Kết quả khám sức khoẻ định kỳ năm 2019

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty sumi hanel (Trang 85)

STT Phân loại sức khỏe S ngƣời Tỷ lệ (%)

1 Loại I 4259 48,0 2 Loại II 3629 40,9 3 Loại III 980 11,1 4 Loại IV 0 0 5 Loại V 0 0 48.0% 40.9% 11.1%

Tỷ lệ Phân loại sức khoẻ nhân viên(%)

Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V

Biểu đồ 2.4. Phân loại sức khoẻ của nhân viên

Nguồn: Kết quả khám sức khoẻ định kỳ Công ty Sumi-Hanel năm 2020

Như vậy, ta thấy tình trạng sức khỏe của người lao động thuộc Loại I và loại II chiếm gần 90% thể hiện môi trường làm việc của công ty đảm bảo tốt.

Tình hình Tai nạn lao động

Với phương châm “An toàn là số 1” cho thấy Công ty rất coi trọng vấn đề an toàn lao động và sức khỏe người lao động. Số vụ TNLĐ xảy ra tại Công ty Sumi-Hanel được thống kê ở bảng 2.16:

Bảng 2.16: S tai nạn lao động xảy ra tại nhà máy cắt và bao ép qua các năm 2016- 2020

Năm

Phân loại TNLĐ theo mức độ thƣơng tật

S vụ S ngƣời bị nạn

Tổng s S ngƣời chết thƣơng nặng S ngƣời bị S ngƣời bị thƣơng nhẹ

2016 0 0 0 0

2017 0 0 0 0

2018 1 0 0 1

2019 0 0 0 0

2020 0 0 0 0

Nguồn: Báo cáo công tác ATVSLĐ

Nhận xét: Trong 5 năm, công ty để xảy ra 1 vụ tai nạn lao động nhẹ vào năm 2018.

2.2.4.3. Công tác thực hiện một số chính sách an toàn vệ sinh lao động

Tình hình cấp phát và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân

Người lao động bắt đầu vào làm việc tại công ty sẽ được cấp phát áo và giày đồng phục theo quy định của Công ty. Đối với các trang thiết bị bảo hộ lao động khác, khi cấp phát cho các bộ phận sẽ căn cứ vào mục đích, yêu cầu của mỗi công việc để tiến hành cấp phát. Và công ty đã lập sổ theo dõi, danh mục quản lý cấp phát trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động theo quy định.

Ngoài những PTBVCN được công ty cấp phát định kỳ, nếu trong quá trình sử dụng nhân viên vô tình làm hỏng hoặc hư hại, rách PTBVCN thì sẽ được người phụ trách cấp phát cấp mới PTBVCN khác. Ngoài ra, nếu nhân viên làm mất hoặc cố tình làm hư hỏng thì nhân viên sẽ phải bồi thường theo đúng quy định của Công ty.

Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra tại công ty, nhiều nhân viên có sử dụng PTBVCN nhưng không đầy đủ theo đúng bảng tiêu chuẩn công việc.

Như trường hợp nhân viên vận hành máy cắt bàn, nhân viên được trang bị khẩu trang, kính và nút tai chống ồn, nhưng khi làm việc nhân viên thường không mang kính và nút tai. Theo khảo sát ý kiến của nhân viên đã nêu ở trên, phần lớn người lao động cho rằng họ không muốn sử dụng vì các lý do: vướng víu, khó chịu khi sử dụng PTBVCN [8].

Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động

Về công tác tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện về ATVSLĐ: Công ty đã thực hiện đào tạo, huấn luyện cho người lao động theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, Vệ sinh lao động cụ thể [10]:

+ Nhóm 1: 61 người + Nhóm 2: 29 người + Nhóm 3: 741 người + Nhóm 4: 7.209 người

+ Nhóm 5: Người làm công tác y tế: 14 người

+ Nhóm 6: Nhóm mạng lưới An toàn vệ sinh viên: 87 người Ngoài ra công ty còn có một số hoạt động khác như:

-Trình chiếu video an toàn trên màn hình lớn tại vị trí ngồi nghỉ của CBCNV

-Treo nội quy an toàn, hướng dẫn an toàn tại vị trí làm việc.

-Khen thưởng các cá nhân có đề xuất cải tiến an toàn tốt, đồng thời đã có chế tài xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm về các quy định ATVSLĐ của công ty.

Chế độ làm việc nghỉ ngơi

- Hiện tại Công ty đã xây dựng lịch làm việc hàng năm với 268 ngày làm việc, 97 ngày nghỉ (Nghỉ lễ tết, nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ công ty).

- Thời giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường: 8 tiếng/ca, chia 03 ca/ngày + Ca hành chính (Từ 8h~17h).

- Thời giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần trong điều kiện lao động, môi trường lao động đặc biệt nặng ngọc, độc hại, nguy hiểm: không có

- Số giờ làm thêm trường hợp cao nhất: 5h/ ngày, 70h/ tháng, 295h/ năm. - Việc thực hiện các quy định về nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng có lương, nghỉ việc riêng không hưởng lương theo Bộ luật lao động.

- Số ngày nghỉ hàng năm đối với lao động làm công việc bình thường: được hưởng 12 ngày kể từ ngày bắt đầu vào làm việc và cứ sau 5 năm được tăng 01 ngày nghỉ [11].

Chế độ với lao động nữ

- Tổng số lao động nữ: 5.694 người

- Thực hiện các quy định riêng đối với lao động nữ gồm:

+ Thực hiện quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 trở lên làm các công việc nặng nhọc; lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi; lao động nữ trong thời gian hành kinh: Theo quy định của Bộ luật lao động.

+ Những trường hợp sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ trong doanh nghiệp: Không có trường hợp nào.

+ Việc bố trí chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh cho lao động nữ: có vị trí

+ Việc giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ: không có (chỉ có trợ cấp nuôi con dưới 36 tháng tuổi: 100.000 đồng/ cháu)

+ Việc thực hiện các chế độ cho lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản và đảm bảo việc làm cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản: Theo quy định của Bộ luật lao động.

2.2.5. Công tác đánh giá rủi ro

Hàng năm, Bộ phận An toàn đều lập kế hoạch và tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro về ATVSLĐ của các Phòng/Nhà máy triển khai tại hiện trường các nội dung sau đây: Đánh giá rủi ro thiết bị; đánh giá rủi ro thao tác. Để kịp thời

nhận biết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; Áp dụng các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc; Phát hiện và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nhưng tại một số vị trí làm việc, công tác kiểm soát mối nguy và rủi ro chưa được thực hiện triệt để như: một số máy mài cầm tay, máy cắt bàn chưa được lắp che chắn bảo vệ chống văng bắn. Chưa đánh giá rủi ro hết các yếu tố có hại cho nhân viên vận hành các máy thiết bị cắt và bao ép.

2.2.6. Công tác báo cáo, tổng kết định kỳ

Hàng tuần công tác an toàn được thống kê và báo cáo vào ngày cuối cùng của tuần làm việc bao gồm một số hạng mục công việc như: hiện trạng an toàn tại phân xưởng trong tuần trước (chất, máy, thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, biến động nhân lực, sự cố nếu có & một số hình ảnh thực tế tại nơi sản suất).

Định kỳ hàng tháng Bộ phận an toàn báo cáo tổng kết các vấn đề: kết quả thực hiện kế hoạch an toàn lao động, trang bị PTBVCN, trang thiết bị PCCC, chất, máy, thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động & báo cáo cho Ban giám đốc cùng Hội đồng An toàn vệ sinh lao động.

Công tác kiểm tra và thống kê báo cáo thực hiện nghiêm túc, có hệ thống, thường xuyên kiểm tra và báo cáo tình trạng từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp, giúp phát hiện và kiểm soát các mối nguy kịp thời, tránh được các rủi ro và tai nạn lao động.

2.3. Thực trạng điều kiện làm việc, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

của người lao động trong nhà máy cắt và bao tại Công ty Sumi – Hanel

2.3.1. Thông tin chung về nhà máy cắt và bao ép

Nhà máy cắt và bao ép có diện tích 6200m2

với 1233 lao động thuộc nhà máy sản xuất và 97 lao động thuộc bộ phận kho cấp vật tư [14].

Sơ đồ 2.4. Quy trình sản xuất Nhà máy cắt và bao ép

Nguồn: Quy trình sản xuất của Công ty Sumi-Hanel

2.3.2. Tình hình tai nạn lao động tại nhà máy cắt và bao ép

Nhà máy cắt và bao ép là nhà máy trang bị máy móc nhiều nhất công ty và các mối nguy hiểm cơ khí luôn luôn thường trực. Trong 5 năm 2016 đến 2020 Nhà máy cắt và bao ép có xảy ra 1 vụ TNLĐ nhẹ. Nguyên nhân TNLĐ do công nhân thao tác bên trong vùng che chắn an toàn bằng cách vô hiệu hóa công tắc an toàn, hậu quả công nhân bị máy cắt rách ngón tay trỏ.

Kho cấp vật tư

Cắt và bao ép (cắt và dập đầu kim loại vào dầu dây

Cắt vỏ dây ở đoạn giữa

Nối thêm nhánh Hàn thêm nhánh Xoắn dây

Quấn băng dính Chống nước

Cấp bán thành phẩm cho nhà máy lắp ráp

Nhà máy đã tăng cường các biện pháp an toàn, đặc biệt là biện pháp kỹ thuật an toàn để giảm thiểu TNLĐ. Kết quả trong 2 năm 2019 và 2020 nhà máy không để xảy ra vụ TNLĐ nào

Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả khảo sát và điều tra các thông tin về an toàn, vệ sinh lao động với ngƣời lao động làm việc tại các máy thiết bị cắt

và bao ép

Đơn vị: %

Stt Nội dung

Đánh giá

T t thƣờng Bình Không t t

1 Đảm bảo an toàn máy, trang thiết bị phục vụ

sản xuất 91 6 3

2 Cấp phát và sử dụng phương tiện bảo vệ cá

nhân 91 7 2

3 Chế độ làm việc và nghỉ ngơi 95 3 2

4 Môi trường làm việc phù hợp 94 2 4

5 Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 92 6 2

6 Khám sức khỏe định kỳ và phát hiện bệnh

nghề nghiệp 95 4 1

Nguồn: Tác giả

Theo kết quả kiểm tra bằng bảng khảo sát phụ lục 2 về điều tra các thông tin về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc tại các máy thiết bị cắt và bao ép cho thấy việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động đã được thực hiện, tuy nhiên vẫn còn một số công đoạn, vị trí sản xuất thực hiện chưa tốt. Việc đảm bảo an toàn máy, trang thiết bị sản xuất vẫn còn nhiều rủi ro có thể gây ra TNLĐ. Việc cấp phát và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân còn một số tồn tại như người lao động không sử dụng bảo hộ do cảm thấy vướng và bất tiện khi thao tác. Đối với việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động còn chưa phù hợp về nội dung đào tạo đối với những lao động mới là người dân tộc.

2.3.3. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị tại nhà máy cắt và bao ép

Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về công nghệ sản xuất dây dẫn diện cho ô tô. Nhà máy cắt và bao ép được trang bị các trang thiết bị hiện đại đa số là nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản.

Bảng 2.18: Bảng th ng kê máy, thiết bị cơ khí trong Nhà máy cắt và bao ép

STT Tên máy, thiết bị Nơi SX S lƣợng

1 Máy cắt và bao ép Máy cắt và bao ép tự động Nhật Bản 116 Máy chèn dây tự động Nhật Bản 87

Máy cắt dây to, dây nhiều lõi, dây

chống nhiễu Nhật Bản 7

Máy bao ép dây to, dây nhiều lõi, dây

chống nhiễu Nhật Bản 5

Máy bao ép bán tự động Nhật Bản 70

Máy cắt vỏ khúc giữa Nhật Bản 6

Máy bao ép nối nhánh Nhật Bản 8

2 Máy hàn nối nhánh dùng nhiệt Nhật Bản 8

3 Máy quấn băng thường Nhật Bản 15

4 Máy quấn băng silicon Nhật Bản 3

5 Máy đổ Epoxy bảo vệ đầu mối hàn Nhật Bản 6

6 Máy xoắn dây Nhật Bản 40

7 Máy cắt Makita Máy cắt cầm tay Nhật Bản 20 Máy cắt bàn Nhật Bản 1 8 Máy khoan Makita

Máy khoan pin cầm tay Nhật Bản 10

Máy khoan bàn Nhật Bản 1

9 Xe vận chuyển dây tự động Việt Nam 8

10 Bàn nâng Việt Nam 3

11 Xe nâng tay Nhật Bản 6

12 Xe nâng Nhật Bản 2

Đặc thù là nhà máy sơ chế dây ban đầu của chuỗi sản phẩm nên nhà máy cắt và bao ép được trang bị máy móc sản xuất nhiều nhất. Những thiết bị sản xuất chính ở đây là máy cắt và dập bao ép đầu dây, ngoài ra còn các máy quấn băng, máy xoắn và một vài thiết bị phụ trợ khác [12].

2.3.4. Xác định các nguy cơ rủi ro tại nhà máy cắt và bao ép

Môi trường làm việc cũng như nơi sinh hoạt của con người là nơi có rất nhiều mối nguy, rủi ro, hay các yếu tố có hại nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người, được thể thiện thông qua các bảng 2.19 như sau:

Bảng 2.19: Yếu t c thể dẫn đến nguy hiểm cho ngƣời lao động

Tên yếu t Nguy cơ Ví dụ

I. Yếu t vật lý

Cơ khí

Ép, dập, kẹp, đâm, va đập, trầy xước...

Các bộ phận chuyển động của máy dập, bị kẹp vào con lăn, va đập vào bộ phận chuyển động của máy, cuốn vào băng tải, cán vào người, xe nâng va vào người, máy mài cắt vào tay,…

Điện

Tiếp xúc điện, cách

điện hỏng, rò rỉ điện. Đường dây điện cao áp phóng điện khi làm việc gần, người bị điện giật do điện hở khi lội rửa trạm bơm; máy cắt, mài, khoan bị hở điện, vác vật chạm vào dây điện cao thế,…

Nhiệt độ Cháy, nổ, bỏng

Nổ bình khí áp lực, nồi hơi phụt khí vào người, nổ trạm nạp LPG,…

Tên yếu t Nguy cơ Ví dụ

Ồn Giảm thính lực, điếc Tiếng ồn trên 85 dBA tại vị trí làm việc trong thời gian dài; làm việc với máy dập, máy mài, máy chà...

Rung

Có thể dẫn đến rối loạn nghiêm trọng của bàn tay, cánh tay, lưng hoặc toàn bộ cơ thể.

Rung tại máy dập, máy khoan cầm tay, máy mài,… Sự phát thải Tần số thấp, tần số cao, tia cực tím, hồng ngoại, tia X, laze

Máy kiểm tra sản phẩm có phát thải tia X, tia cực tím.

Môi trường nguy hiểm khi sử dụng các thiết bị

Điện giật, rơi ngã,

vật rơi từ trên xuống. Vấp ngã, trượt chân, rơi thiết bị vào người... Trơn, trượt,

vấp ngã

Ngã, làm việc trên

cao Làm việc dỡ hàng ở trên cao...

II.Yếu t hoá học, sinh học

Cháy nổ hoá chất

Bỏng, chấn thương

cơ học Cháy nổ bình ga, xăng dầu

Phản ứng

gây nhiệt Bỏng

Các chất ôxy hoá gặp nhau khi lưu chứa không an toàn; xếp đống cao (than tự cháy...) Chất ăn mòn Gây hỏng da Tiếp xúc với axit, kiềm...

Tên yếu t Nguy cơ Ví dụ

Khói Gây bệnh cấp tính và

mạn tính Đốt chất thải bằng nhựa, cao su... Hơi hoá

chất

Gây bệnh cấp tính và mạn tính

Hơi Epoxy... trong khi sử dụng hoặc sang chiết.

Khí độc Gây bệnh cấp tính và mạn tính

Làm việc gần lò đốt, có dư Carbon monoxide CO... Bụi sương Gây bệnh cấp tính và mạn tính Nhiễm khuẩn Legionella, nấm, vi trùng...

Làm việc nơi có sơn, dầu mỡ phun, mực in... Vi khuẩn ở bụi, nước ở máy điều hoà, vi khuẩn và nấm mốc trong bụi khi dọn kho, sửa nhà cũ.

Chất gây ngạt

Gây bệnh cấp tính và mạn tính

Làm việc đông người trong không gian hạn chế, nguy cơ tăng nồng độ carbon dioxide Tiếp xúc với

vi trùng

Nhiễm bệnh lây (Lao, HIV, Viêm gan B...)

Tiếp xúc với nguồn bệnh lây (người và động vật bị bệnh, thực phẩm nhiễm bệnh...)

Nhiễm độc

thức ăn Nhiễm độc

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy cắt và bao ép tại công ty sumi hanel (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)