viên vẫn phải tự túc việc ăn trưa, có nhiều nhân viên ăn không đầy đủ, hoặc bỏ bữa trưa gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thời gian nghỉ ngơi buổi trưa (Hình ảnh 2.1).
- Trợ cấp đối với nhân viên không sử dụng điện thoại bàn tại công ty là 200.000 đồng/ tháng.
2.2.1.2. Thực trạng tạo động lực lao động thông qua kích thích lao động bằng tiền thưởng
Để thúc đẩy công tác tạo động lực lao động, doanh nghiệp đã chú trọng tới việc sử dụng tiền thưởng để khuyến khích người lao động phát huy khả năng làm việc, tích cực nghiên cứu, sáng tạo.
Việc khen thưởng tại công ty luôn được thực hiện một cách công bằng và kịp thời nhất đối với người lao động, qua đó nhằm động viên, khuyến khích tạo thêm động lực lao động. Công ty có mức thưởng cụ thể, áp dụng cho từng người lao động khác nhau sẽ có những mức thưởng khác nhau. Ví dụ, thưởng lao động chuyên cần: tùy vào số ngày công đi làm và sự chấp hành nghiêm chỉnh nội quy và kỷ luật của công ty mà người lao động được thưởng thêm từ 100.000 đồng cho đến 250.000 đồng.
Công ty áp dụng đa dạng các hình thức thưởng:
- Thưởng hoàn thành kế hoạch 6 tháng, 1 năm: tùy vào kết quả công việc mà người lao động được thưởng thêm từ 2–10 % tiền lương họ nhận được.
- Thưởng các danh hiệu thi đua:
+ Ms Friendly (Ms thân thiện trong quá trình làm việc): 500.000 đồng/người/ tháng (hình ảnh 2.2)
+ Ms Marketing, Ms CUS, Ms OP: 500.000 đồng/người/tháng (Hình ảnh 2.3)
+ Thưởng cho sale tỏa sáng, nhân viên sale có doanh số cao nhất trong tháng: 500.000 đồng/người/tháng.
Thưởng nhân dịp lễ, tết, 2/9, 8/3,…..
- Công ty cũng chú trọng đến việc thưởng kịp thời, đúng người, đúng dịp. Một cuộc điều tra được tiến hành khi người lao động được hỏi: Anh chị có hài lòng về hình thức thưởng hiện nay của công ty hay không? Và kết quả điều tra được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.8. Mức độ hài lòng về tiền thƣởng năm 2020 Mức độ CBQL Nhân viên Số ngƣời (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số ngƣời (ngƣời) Tỷ lệ (%) Rất không hài lòng 1 4,17 14 7,95 Không hài lòng 4 16,67 22 12,5 Bình thường 8 33,33 102 57,95 Hài lòng 9 37,5 32 18,18 Rất hài lòng 2 8,33 6 3,42 Tổng 24 100 176 100
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Với kết quả điều tra thu được hợp lệ từ 200 người cho ta thấy: Nhân viên trong công ty đa số cảm thấy tiền thưởng là bình thường (chiếm 57,95%), có nghĩa là tiền thưởng cũng đã phần nào giúp người lao động nâng cao thu nhập. Tuy nhiên kết quả điều tra trên ta có thể thấy rằng cán bộ trong công ty thì chưa thỏa mãn với tiền thưởng của công ty. Tỷ lệ không hài lòng chiếm 16,67%, đặc biệt số người rất không hài lòng là 4,17%. Có một số nguyên nhân được người lao động đưa ra ở đây là do các chỉ tiêu thưởng còn sơ sài chưa làm cho việc đánh giá được công bằng và chính xác.
2.2.1.3.Thực trạng tạo động lực lao động thông qua phụ cấp và phúc lợi
Phúc lợi
- Phúc lợi bắt buộc: công ty đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên của mình. Người lao động cũng được công ty động viên và đã tích cực tham gia 100% việc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế cùng công ty.
- Phúc lợi tự nguyện
+ Hàng năm, công ty đều tổ chức cho người lao động đi tham quan, nghỉ mát, du lịch trong và ngoài nước với kinh phí chi 1.000.000 – 2.000.000 đồng/người.
+ Vào ngày 8/3 và 20/10, giáng sinh,… công ty đều tổ chức tiệc liên hoan tại công ty và có hoa, quà mừng chị em phụ nữ trong công ty với mức chi phí: 200.000 đồng/ người (Hình ảnh 2.4 – phần phụ lục).
Ngoài tiền lương và thưởng ra thì các khoản phúc lợi được hưởng cũng là điều quan tâm của người lao động khi vào làm việc tại công ty. Có tới 62,5% người lao động hài lòng với chế độ phúc lợi, dịch vụ của công ty, 30,2% người lao động cảm thấy bình thường với chế độ phúc lợi nhận được, còn lại là 7,3% người lao động không hài lòng. Với tỷ lệ khảo sát mức độ hài lòng này có thể thấy công ty đã làm khá tốt các chế độ phúc lợi cho người lao động, giúp góp phần tạo động lực cho họ làm việc và gắn bó hơn với công ty.