Vai trò và trách nhiệm của bộ phận an toàn và phụ trách an toàn

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty sumi hanel (Trang 64 - 70)

và phụ trách an toàn

STT Nội dung Bộ phận an toàn Phụ trách an toàn

1 Khái quát nhiệm vụ

Hỗ trợ Ban giám đốc quản lý tổng quát an toàn vệ sinh Công ty

Triển khai các công việc liên quan ATMT tại Văn phòng/ Nhà máy

2

Cơ cấu hoạt động Ban

ATMT

- Xây dựng quy chế, cơ cấu hoạt động, mạng lưới ATMT Công ty

- Thông báo cho nhân viên, quy chế cơ cấu hoạt động ATMT

- Hỗ trợ xây dựng cơ cấu hoạt động ATMT bộ phận. - Tuân thủ chức năng nhiệm vụ theo cơ cấu ban hành của bộ phận 3 Phương châm, chính sách ATMT - Lập và quyết định phương châm chính sách an toàn Công ty

- Thông báo và triển khai tới các bộ phận trong Công ty

- Phổ biến, triển khai phương châm, chính sách tới bộ phận mình quản lý

4 Mục tiêu ATMT

- Xác nhận và triển khai mục tiêu ATMT Công ty - Xác nhận mục tiêu của bộ phận

Xây dựng mục tiêu ATMT Văn phòng/ Nhà máy

5 Kế hoạch ATMT

- Hoạch định, chỉ đạo xây dựng kế hoạch ATMT Công ty

- Triển khai kế hoạch tới các bộ phận - Họp tổng kết và triển khai các hoạt động AT - Lập kế hoạch hoạt động ATMT Văn phòng/ Nhà máy

- Triển khai các hoạt động trong kế hoạch tới các tổ, nhóm, dây chuyền

STT Nội dung Bộ phận an toàn Phụ trách an toàn

định kỳ 1 tháng/ 1 lần khai các nội dung trong kế hoạch với phụ trách Văn phòng/ Nhà máy

6 Thực hiện kế hoạch ATMT

- Nắm bắt được tình hình thực hiện kế hoạch của các bộ phận, chỉ thị đối sách lỗi, cải tiến, thay đổi. - Báo cáo tình hình thực hiện ở các bộ phận đến Ban giám đốc - Giám sát và Nắm bắt được tình hình thực hiện kế hoạch của các khu vực trong bộ phận, chỉ thị đối sách lỗi, cải tiến, thay đổi. - Báo cáo tình hình thực hiện ở các bộ phận đến phụ trách bộ phận Văn phòng/ Nhà máy; bộ phận An toàn Công ty 7 Các hạng mục theo quy định của Luật và Tập đoàn

- Nắm bắt được yêu cầu pháp luật và Tập đoàn và chỉ thị các bộ phận tuân thủ.

- Xác nhận kết quả và báo cáo Ban giám đốc - Đối ứng, ngoại giao với các ban ngành đoàn thể, cơ quan nhà nước

- Triển khai yêu cầu Luật, Tập đoàn tới các tổ, nhóm, dây chuyền.

- Kiểm tra việc tuân thủ của các tổ nhóm, công nhân trong bộ phận

- Báo cáo, xác nhận tình hình thực hiện với quản lý Văn phòng/ Nhà máy, bộ phận an toàn Công ty 8 Họp an toàn hàng tuần (Phân tích tai nạn giao thông của CBCNV, cập nhật khi có nội dung thay

đổi)

- Hướng dẫn thu thập, kiểm tra thông tin báo cáo về tai nạn giao thông - Tham gia họp phân tích - Nắm bắt yêu cầu, triển khai thực hiện

- Lập báo cáo tai nạn giao thông

- Trực tiếp tham gia điều tra tai nạn giao thông

- Phổ biến đối sách an toàn giao thông và các nội dung liên quan cho CBCNV trong văn phòng/nhà máy mình. - Chuẩn bị hồ sơ thủ tục liên quan

Họp an toàn hàng tháng

Triển khai kế hoạch tới các bộ phận

- Lập báo cáo ATMT hàng tháng

STT Nội dung Bộ phận an toàn Phụ trách an toàn

- Thực hiện triển khai các yêu cầu trong cuộc họp - Theo dõi, kiểm tra, giám sát và báo cáo các vấn đề phát sinh liên quan

9 Đào tạo

- Chỉ đạo lập và phê duyệt nội dung họp theo yêu cầu của Ban giám đốc.

- Tham gia họp an toàn - Triển khai yêu cầu từ cuộc họp

- Lập kế hoạch đào tạo của bộ phận dựa trên kế hoạch Công ty.

- Thực hiện triển khai đào tạo các nội dung theo kế hoạch đã lập

- Tổng hợp kết quả, báo cáo phụ trách bộ phận Văn phòng/ Nhà máy, bộ phận An toàn Công ty

- Lưu hồ sơ đào tạo

10 Tuần tra an toàn

- Chỉ đạo lập và phê duyệt kế hoạch tuần tra an toàn

- Triển khai kế hoạch đến các bộ phận

- Tham gia tuần tra - Tổ chức họp tổng kết các phát hiện, đối sách khắc phục.

- Triển khai kiểm tra giám sát việc thực hiện các đối sách của các tổ, nhóm, dây chuyền

- Tham gia tuần tra hàng ngày, phát hiện, ngăn ngừa các rủi ro.

11

Hồ sơ tài liệu liên quan

ATMT

- Hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng, sửa đổi/ bổ sung các văn bản liên quan ATMT

- Kiểm tra, rà soát các văn bản ATMT

- Triển khai toàn Công ty

- Xây dựng các văn bản, hướng dẫn cụ thể tại bộ phận dựa theo quy định chung văn bản Công ty. - Triển khai đến các tổ, nhóm, dây chuyền.

- Giám sát việc tuân thủ các văn bản hướng dẫn ban hành.

STT Nội dung Bộ phận an toàn Phụ trách an toàn 12 Đối ứng tình huống khẩn cấp: sự cố, tai nạn, dịch bệnh, thiên tai - Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy trình ứng phó khi có tình huống khẩn cấp.

- Chỉ đạo lập và phê duyệt phương án kế hoạch đào tạo PCCC, diễn tập thoát nạn.

- Tham gia điều tra, nắm bắt tình huống khẩn cấp xảy ra.

- Chỉ đạo thực hiện các đối sách khắc phục, ngăn ngừa tái diễn.

- Tuân thủ và hướng dẫn quy trình ứng phó sự cố cho toàn bộ nhân viên các tổ, nhóm, dây chuyền sản xuất. - Tham gia đầy đủ các buổi đào tạo PCCC, diễn tập thoát nạn

- Trực tiếp tham gia điều tra, nắm bắt tình hình khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

- Triển khai và theo dõi kết quả đối sách, báo cáo phụ trách bộ phận, bộ phận An toàn Công ty

- Lập và lưu giữ các văn bản, hồ sơ liên quan.

13 Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) - Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy trình cấp phát, quản lý dụng cụ bảo hộ, bảng ma trận dụng cụ bảo hộ cần thiết với từng công việc.

- Xác nhận tình hình thực hiện, báo cáo Ban giám đốc

- Hỗ trợ thiết lập bảng ma trận dụng cụ bảo hộ cần thiết cho từng vị trí công việc của bộ phận.

- Cấp phát và giám sát việc quản lý, sử dụng đồ bảo hộ đúng với từng yêu cầu công việc; cập nhật và thông báo cho bộ phận An toàn công ty khi có thay đổi

- Tổng hợp kết quả báo cáo phụ trách bộ phận, bộ phận An toàn Công ty.

14

Quản lý sức khỏe, môi trường làm

việc

- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đo giám sát môi trường làm việc; khám sức khỏe nhân viên

- Phối hợp tham gia hoạt động giám sát môi trường lao động.

- Triển khai các biện pháp cải tiến môi trường, phòng

STT Nội dung Bộ phận an toàn Phụ trách an toàn Công ty. - Nắm được tình hình thực trạng môi trường làm việc và sức khỏe nhân viên

- Chỉ đạo thực hiện cải tiến môi trường

ngừa nguy hại sức khỏe nhân viên.

15

Kiểm tra và sửa đổi hệ thống ATMT

- Phê duyệt kế hoạch kiểm tra và đánh giá. - Phê duyệt báo cáo sau khi kiểm tra

- Chỉ thị đối sách,cải tiến lỗi, thực hiện sửa đổi, cải tiến hệ thống.

- Chuẩn bị các nội dung đánh giá.

- Thực hiện các nội dung cần cải tiến, bổ sung, sửa đổi.

Nguồn:Vai trò nhiệm vụ của bộ phận an toàn năm 2020

 Bộ phận y tế trực thuộc Phòng An toàn

Công ty có 8.868 người lao động nên đã thành lập 3 trạm y tế: 1 trạm tại Nhà máy sản xuất A, 1 trạm tại Nhà máy sản xuất B&C, 1 trạm tại Nhà máy sản xuất D. Số người làm công tác y tế là 14 người trong đó có 1 trạm trưởng là Bác sỹ, nhân viên y tế đều có trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành y đáp ứng yêu cầu của pháp luật (Theo khoản 2 – Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ – CP quy định chi tiết và việc thi hành một số điều của luật ATVSLĐ). Đảm bảo 24/24h các ngày luôn có người trực cả 3 trạm y tế trong 3 ca sản xuất.

Bộ phận y tế định kỳ 1 năm/lần tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu cho NLĐ, chuẩn bị thuốc men đầy đủ về chủng loại và số lượng; tổ chức khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Bộ phận y tế có trách nhiệm kiểm tra chấp hành các điều lệ vệ sinh phòng dịch. Khi có tai nạn lao động xảy ra, Bộ phận y tế tham gia xử lý, cấp cứu người bị nạn, điều tra tai nạn lao động.

 Mạng lưới an toàn vệ sinh viên

Công ty đã thành lập mạng lưới ATVSV theo quy định tại khoản 1 – Điều 74 luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 gồm 85 người được biên chế theo các ca làm việc. ATVSV là những nhân viên trực tiếp sản xuất (kiêm nhiệm làm an toàn vệ sinh viên và được bố trí 1 ATVSV/1 ca/1 tổ sản xuất).

Các ATVSV trong công ty đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động. Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy an toàn - vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động của người lao động trong tổ; phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị. Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, các biện pháp, phương án làm việc an toàn - vệ sinh lao động trong phạm vi tổ; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ. Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc. Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục. Khi phát hiện ra sự cố tại công ty, khẩn cấp mang túi cứu thương đến ngay hiện trường làm nhiệm vụ sơ cứu, xác định và phân loại mức độ sự cố, tình trạng nạn nhân cần cấp cứu để thực hiện thông báo hoặc áp dụng các bước sơ cấp cứu theo quy trình đã đươc tập huấn. Thông báo cho nhân viên chuyên trách và người có thẩm quyền, vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

2.2.2. Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động năm 2020

Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động được xây dựng dựa trên kết quả thực hiện của năm ngoái và mục tiêu hướng đến năm mới. Với mục đích thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về ATVSLĐ, cải thiện môi trường, điều kiện lao động cho nhân viên trong công ty, Công ty lập kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động năm 2020 như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty sumi hanel (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)