Bảng cơ cấu kinh nghiệm của công nhân viên

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty sumi hanel (Trang 57)

Cấu trúc nhân sự S ngƣời Tỷ lệ (%)

Kinh nghiệm dưới 1 năm 2448 27,6

Kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm 2421 27,3

Kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm 1081 12,2

Kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm 1986 22,4

Kinh nghiệm trên 10 năm 932 10,5

Tổng 8868 100 27.6% 27.3% 12.2% 22.4% 10.5%

Tỷ lệ lao động theo kinh nghiệm làm việc (%)

Kinh nghiệm dưới 1 năm Kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm Kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm Kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm Kinh nghiệm trên 10 năm

Biểu đồ 2.2. Lực lƣợng lao động phân theo kinh nghiệm làm việc

Nguồn: Lực lượng lao động Công ty Sumi-Hanel

Từ biểu đồ trên có thể cho thấy trên 50% người lao động công ty là lao động mới (kinh nghiệm dưới 3 năm) và hầu hết tuổi đời còn rất trẻ. Đây là lực lượng mà công ty đã tuyển vào bổ sung số người nghỉ việc và để đáp ứng với mức độ sản lượng tăng.

Do đa phần người lao động công ty là người trẻ và là nữ nhiều nên việc xử lý chế độ, chính sách liên quan đến thai sản, nghỉ việc là công việc quan trọng. Chính vì thế, tỷ lệ có mặt trung bình của Công ty là khoảng 97%, không thực sự cao. Cấu trúc nhân sự trẻ, kinh nghiệm làm việc chưa lâu, ý thức kỷ luật chưa cao đã đặt ra vấn đề lớn cho việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn sản xuất. Đặc biệt đối với người lao động mới và người đi làm lại sau kỳ nghỉ dài.

2.1.2.3. Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn

Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn ở công ty được thể hiện rõ qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.3:

Bảng 2.4: Lực lƣợng lao động phân theo trình độ chuyên môn

Trình độ học vấn S ngƣời Tỷ lệ (%) Đại học 524 5,9 Cao đẳng, Sơ cấp 347 3,9 Lao động phổ thông 7997 90,2 5.9% 3.9% 90.2%

Tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn (%)

Đại học Cao đẳng, Sơ cấp Lao động phổ thông

Biểu đồ 2.3. Lực lƣợng lao động phân theo trình độ chuyên môn

Nguồn: Lực lượng lao động Công ty Sumi-Hanel

Do tính chất công việc là việc đơn giản, có tính lặp lại nên số lượng người lao động trực tiếp chiếm một tỉ lệ lớn và trình độ phổ thông trung học chiếm 90.18%. Qua số liệu thống kê cho thấy lao động của Công ty là lao động phổ thông tương đối nhiều. Đây là nhược điểm lớn đối với Công ty vì đối tượng này thường xuyên biến động, có ít kiến thực về an toàn vệ sinh lao động nên môi trường lao động cần phải thực sự an toàn & lực lượng giám sát quản lý cũng phải tăng cường tại nơi làm việc.

Để nâng cao trình độ chuyên môn và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, bắt buộc cần phải đào tạo thường xuyên, tuyên truyền, huấn luyện trang bị kỹ năng làm việc, giúp người lao động nhận diện được các mối nguy để kịp thời phòng tránh.

2.1.3. Quy trình sản xuất và các sản phẩm chính của Công ty Sumi-Hanel

Quy trình sản xuất:

Quy trình sản xuất của Công ty Sumi-Hanel bao gồm các công đoạn như sơ đồ 2.2. và được trình bày cụ thể các công đoạn như sau:

Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất

Nguồn: Quy trình sản xuất Công ty Sumi-Hanel

Quá trình cắt và bao ép Quá trình nối nhánh Quá trình lắp ráp Quá trình kiểm tra Đóng gói - Cắt và bao ép

- Kiểm tra tình trạng bao ép

- Lột vỏ

- Nối nhánh bằng máy - Kiểm tra tình trạng nối nhánh

- Phân phối theo bộ - Lắp ráp phụ - Lắp ráp chính

- Kiểm tra mắt 1 - Kiểm tra thông mạch - Kiểm tra mắt 2 - Kiểm tra ngoại quan - Đóng gói - Xuất hàng Nhà máy sản xuất A Nhà máy sản xuất B,C,D Bộ phận kiểm tra chất lượng Quản lý sản xuất số 1 QUY TRÌNH NHIỆM VỤ Lập kế hoạch sản

xuất - Nhận đơn đặt hàng - Lập kế hoạch sản xuất

Quản lý sản xuất số 1

Cấp Vật tư - Nhận kế hoạch sản xuất - Đặt hàng

- Cấp phát vật tư

Quản lý sản xuất số 1

Công ty cung cấp sản phẩm lắp ráp cho các hãng xe lớn như Toyota, Suzuki, Honda, Daihatsu với các sản phẩm chủ lực như hệ thống dây điện cho xe Camry, RAV4, Highlander… Với sản phẩm là dây cáp điện cho ô tô, xe máy, công nghệ hoàn toàn từ Nhật Bản. Quy trình sản xuất có thể thấy trên sơ đồ 2.2.

Quy trình sản xuất bao gồm các công đoạn chung mà hầu hết các sản phẩm dây dẫn điện ô tô, xe máy đều trải qua. Mỗi sản phẩm được lắp ráp từ nhiều sợi dây khác nhau (gọi là mạch) và nhiều loại vật tư khác nhau, số mạch có thể lên đến 400 và số vật tư đính kèm có thể lên đến hàng trăm loại. Do ngành ô tô là một trong những ngành có yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng nên việc đảm bảo chất lượng sản phẩm dây điện luôn đặt lên hàng đầu. Việc quản lý người lao động đảm bảo an toàn trong các khâu sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn.

Theo quy trình sản xuất trên, Nhà máy sản xuất A đảm nhiệm vai trò cắt dây và bao ép dây. Từ đó cung cấp dây bán thành phẩm cho Nhà máy B,C, D lắp ráp.

Những rủi ro về an toàn lao động trong các công đoạn sản xuất của Công ty Sumi-Hanel được nêu trong bảng dưới đây:

Bảng 2.5: Những rủi ro về an toàn lao động trong các công đoạn sản xuất

STT Công đoạn sản xuất Những rủi ro về an toàn lao động

1 Lập kế hoạch sản xuất

- Stress do làm các việc lặp đi lặp lại, nhàm chán; làm việc quá tải.

- Đau mỏi vai gáy do làm việc ngồi lâu với máy tính - Hóa chất từ máy in phiếu sản phẩm

2 Cấp Vật tư

- Điện giật

- Rơi cuộn dây vào chân - Lô dây đè vào chân

- Đau lưng khi thao tác với vật nặng. - Hàng hóa rơi từ bàn nâng xuống - Hàng hóa rơi từ xe nâng xuống

- Ngã từ trên bàn nâng xuống do không chú ý - Va chạm người với xe nâng

STT Công đoạn sản xuất Những rủi ro về an toàn lao động

- Va chạm xe tải chở hàng - Hóa chất bám vào người

3 Cắt và bao ép dây

- Điện giật

- Rơi cuộn dây vào chân - Lô dây đè vào chân

- Đau lưng khi thao tác với vật nặng.

- Chạm tay vào vùng chuyển động của máy, nguy cơ kẹp kẹt

- Đầu sản phẩm sắc nhọn chọc vào tay - Va chạm cơ thể vào cạnh máy

- Rơi thiết bị vào chân - Kẹp tay khi thao tác

- Rách tay do va chạm với dao cắt của máy - Trượt ngã do dầu thủy lực chảy ra sàn - Điếc do tiếp xúc tiếng ồn trên 85dB - Vỡ đá, văng bắn

- Bụi đá, kim loại tạo ra trong khi vận hành - Quấn găng tay, tóc, quần áo vào mũi khoan - Pin rơi vào chân

- Cạnh sắc phoi đâm vào tay

- Va chạm xe chở hàng với người đi lại

4 Nối nhánh dây

- Điện giật

- Chạm tay vào vùng chuyển động của máy, nguy cơ kẹp kẹt

- Rách tay do va chạm với dao cắt của máy - Hơi vỏ dây điện nóng chảy

- Bỏng do chạm tay vào vùng nhiệt nóng - Silicon bắn vào mắt và cơ thể

- Epoxy bám vào tay, vào người

- Hơi Epoxy bị hơ nóng bay ra ảnh hưởng đến người lao động

5

Lắp ráp sản phẩm

- Điện giật

- Kẹp tay khi thao tác

- Kẹp kẹt với băng xích dây truyền chuyển động - Đầu sản phẩm sắc nhọn chọc vào tay

- Chập cháy Pin - Pin rơi vào chân

STT Công đoạn sản xuất Những rủi ro về an toàn lao động

- Va chạm cơ thể vào cạnh dây chuyền - Va chạm với xe chuyển vật tư

- Vấp ngã

- Đứt tay khi sử dụng dao trổ

6 Kiểm tra sản phẩm

- Kẹp tay khi thao tác

- Đầu sản phẩm sắc nhọn chọc vào tay - Rơi thùng hàng vào chân

- Va chạm cơ thể vào cạnh dây chuyền - Vấp ngã

7 Đóng gói sản phẩm

- Điện giật

- Hàng hóa rơi từ bàn nâng xuống - Hàng hóa rơi từ xe nâng xuống

- Ngã từ trên bàn nâng xuống do không chú ý - Ngã từ trên ghế xếp hàng

- Va chạm vào người với xe nâng - Va chạm xe tải chở hàng

- Đau lưng khi thao tác với vật nặng.

Nguồn: Tác giả

2.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động.

2.2.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty

Hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ tại công ty gồm có các bộ phận sau:

Sơ đồ 2.3. Bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty

Nguồn: Sơ đồ tổ chức của Công ty Sumi-Hanel

Tổng giám đốc Hội đồng ATVSLĐ Bộ phận An toàn Phòng quản lý sản suất số 1,2,3,4 Nhà máy sản xuất A,B,C,D Mạng lưới ATVSV Công đoàn

Tổng giám đốc: Là người chỉ đạo trực tiếp trong Công ty, cũng là người chỉ đạo trực tiếp công tác ATVSLĐ.

Hội đồng ATVSLĐ: gồm có 15 người trong đó có:

 Đại diện người sử dụng lao động, phó tổng giám đốc khối hỗ trợ sản xuất làm chủ tịch Hội đồng.

 Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Chủ tịch công đoàn của Công ty làm phó chủ tịch Hội đồng.

 Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng là Phụ trách an toàn Phòng quản lý sản xuất số 2.

 Người làm công tác y tế là người phụ trách y tế toàn công ty.

 Các thành viên khác của Hội đồng là đại diện các khối quản lý trong Công ty.

Với số lượng lao động là 8.868 người, công ty đã thành lập được Hội đồng ATVSLĐ đáp ứng được yêu cầu của pháp luật. (Theo khoản 2 – Điều 38 Nghị định 39/2016/NĐ – CP quy định chi tiết và việc thi hành một số điều của luật ATVSLĐ) [9].

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng bảo hộ:

- Tham gia, tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động và các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động;

- Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động ở cơ sở lao động theo định kỳ 6 tháng và hằng năm. Trong kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.

Bộ phận an toàn và phụ trách an toàn về ATVSLĐ:

Công ty thành lập Bộ phận an toàn có 5 cán bộ an toàn vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách đã đáp ứng được yêu cầu của pháp luật (Theo khoản

2 – Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ – CP quy định chi tiết và việc thi hành một số điều của luật ATVSLĐ), ngoài ra có 21 phụ trách an toàn kiêm nhiệm làm việc tại 4 Phòng quản lý sản xuất và 4 Nhà máy sản xuất. Tất cả các cán bộ an toàn của công ty đều được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức ít nhất 1 năm/1 lần.

Bảng 2.6: Vai trò và trách nhiệm của bộ phận an toàn và phụ trách an toàn và phụ trách an toàn

STT Nội dung Bộ phận an toàn Phụ trách an toàn

1 Khái quát nhiệm vụ

Hỗ trợ Ban giám đốc quản lý tổng quát an toàn vệ sinh Công ty

Triển khai các công việc liên quan ATMT tại Văn phòng/ Nhà máy

2

Cơ cấu hoạt động Ban

ATMT

- Xây dựng quy chế, cơ cấu hoạt động, mạng lưới ATMT Công ty

- Thông báo cho nhân viên, quy chế cơ cấu hoạt động ATMT

- Hỗ trợ xây dựng cơ cấu hoạt động ATMT bộ phận. - Tuân thủ chức năng nhiệm vụ theo cơ cấu ban hành của bộ phận 3 Phương châm, chính sách ATMT - Lập và quyết định phương châm chính sách an toàn Công ty

- Thông báo và triển khai tới các bộ phận trong Công ty

- Phổ biến, triển khai phương châm, chính sách tới bộ phận mình quản lý

4 Mục tiêu ATMT

- Xác nhận và triển khai mục tiêu ATMT Công ty - Xác nhận mục tiêu của bộ phận

Xây dựng mục tiêu ATMT Văn phòng/ Nhà máy

5 Kế hoạch ATMT

- Hoạch định, chỉ đạo xây dựng kế hoạch ATMT Công ty

- Triển khai kế hoạch tới các bộ phận - Họp tổng kết và triển khai các hoạt động AT - Lập kế hoạch hoạt động ATMT Văn phòng/ Nhà máy

- Triển khai các hoạt động trong kế hoạch tới các tổ, nhóm, dây chuyền

STT Nội dung Bộ phận an toàn Phụ trách an toàn

định kỳ 1 tháng/ 1 lần khai các nội dung trong kế hoạch với phụ trách Văn phòng/ Nhà máy

6 Thực hiện kế hoạch ATMT

- Nắm bắt được tình hình thực hiện kế hoạch của các bộ phận, chỉ thị đối sách lỗi, cải tiến, thay đổi. - Báo cáo tình hình thực hiện ở các bộ phận đến Ban giám đốc - Giám sát và Nắm bắt được tình hình thực hiện kế hoạch của các khu vực trong bộ phận, chỉ thị đối sách lỗi, cải tiến, thay đổi. - Báo cáo tình hình thực hiện ở các bộ phận đến phụ trách bộ phận Văn phòng/ Nhà máy; bộ phận An toàn Công ty 7 Các hạng mục theo quy định của Luật và Tập đoàn

- Nắm bắt được yêu cầu pháp luật và Tập đoàn và chỉ thị các bộ phận tuân thủ.

- Xác nhận kết quả và báo cáo Ban giám đốc - Đối ứng, ngoại giao với các ban ngành đoàn thể, cơ quan nhà nước

- Triển khai yêu cầu Luật, Tập đoàn tới các tổ, nhóm, dây chuyền.

- Kiểm tra việc tuân thủ của các tổ nhóm, công nhân trong bộ phận

- Báo cáo, xác nhận tình hình thực hiện với quản lý Văn phòng/ Nhà máy, bộ phận an toàn Công ty 8 Họp an toàn hàng tuần (Phân tích tai nạn giao thông của CBCNV, cập nhật khi có nội dung thay

đổi)

- Hướng dẫn thu thập, kiểm tra thông tin báo cáo về tai nạn giao thông - Tham gia họp phân tích - Nắm bắt yêu cầu, triển khai thực hiện

- Lập báo cáo tai nạn giao thông

- Trực tiếp tham gia điều tra tai nạn giao thông

- Phổ biến đối sách an toàn giao thông và các nội dung liên quan cho CBCNV trong văn phòng/nhà máy mình. - Chuẩn bị hồ sơ thủ tục liên quan

Họp an toàn hàng tháng

Triển khai kế hoạch tới các bộ phận

- Lập báo cáo ATMT hàng tháng

STT Nội dung Bộ phận an toàn Phụ trách an toàn

- Thực hiện triển khai các yêu cầu trong cuộc họp - Theo dõi, kiểm tra, giám sát và báo cáo các vấn đề phát sinh liên quan

9 Đào tạo

- Chỉ đạo lập và phê duyệt nội dung họp theo yêu cầu của Ban giám đốc.

- Tham gia họp an toàn - Triển khai yêu cầu từ cuộc họp

- Lập kế hoạch đào tạo của bộ phận dựa trên kế hoạch

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty sumi hanel (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)