2.2. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị
2.2.3. Nhóm chính sách khác
2.2.3.1. Chính sách đầu tư và hỗ trợ đầu tư sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu Các chính sách về hỗ trợ đầu tư sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu được
thể hiện trong Nghị định 98/2018/NĐ-CP khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ. Nội dung cơ bản của các chính sách này gồm: Hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc,trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, bến bãi phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (tổng hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng).
Xây dựng và sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các ngành này; ban hành các chính sách phù hợp bảo đảm tiêu thụ ổn định, bền vững các sản phẩm nông nghiệp, nhất là của vùng sản xuất tập trung lớn và những sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm định hướng, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chủ lực thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng phù hợp với đặc thù của ngành, doanh nghiệp; triển khai các giải pháp hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất, kỹ thuật canh tác và ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất, chất lượng cao; đổi mới công nghệ trong khai thác, sơ chế, bảo quản, chế biến sâu nhằm tăng giá trị sản phẩm, hàng hóa nông, lâm thủy sản xuất khẩu chủ lực
2.2.3.2. Chính sách hỗ trợ tạo liên kết chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu
Quyết định số 644/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ trợ và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tham gia và phát triển mạng lưới liên kết sản xuất – kinh doanh và dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Theo đó tăng cường mối liên kết trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp tiềm năng; nâng cao vai trò và năng lực của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Xây dựng và ban hành các cơ chế khuyến khích gắn kết giữa phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, hợp đồng dài hạn, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở rà soát quy hoạch vùng nguyên liệu, các địa phương đẩy mạnh liên kết đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất, chế biến tại chỗ phục vụ xuất khẩu.
Để giải quyết các nút thắt trong tổ chức sản xuất theo quy mô lớn tập trung và mở rộng thị trường xuất khẩu, chính phủ đã cho phép Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành lập Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản theo Quyết định số 1348/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/4/2017 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản nhằm tháo gỡ khó khăn, lo đầu ra các sản phẩm nông sản, thực hiện điều phối hoạt động phát triển thị trường, đầu mối quản lý về chế biến, bảo quản nông, lâm thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. Đối với nhiệm vụ phát triển thị trường nông sản quốc tế, Cục sẽ thực hiện công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo và tổng hợp báo cáo về tình hình thị trường nông sản quốc tế theo ngành hàng và theo khu vực thị trường; hướng dẫn chính sách thị trường nông sản, rào cản thương mại; rào cản kỹ thuật về xuất, nhập khẩu nông sản. Cục cũng thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu môi trường và cơ hội kinh doanh nông sản tại Việt Nam. Cùng với việc tổ chức, sắp xếp lại Cục chế biến nông sản, thủy sản và nghề muối để thành lập Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Công thương đánh giá tác động của chính sách thương mại hiện hành cũng như
các cam kết thương mại quốc tế từ đó có giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại ở cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, công tác phân tích thông tin, dự báo thị trường đặc biệt là những thị trường trọng điểm như EU sẽ được chú trọng nhằm kịp thời cảnh báo và tập trung tháo gỡ các rào cản, vấn đề phát sinh, tiếp tục đàm phán để có các thỏa thuận song phương với các nước.