2.3. Đánh giá chung về chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị
2.3.2. Những tồn tại của chính sách
Chính sách đất đai. Những tồn tại của chính sách đất đai đối với sản xuất nông
sản xuất khẩu thể hiện ở những điểm sau: (1) Luật Đất đai của Nhà nước giới hạn mức hạn điền vì thế việc chuyển nhượng đất đai vượt quá hạn điền khiến nhà sản xuất chịu các loại thu chi phí cao hơn; (2) Điều kiện và thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện chuyển đổi còn phức tạp và thời gian kéo dài.
Chính sách về khoa học – công nghệ, chính sách chưa có những biện pháp để
tăng cường sự liên kết trực tiếp giữa các cơ quan nghiên cứu với người sản xuất cũng như chưa có cơ chế thúc đẩy liên kết giữa người sản xuất là nông dân với DN trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Các biện pháp hỗ trợ về giá mới chỉ được thực hiện đối với giá giống cây con, mới đưa vào sản xuất và hỗ trợ một lần. Chính sách của Nhà nước chủ yếu dưới dạng Nghị định và mới dừng lại ở chủ trương định hướng mà chưa ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc ban hành chậm.
Về chính sách tín dụng, mức ưu đãi về tín dụng đặc biệt ưu đãi về lãi suất vay
là khá hấp dẫn. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn chưa có cơ chế thực thi rõ ràng để người sản xuất có thể tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức được thuận lợi. Trên thực tế các nhà sản xuất nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Những ưu đãi về vốn và lãi suất chưa được quy định thành văn bản mà được xét duyệt theo từng dự án, theo kế hoạch từng năm. Ngoài ra, các thủ tục và điều kiện để được hưởng các ưu đãi còn rất phức tạp. Ngoài ra, các hỗ trợ hay ưu đãi về tài chính thường hay gắn vào dự án hỗ trợ sau đầu tư nên các doanh nghiệp, hợp tác xã muốn tham gia phải có tiềm lực.
Về chính sách bảo hiểm, mặc dù đã có những quy định nhằm tạo hành lang
pháp lý và khuyến khích người sản xuất tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai các chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa thành công bởi rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn và thường xuyên. Nếu chỉ bảo hiểm theo hướng kinh doanh đơn thuần thì không có doanh nghiệp bảo hiểm nào muốn chọn bảo hiểm nông nghiệp vì nguy cơ thua lỗ cao. Nếu triển khai bảo hiểm nông nghiệp thì cũng chọn đối tượng ít có rủi ro để nhận bảo hiểm hoặc tiến hành một cách cầm chừng;
Chính sách mặt hàng xuất khẩu chưa xác định được đúng và đủ các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Về cơ bản xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu
dựa trên nền tảng xuất khẩu những sản phẩm hiện có mà chưa phải là những sản phẩm thị trường Eu cần. Bởi vậy, việc quy hoạch, lựa chọn mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực trong từng thời kỳ là rất quan trọng. Chính sách mặt hàng chưa xác
định được thị trường trọng điểm với từng mặt hàng để định hướng phát triển nguồn hàng, thu mua và chế biến hợp lý, đồng bộ. Các doanh nghiệp xuất khẩu thường bị động trong việc thu gom hàng hóa để xuất khẩu.
Ngoài ra, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển xuất khẩu nông sản sang thị trường EU vẫn còn chậm chễ. Những chủ trương chính sách của Nhà nước đưa ra là định hướng chiến lược, còn khả năng thực thi chính sách còn phù thuộc vào quy hoạch, kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU còn tồn tại một số hạn chế. Các nguyên nhân của những hạn chế đó rất nhiều, tuy nhiên có thể khái quát ở một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:
- Chính sách đất đai: Hệ thống pháp luật của Nhà nước chưa thật sự hoàn
thiện. Một số nội dung trong Luật Đất đai, Luật Sở hữu trí tuệ… còn chưa minh bạch, rõ ràng dẫn đến công tác thực thi chính sách chưa hiệu quả. Chưa hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được đất đai, nhất là các dự án đầu tư vào chế biến sâu sản phẩm, cụm liên hoàn sản xuất - sơ chế - bảo quản - chế biến công nghiệp để giảm tổn thất sau thu hoạch.
- Chính sách về khoa học – công nghệ: Nhìn chung, Nhà nước luôn có sự
quan tâm, đầu tư lớn trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất và chế biến còn hạn chế, chưa mang tính đồng bộ, vì thế chất lượng nông sản Việt Nam thường thấp, không đồng đều dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh, ngoài ra Nhà nước chưa có chính sách phù hợp hỗ trợ giảm chi phí vận chuyển nội địa và vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không khiến cho giá nông sản kém khả năng cạnh tranh do đặc thù hàng nông sản có tính chất tươi sống, cần có công nghệ bảo quản tốt và thời gian vận chuyển cần nhanh.
- Chính sách tín dụng: Thủ tục hành chính liên quan đến XKNS mặc dù đã được cải thiện nhiều nhưng đến nay vẫn còn khá phức tạp, mất nhiều thời gian như thủ tục cho vay vốn dẫn đến các chính sách thúc đẩy xuất khẩu không
đảm bảo tính khả thi , kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại ít và có xu hướng giảm mạnh, cách thức triển khai không đổi mới, hiệu quả thấp.
- Chính sách bảo hiểm: Thiếu sự phối hợp giữa các công ty bảo hiểm với chính quyền địa phương nên dẫn đến tình trạng giám sát kém, thông báo dịch, thiên tai chậm. Chưa có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm (tái bảo hiểm một phần) khi gặp rủi ro bất khả kháng do dịch bệnh, thiên tai. Thiếu cơ chế khuyến khích tham gia vào chương trình bảo hiểm nông nghiệp của khối ngân hàng, trong khi đây là chủ thể thực hiện các chương trình, chính sách lớn của Chính phủ trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Chưa ban hành khung chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm mục đích huy động nhiều nguồn lực hơn nữa để thúc đẩy bảo hiểm nông nghiệp
- Chính sách mặt hàng xuất khẩu chưa xác định được đúng và đủ các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực: Quy mô sản xuất trong nước nhỏ lẻ với 80% nông dân có diện tích dưới 1 ha. Điều này hạn chế việc sản xuất sản phẩm đồng bộ, chất lượng đồng đều. Sản phẩm xuất khẩu chịu sự cạnh tranh quyết liệt trong khi nguồn lực hỗ trợ cho nông nghiệp còn hạn chế. Tổng đầu tư cho ngành nông lâm thuỷ sản chỉ chiếm 5,69% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong bối cảnh hội nhập mạnh, các quốc gia ngày càng nâng cao các rào cản phi thuế quan để bảo về thị trường trong nước. Một số nước thay đổi chính sách nhập khẩu thường xuyên cũng gây khó khăn cho nông sản Việt Nam. Hệ thống thông tin và phân tích thị trường còn hạn chế, khung pháp lý chưa được đầu tư đầy đủ. Hệ thống dịch vụ công chưa đáp ứng được yêu cầu (công tác kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng còn hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng hàng xuất khẩu). Công nghiệp hỗ trợ (dịch vụ logistics) còn yếu, đặc biệt trong khâu vận chuyển và bảo quản. Thiếu phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Các chính sách trong thời gian gần đây được xây dựng khá đầy đủ nhưng sự hỗ trợ còn hạn chế, chưa đi vào thực tiễn, nhất là thúc đẩy các
doanh nghiệp vào liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư chế biến sâu và phát triển thương hiệu sản phẩm.
Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như:
- Sự phối hợp giữa các cơ quan hoạch định chính sách, năng lực của người làm chính sách và các mục tiêu ưu tiên của Chính phủ đôi khi còn chưa có sự liên quan chặt chẽ dẫn đến tính khả thi khi ban hành chính sách chưa cao.
- Người nông dân với trình độ nhận thức còn hạn chế, khả năng tiếp cận với CS chậm, do đó việc thực thi, triển khai các CS còn nhiều khó khăn.
- Ảnh hưởng của các yếu tố, khó khăn từ bên ngoài như các CS bảo hộ mậu dịch của các quốc gia khác, dịch bệnh Covid-19…
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU
GIAI ĐOẠN 2021-2030