Thiết bị chịu áp của công ty chủ yếu là bình chứa khí nén. Công ty đã quy hoạch khu vực máy nén khí riêng không ảnh hưởng đến nhà máy sản xuất, lập danh sách những người được vào phòng vận hành máy nén khí. Hàng năm, nhân viên vận hành được tham dự các lớp huấn luyện, đào tạo bảng tiêu chuẩn công việc, đào tạo an toàn và kiểm tra sát hạch kiến thức. Người lao động trực tiếp vận hành, kiểm tra thiết bị phải được đào tạo về chuyên môn và có chứng nhận, giấy phép vận hành.
Khi phát hiện máy có sự cố thì phải dừng máy và thông báo cho nhà thầu sửa chữa. Hàng tháng, nhà thầu chuyên môn có nhiệm vụ kiểm tra kỹ thuật thiết bị và ghi chép hồ sơ thiết bị.
* Hạn chế:
- Khu vực máy nén khí rất ồn vì vậy người thao tác trong khu vực máy nén có nguy cơ ảnh hưởng đến thính giác.
- Nguy cơ mất an toàn do thao tác trong khu vực chật hẹp khi thay dầu cho máy nén khí.
2.2.3.5. Kĩ thuật an toàn hoá chất
Trong toàn bộ quy trình sản xuất, hóa chất được sử dụng hạn chế ở các công đoạn như bôi vào vật tư, bảo dưỡng thiết bị, vệ sinh máy và dây chuyền:
-Công đoạn sản xuất, hóa chất được dùng là dầu hoặc silicon để xử lý bề mặt sản phẩm, chống han gỉ đầu kim loại…
-Công đoạn bảo dưỡng thiết bị, hoá chất được sử dụng là các dầu bôi trơn, dầu chống bám gỉ.
-Công đoạn vệ sinh máy và dây chuyền, hóa chất được sử dụng là cồn, dung môi dùng để lau máy và dây chuyền.
Trong việc sử dụng, bảo quản các hóa chất, công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sử dụng, nguyên tắc bảo quản. Thực hiện đánh giá rủi ro đối với các hóa chất nguy hiểm, độc hại. Bản SDS sẽ được yêu cầu trước khi tiến hành mua để nắm được đặc tính hóa học và đặc tính vật lý bao gồm: nhiệt độ sôi, áp suất bay hơi, đặc tính độc hại của hóa chất. Nguy cơ khi
thao tác xử lý hóa chất sẽ được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn của công ty. Các hóa chất đã được tiến hành đánh giá rủi ro rồi thì sẽ thực hiện rà soát định kỳ. Trước khi tiến hành mua một loại hóa chất nguy hiểm, độc hại để sử dụng, cần có sự chấp thuận của bộ phận chịu trách nhiệm về an toàn của mỗi công ty, sau đó mới tiến hành đặt mua.
Các kho hoá chất đặt ngoài khu vực nhà xưởng. Các biện pháp như thông gió cục bộ sẽ được thực hiện đối với các chất dễ bay hơi, dễ cháy và các chất hóa học có thể gây tác hại đến cơ thể người qua con đường hô hấp. Đảm bảo an toàn cháy nổ cũng như thuận tiện cho công tác ứng phó sự cố hoá chất.
Nhân viên làm việc trực tiếp với hoá chất đều được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như quần áo BHLĐ, găng tay, khẩu trang, ủng và được đào tạo an toàn định kỳ 1 năm/1 lần.
* Hạn chế:
- Khu vực kho lưu trữ hóa chất khá chật hẹp, nóng nực vào mùa hè. Hơi hóa chất sẽ bốc lên nhiều hơn khi trời nóng.
- Một số hóa chất dùng cho công đoạn bảo dưỡng như RP7, RX9 chưa được đánh giá rủi ro.
2.2.3.6. Công tác Phòng cháy chữa cháy