Quy địn hổ cắm, phích cắm theo điện áp

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty sumi hanel (Trang 72)

TT Loại điện áp Thiết bị

Ổ cắm Phích cắm 1 Điện áp 1P- 110V 2 Điện áp 1P- 220V 3 Điện áp 3P- 220V 4 Điện áp 3P- 380V

Nguồn: Bộ phận Dự án Công ty Sumi-Hanel

Để giảm thiểu rủi ro cho nhân viên trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, công ty đã được áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả hệ thống điện, con người, thiết bị nhà xưởng như:

-Toàn bộ các hệ thống điện đều được nối đất, nối không, cách điện của các máy thiết bị đảm bảo ≥ 0.4 MΩ.

-Sáu tháng một lần Nhà máy tiến hành dừng toàn bộ các thiết bị điện để bảo dưỡng làm vệ sinh phía bên trong tủ điện cùng các thiết bị đóng cắt.

-Thợ điện được bố trí trực 24/7 tại phân xưởng để theo dõi thiết bị và xử lý các sự cố phát sinh. Những đối tượng này đều có bằng Đại học hoặc Cao đẳng chuyên ngành về điện và được huấn luyện an toàn chuyên môn. Khi tiếp xúc và sửa chữa điện đều được trang bị đầy đủ PTBVCN như dây đeo an toàn, giầy, găng tay cách điện,...

-Xung quanh thiết bị điện luôn đảm bảo sạch, khô ráo, cách ly với các chất dễ cháy, dễ nổ ≥ 5m, lắp đặt rào chắn cứng quanh tủ điện & tủ luôn được khoá bởi người có chuyên môn về điện.

-Tất cả hệ thống chống sét và hệ thống tiếp địa được kiểm định an toàn định kỳ.

Bảng 2.10: Quản lý hệ th ng ch ng sét, tiếp địa

STT Tên thiết bị Vị trí kiểm định Thời gian kiểm định Ngày Ngày kiểm định tới

1 Hệ thống chống sét

4 Nhà máy A,B,C,D 1 năm 6/5/2020 6/5/2021

2 Hệ thống tiếp địa

10 Máy phát điện 1 năm 6/5/2020 6/5/2021 9 Máy biến áp 1 năm 6/5/2020 6/5/2021

4 Trạm điện 1 năm 6/5/2020 6/5/2021

3 Hệ thống tiếp địa nhà

xưởng

8 điểm Nhà máy A 1 năm 6/5/2020 6/5/2021 2 điểm Nhà máy B 1 năm 6/5/2020 6/5/2021 2 điểm Nhà máy C 1 năm 6/5/2020 6/5/2021 2 điểm Nhà máy D 1 năm 6/5/2020 6/5/2021

Nguồn: Bộ phận Dự án Công ty Sumi-Hanel

* Hạn chế:

- Công ty hoạt động lâu năm nên hệ thống dây dẫn điện có nhiều đoạn xuống cấp, nhiều khi xảy ra tình trạng rò điện.

- Người sử dụng cắm nhiều thiết bị điện trên một ổ cắm nên xảy ra tình trạng quá tải gây cháy dây điện.

2.2.3.2. Kĩ thuật an toàn cơ khí

Đa số các máy móc được lắp đặt có cơ cấu bảo vệ che chắn an toàn.

Hình 2.1: Máy cắt và bao ép tự động

Nguồn: Nhà máy cắt và bao ép Công ty Sumi-Hanel

Các yếu tố sản xuất nguy hiểm có thể tác động lên người lao động xuất hiện chủ yếu ở khu vực cơ cấu chuyển động của máy… Do đó, cán bộ an toàn đã đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng các máy móc, thiết bị nhằm cách ly người lao động khỏi vùng nguy hiểm, cụ thể là:

-Lắp đặt các cơ cấu che chắn vùng chuyển động của máy để ngăn chặn tai nạn hoặc chấn thương cho NLĐ trong quá trình vận hành.

-Tại mỗi vị trí máy đặt các bảng hướng dẫn người công nhân vận hành máy móc.

-Trang bị đầy đủ PTBVCN cho NLĐ khi vận hành máy thiết bị

-Trong trường hợp phát hiện có nguy cơ máy thiết bị gặp sự cố hoặc gây tai nạn hoặc chấn thương cho người lao động thì ngay lập tức dừng hoạt động thiết bị để kiểm tra và sửa chữa.

-Sau khi máy, thiết bị được sửa chữa, khắc phục thì trước khi bàn giao NLĐ vận hành trở lại cần kiểm tra, chạy thử, khi thấy đã đảm bảo điều kiện an toàn mới được đưa vào để sản xuất trở lại.

-Tiến hành vệ sinh bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo yêu cầu của nhà sản xuất, ngoài ra còn tiến hành kiểm tra định kỳ trước và sau ca làm việc.

* Hạn chế:

- Hiện tượng cơ cấu che chắn vùng chuyển động của máy bị rạn nứt hoặc vỡ, nguy cơ người lao động chạm tay vào vùng nguy hiểm.

- Cảm biến an toàn bị hỏng, máy vẫn hoạt động khi cửa an toàn mở hoặc cơ thể người xâm nhập vào vùng nguy hiểm.

- Các thiết bị cầm tay chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng mối nguy phát sinh khi sử dụng lại rất lớn, có nguy cơ TNLĐ cao cho NLĐ.

2.2.3.3. Kĩ thuật an toàn đối với thiết bị nâng vận chuyển

Công ty sử dụng nhiều thiết bị nâng hạ khác nhau tại tất cả các Phòng/xưởng và được thể hiện trong bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11: Bảng th ng kê thiết bị nâng, vận chuyển

Stt Tên máy, thiết bị Nơi SX S lƣợng

1 Xe nâng hàng Nhật Bản 13

2 Xe nâng tay điện Nhật Bản 20

3 Xe nâng tay điện cao Nhật Bản 4

4 Cầu nâng Việt Nam 5

5 Bàn nâng Việt Nam 3

6 Thang máy Nhật Bản 2

7 Thang tải hàng Việt Nam 2

8 Thang nâng người Đài Loan 1

Hình 2.2: Thiết bị nâng, vận chuyển

Người vận hành thiết bị nâng là người đã qua đào tạo, có giấy chứng nhận và hàng năm được huấn luyện định kỳ 2 lần/năm. Đặc biệt với người vận hành xe nâng Phòng An toàn đã lập danh sách và gửi đến lớp đào tạo nghề xe nâng để đào tạo trước khi nhân viên phân công vào vị trí. Các thiết bị nâng hạ của Công ty đều được kiểm định an toàn và được kiểm tra định kỳ các tính năng an toàn trước ca làm việc. Đồng thời các thiết bị này cũng được kiểm tra các biện pháp an toàn lao động như sau:

-Thiết bị nâng hạ phải đầy đủ linh phụ kiện, có đủ thiết bị cơ cấu an toàn cần thiết, tên người có chứng chỉ đủ điều kiện vận hành được dán tại vị trí thực hiện công việc.

-Thiết bị được kiểm tra tình trạng vận hành, các cơ cấu an toàn, các bộ phận cơ cấu chi tiết 1 ngày/lần, nếu hỏng hoặc thiếu thì phải dừng ngay lập tức và thông báo nhà thầu kịp thời sửa chữa, thay thế trước khi đưa vào sử dụng trở lại.

-Các thiết bị nâng vận chuyển đều được kiểm tra kỹ thuật bởi Nhà thầu chuyên môn định kỳ 1 tháng 1 lần.

* Hạn chế:

- Thiết bị nâng hạ tiềm ần nhiều rủi ro trong quá trình vận hành như đổ hàng, va chạm vào người thao tác.

- Việc sạc điện cho xe nâng còn tiềm ẩn rủi ro về chập cháy và điện giật.

2.2.3.4. Kĩ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực

Công ty trang bị 6 phòng máy nén khí với 9 bình tích khí để cung cấp cho 4 Nhà máy sản xuất, trong đó Nhà máy sản xuất A với nhiều thiết bị máy móc nên được trang bị 2 phòng máy nén khí.

Bảng 2.12: Bảng th ng kê thiết bị chịu áp

STT Tên thiết bị Vị trí kiểm định Thời gian kiểm định Ngày Ngày kiểm định tới

1 Bình tích khí số 1 Nhà máy A 1 năm 23/5/2020 23/5/2021 2 Bình tích khí số 2 Nhà máy A 1 năm 23/5/2020 23/5/2021 3 Bình tích khí số 3 Nhà máy A 1 năm 23/5/2020 23/5/2021 4 Bình tích khí số 4 Nhà máy B 1 năm 23/5/2020 23/5/2021 5 Bình tích khí số 5 Nhà máy C 1 năm 23/5/2020 23/5/2021 6 Bình tích khí số 6 Nhà máy C 1 năm 23/5/2020 23/5/2021 7 Bình tích khí số 7 Nhà máy C 1 năm 23/5/2020 23/5/2021 8 Bình tích khí số 8 Nhà máy D 1 năm 23/5/2020 23/5/2021 9 Bình tích khí số 9 Nhà máy D 1 năm 23/5/2020 23/5/2021

Nguồn: Bộ phận Dự án Công ty Sumi-Hanel

Hình 2.3: Trạm khí nén Nhà máy sản xuất A

Thiết bị chịu áp của công ty chủ yếu là bình chứa khí nén. Công ty đã quy hoạch khu vực máy nén khí riêng không ảnh hưởng đến nhà máy sản xuất, lập danh sách những người được vào phòng vận hành máy nén khí. Hàng năm, nhân viên vận hành được tham dự các lớp huấn luyện, đào tạo bảng tiêu chuẩn công việc, đào tạo an toàn và kiểm tra sát hạch kiến thức. Người lao động trực tiếp vận hành, kiểm tra thiết bị phải được đào tạo về chuyên môn và có chứng nhận, giấy phép vận hành.

Khi phát hiện máy có sự cố thì phải dừng máy và thông báo cho nhà thầu sửa chữa. Hàng tháng, nhà thầu chuyên môn có nhiệm vụ kiểm tra kỹ thuật thiết bị và ghi chép hồ sơ thiết bị.

* Hạn chế:

- Khu vực máy nén khí rất ồn vì vậy người thao tác trong khu vực máy nén có nguy cơ ảnh hưởng đến thính giác.

- Nguy cơ mất an toàn do thao tác trong khu vực chật hẹp khi thay dầu cho máy nén khí.

2.2.3.5. Kĩ thuật an toàn hoá chất

Trong toàn bộ quy trình sản xuất, hóa chất được sử dụng hạn chế ở các công đoạn như bôi vào vật tư, bảo dưỡng thiết bị, vệ sinh máy và dây chuyền:

-Công đoạn sản xuất, hóa chất được dùng là dầu hoặc silicon để xử lý bề mặt sản phẩm, chống han gỉ đầu kim loại…

-Công đoạn bảo dưỡng thiết bị, hoá chất được sử dụng là các dầu bôi trơn, dầu chống bám gỉ.

-Công đoạn vệ sinh máy và dây chuyền, hóa chất được sử dụng là cồn, dung môi dùng để lau máy và dây chuyền.

Trong việc sử dụng, bảo quản các hóa chất, công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sử dụng, nguyên tắc bảo quản. Thực hiện đánh giá rủi ro đối với các hóa chất nguy hiểm, độc hại. Bản SDS sẽ được yêu cầu trước khi tiến hành mua để nắm được đặc tính hóa học và đặc tính vật lý bao gồm: nhiệt độ sôi, áp suất bay hơi, đặc tính độc hại của hóa chất. Nguy cơ khi

thao tác xử lý hóa chất sẽ được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn của công ty. Các hóa chất đã được tiến hành đánh giá rủi ro rồi thì sẽ thực hiện rà soát định kỳ. Trước khi tiến hành mua một loại hóa chất nguy hiểm, độc hại để sử dụng, cần có sự chấp thuận của bộ phận chịu trách nhiệm về an toàn của mỗi công ty, sau đó mới tiến hành đặt mua.

Các kho hoá chất đặt ngoài khu vực nhà xưởng. Các biện pháp như thông gió cục bộ sẽ được thực hiện đối với các chất dễ bay hơi, dễ cháy và các chất hóa học có thể gây tác hại đến cơ thể người qua con đường hô hấp. Đảm bảo an toàn cháy nổ cũng như thuận tiện cho công tác ứng phó sự cố hoá chất.

Nhân viên làm việc trực tiếp với hoá chất đều được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như quần áo BHLĐ, găng tay, khẩu trang, ủng và được đào tạo an toàn định kỳ 1 năm/1 lần.

* Hạn chế:

- Khu vực kho lưu trữ hóa chất khá chật hẹp, nóng nực vào mùa hè. Hơi hóa chất sẽ bốc lên nhiều hơn khi trời nóng.

- Một số hóa chất dùng cho công đoạn bảo dưỡng như RP7, RX9 chưa được đánh giá rủi ro.

2.2.3.6. Công tác Phòng cháy chữa cháy

Hình 2.4: Thiết bị phòng cháy chữa cháy

Trong quá trình sản xuất nhà máy sử dụng rất nhiều nguyên liệu chủ yếu là dây điện, thùng bìa catton dễ cháy. Do vậy mà công tác PCCC được các cấp quản lý tại đây đặc biệt quan tâm, chỉ đạo. Cụ thể Công ty đã làm hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn thiện và trang bị đầy đủ các họng nước chữa cháy. Hệ thống báo cháy được bố trí đầu báo nhiệt, đầu báo khói, nút báo cháy dải đều và được gắn trên tường ở những vị trí thuận tiện, đường đi lại, vừa với tầm với và dễ quan sát trong khu xưởng. Khi có hỏa hoạn xảy ra bấm bất kì một nút nào đó thì hệ thống sẽ kích hoạt, còi báo cháy phát tiếng kêu. Bộ phận bảo vệ sẽ xác nhận vị trí báo cháy và phát loa thông tin báo cháy, tất cả nhân viên sẽ thoát ra ngoài bằng các cửa thoát hiểm được bố trí xung quanh nhà xưởng theo hướng đèn EXIT [6]; [7].

Hàng năm công ty kết hợp với công an PCCC Thành phố lập phương án thực tập PCCC. Tổ chức các lớp tập huấn cho toàn cán bộ nhân viên về cách sử dụng phương tiện PCCC, diễn tập thoát nạn cho đủ 3 ca làm việc theo các tình huống giả định ít nhất 1 năm/1 lần [12].

* Hạn chế:

- Diện tích nhà máy rộng và mật độ người lao động cao, tuy nhiên số cửa thoát hiểm ít sẽ làm cho việc thoát hiểm diễn ra chậm.

- Việc tập huấn PCCC cho CBCNV mới chưa được kịp thời.

Nhận xét:

Tất cả các công tác kỹ thuật an toàn tại công ty đều tuân thủ theo các quy định hiện hành của nhà nước, tất cả các máy thiết bị đều được kiểm tra định kỳ 1 ngày/1 lần vào đầu ca làm việc, hồ sơ kỹ thuật máy rõ ràng, các thiết bị có hệ thống khống chế quá tải, sensor phát hiện người vi phạm vào vùng hoạt động của máy để bảo vệ cho người lao động, các thiết bị điện đều được tiếp địa để phòng ngừa sự cố rò rỉ điện. Các thiết bị nâng đều được bảo trì định kỳ nhằm loại bỏ các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trong khi sử dụng. Định kì hàng tháng có kỹ thuật viên kiểm tra độ ổn định của các thiết bị.

Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả khảo sát về Công tác kỹ thuật an toàn

Đơn vị: %

Stt Nội dung

Đánh giá

T t thƣờng Bình Không t t

1 Kỹ thuật an toàn điện 92 5 3

2 Kỹ thuật an toàn cơ khí 90 6 4

3 Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng, vận

chuyển 92 4 4

4 Kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực 95 5 0

5 Kỹ thuật an toàn hoá chất 95 5 0

6 Công tác Phòng cháy chữa cháy 93 7 0

Nguồn: Tác giả

Theo kết quả kiểm tra bằng bảng khảo sát phụ lục 1 về công tác kỹ thuật an toàn & kết hợp với hiện trạng của công ty cho thấy việc thực hiện các quy định, biện pháp, tiêu chuẩn làm việc an toàn đã được thực hiện, tuy nhiên tại một số vị trí, quá trình thực hiện các biện pháp, tiêu chuẩn làm việc an toàn còn chưa thực hiện tốt, triệt để có thể dẫn đến rủi ro.

Qua khảo sát đánh giá chúng tôi nhận thấy, tại các khu vực sản xuất vẫn còn một số tồn tại sau:

- Hệ thống điện còn một số vị trí đây điện bị bong vỏ cách điện do chuột cắn, dây tiếp địa lắp đặt không được chặt với vỏ máy.

- Có nhiều máy móc bị nứt vỡ cửa an toàn, tấm chắn nguy cơ gây tai nạn do người thao tác có thể chạm vào. Vị trí nhân viên làm việc có các thiết bị sắc nhọn chưa có biện pháp kiểm soát phù hợp.

- Xe nâng vận chuyển hàng quá cao, nguy cơ đổ sập. Pallet thiếu chắc chắn khi hàng hóa xếp cao lên 3 tầng.

- Vận hành máy nén khí còn khó khăn do máy hoạt động rất ồn. - Người lao động sử dụng một số hóa chất mà chưa được đánh giá rủi ro.

- Trong quá trình kiểm tra ngẫu nhiên thì có một số người lao động không biết sử dụng bình chữa cháy.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty sumi hanel (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)