Giải pháp hoàn thiện nhóm chính sách đối với sản xuất nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 89 - 97)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện nhóm chính sách đối với sản xuất nông sản xuất khẩu

3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách đất đai trong nông nghiệp

đai, phân bố đất đai cũng như đặc điểm thổ nhưỡng… là những yếu tố mà con người không tác động để làm thay đổi. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến quản lý, phân chia, sử dụng đất đai tác động đến hoạt động đầu tư trong nông nghiệp lại phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của Nhà nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những trở ngại lớn nhất về vấn đề đất đai trong nông nghiệp của Việt Nam hiện nay chính là các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai trong việc mở rộng quy mô, tích tụ đất đai. Vì vậy, trong thời gian tới chính sách đất đai cần hoàn thiện theo các nội dung sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần sửa đổi Luật Đất đai theo hướng: khẳng định đất đai

là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có hiệu quả, phát huy cơ chế thị trường, để quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa trên thị trường, trở thành nguồn vốn đầu tư cho SXKD; đối với nông dân chuyên nghiệp được phép mở rộng hạn mức diện tích sử dụng đất canh tác trong phạm vi trực canh (có khả năng trực tiếp quản lý, tổ chức và thực hiện các khâu canh tác SXNN chính, trừ một số hoạt động thời vụ ngắn hạn phải thuê thêm lao động hỗ trợ); được giao sử dụng lâu dài đất nông nghiệp; được tạo điều kiện thuận lợi (đơn giản thủ tục, miễn giảm thuế chuyển nhượng,…) cho việc dồn điền đổi thửa và tích tụ đất đai phục vụ SXNN, hạn chế việc chia tách đất đai làm manh mún đất canh tác nông nghiệp (chỉ được phép cho thừa kế nguyên mảnh, chỉ được chuyển nhượng một phần đất nếu sau đó mảnh đất này được nhập vào tạo thửa ruộng lớn hơn,…). Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình nông dân chuyên nghiệp có nhu cầu quản lý sử dụng lâu dài. Như vậy, các chính sách về đất đai phải cải thiện theo hướng khuyến khích việc tập trung đất đai để phát triển SXNN quy mô lớn, tức là cần nới lỏng các ràng buộc liên quan đến việc tập trung đất đai như: cho phép chuyển nhượng đất đai nông nghiệp theo hướng không phụ thuộc vào nơi cư trú, cho phép hình thức cho thuê đất theo thời hạn, góp vốn bằng đất và bãi bỏ qui định người nhận chuyển nhượng phải là người trực tiếp sản xuất.

Thứ hai, cải thiện chính sách chuyển nhượng đất đai theo hướng đơn giản hóa thủ

tục mở rộng và thúc đẩy triển khai dự án dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất và có các chính sách hỗ trợ để việc dồn điền đổi thửa được thuận lợi, đặc biệt là hỗ trợ trong vấn đề đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, tạo bước đột phá để phát triển SXNN hàng hóa, thu hút đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tạo thành vùng sản xuất có quy mô lớn. Tiếp đến các địa phương cần tạo cơ chế và chính sách cho phép người dân có thể kết hợp góp đất để phát triển sản xuất theo các mô hình HTX, tổ liên gia hay các hiệp hội…

Thứ ba, hoàn thiện chính sách cấp và cho thuê đất và mặt nước lâu dài cho

NTTS từ 20 năm trở lên đối với các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được sử dụng đất nông nghiệp. Đối với các tổ chức kinh doanh, HTX, DN thì với thời gian và diện tích giao quyền sử dụng đất phải xem xét từng dự án đầu tư cụ thể nhằm tạo tư tưởng an tâm đầu tư cho sản xuất đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản.

Thứ tư, có cơ chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các DN

có điều kiện thuê đất, tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Kết quả điều tra cho thấy nhiều đơn vị gặp trở ngại khi thuê đất. Nguyên nhân chính dẫn đến việc thuê đất khó là do những thủ tục phiền hà trong quá trình thuê đất, tiếp đến là nguồn đất cho thuê khan hiếm và thời gian cho thuê không phù hợp. Khâu giải phóng mặt bằng cũng khiến một số NĐT gặp không ít rắc rối do việc không thỏa thuận được mức giá đền bù phù hợp. Hậu quả là thời gian nhận được mặt bằng bị kéo dài vì phải thương lượng, thỏa thuận về mức giá cũng như hoàn tất các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Các đơn vị SXKD được phỏng vấn muốn mở rộng vùng nguyên liệu, nhưng họ khó có thể thực hiện được do đất đai đã được giao quyền sử dụng lâu dài cho các nông hộ. Vì vậy, các địa phương cần có chính sách khuyến khích hộ nông dân góp vốn cùng với NĐT hoặc nếu đó là lĩnh vực đầu tư được ưu tiên thì Tỉnh nên hỗ trợ kinh phí đền bù. Để thu hút các NĐT mới, Tỉnh cần tạo cơ chế khuyến khích, ưu đãi như xây dựng quỹ đất để NĐT dễ dàng lựa chọn địa điểm đầu tư bằng cách đền bù giải tỏa trước hoặc tổ chức đấu giá đất đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật…Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng đối với các

dự án đầu tư cũng cần được chú trọng.

Thứ năm, tạo cơ chế khuyến khích các hình thức tập trung đất đai để phát triển

sản xuất quy mô lớn trong đó cần khuyến khích hai hình thức tập trung đất đai sau đây: - Tập trung đất đai giữa nông dân với nông dân: thông qua dồn điền đổi thửa; nông dân thuê/mua đất của nông dân: Tập trung đất đai thông qua thị trường chuyển nhượng/cho thuê đất; hoặc nông dân góp đất/tổ hợp tác góp đất.

- Tập trung đất đai thông qua DN: Nông dân góp đất bằng quyền sử dụng đất vào DN; DN thuê lại đất của nông dân; DN mua lại hoặc được nhà nước giao từ thu hồi đất của nông dân; phát triển mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn…

Về dài hạn, chính sách đất đai cần mở theo hướng cho phép tất cả mọi người dân, mọi đối tượng bỏ vốn mua đất để phát triển SXNN, lập trang trại theo qui mô lớn ở các vùng đã được quy hoạch SXNN lâu dài. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế trong SXNN. Nếu chính sách đất đai trong nông nghiệp phù hợp thì sẽ là chính sách "cởi trói" để nông nghiệp khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực trong SXNN, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, từ đó tạo điều kiện tăng nhanh tổng sản lượng, thúc đẩy hình thành nền SXNN hàng hóa.

3.2.1.2. Hoàn thiện chính sách về khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Trong điều kiện cụ thể hiện nay, cần tập trung phát triển và ứng dụng công nghệ cao vào các khâu, như giống cây con chất lượng cao, chế biến (nhất là chế biến sâu) - bảo quản chất lượng cao; quy trình canh tác tiên tiến; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh tiên tiến. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp là một tiền đề - điều kiện rất quan trọng để sử dụng đất nông nghiệp một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất, hạn chế việc tích tụ, tập trung ruộng đất phát triển nông nghiệp theo chiều rộng. Trước mắt, cần khẩn trương nghiên cứu, chọn lọc và hoàn thiện Bộ giống chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam. Ở đây, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu, phát minh về giống trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng hình thành và phát triển thị trường KH&CN sẽ có tác dụng đòn bẩy mạnh mẽ, gắn KH&CN với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

3.2.1.3. Hoàn thiện chính sách tín dụng trong nông nghiệp

Một là, tạo thuận lợi hơn về thủ tục cho vay, đa dạng các hình thức cho vay trong

nông nghiệp. Các địa phương cần nghiên cứu mở rộng hình thức cho vay bằng hình thức tín chấp để giúp các nông hộ có thể vay được vốn từ tổ chức tín dụng chính thống. Hiện nay, một số địa phương đã khá thành công với mô hình này. Các hộ vay vốn theo hình thức này được lựa chọn xếp thành nhóm, các thành viên trong nhóm giám sát lẫn nhau và hỗ trợ giúp đỡ nhau trong quá trình hoàn trả nợ. Nếu tất cả thành viên đều hoàn trả đúng thời hạn thì cả nhóm sẽ được tiếp tục vay vốn. Nếu một thành viên nào trong nhóm không hoàn trả đúng thời hạn thì các thành viên khác không được vay. Điều này giúp các hộ vay vốn có trách nhiệm hơn với đồng vốn vay, giảm rủi ro mất vốn vay cho các tổ chức tín dụng và tổ chức đứng ra tín chấp.

Chính sách tín dụng cần tập trung hơn nữa vào một số lĩnh vực liên quan đến sản phẩm chủ lực, làm đầu tầu tăng trưởng nông nghiệp trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng địa bàn để tránh hiện tượng đầu tư dàn trải làm giảm hiệu quả của giải pháp này. Công khai hóa các bước tiếp nhận, xử lý thủ tục đầu tư ở các cấp, công khai hóa nguồn vốn và kế hoạch đầu tư, phân cấp quyết định VĐT cho huyện, tránh tình trạng ban cho trong đầu tư. Về lâu dài, để phát triển sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn thì có thể tăng cường áp dụng kiểu hợp đồng tín dụng theo chuỗi: từ nuôi trồng, khai thác, chế biến đến tiêu thụ như đã được áp dụng ở một số quốc gia trong khu vực. Để thực hiện giải pháp này cần sự phối hợp với các chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

Hai là, ưu đãi tín dụng hơn nữa đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp như:

tăng hạn mức cho vay, thời hạn vay, điều kiện vay cũng như có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay tại các quỹ tín dụng nông nghiệp. Theo đó, đối tượng thụ hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng nên được mở rộng, bao gồm các lĩnh vực sau:

 Mở rộng chính sách ưu đãi về tín dụng cho các đơn vị SXKD nông nghiệp,

đặc biệt là các trang trại và hộ có quy mô tương đối lớn nhưng chưa đạt chỉ tiêu trang trại. Với đặc điểm của tỉnh Hải Dương, nhiều hộ gia đình có quy mô sản xuất khá lớn nhưng không được hưởng những ưu đãi như trang trại do không đạt chỉ tiêu

về giá trị, hay quy mô diện tích hoặc số đầu con. Vì vậy, tỉnh Hải Dương cần mở rộng chính sách ưu đãi đối với các đối tượng này.

 Các đơn vị cung ứng dịch vụ hỗ trợ DN. Tỉnh cũng cần nghiên cứu để có cơ

chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với các loại hình sản xuất hợp tác như tổ hợp tác, tổ liên gia thông qua các hình thức: Hỗ trợ 100% lãi suất vay VĐT mua sắm máy móc thiết bị sản xuất, hỗ trợ quy hoạch, ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông các vùng SXNN theo mô hình kinh tế hợp tác.

 Tăng thêm nguồn vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội để tăng mức cho vay nhất là cho chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng đối tượng hộ cận nghèo được vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội, phát triển thêm các ngành nghề ở nông thôn.

Về hình thức ưu đãi nên theo hướng ban hành các chính sách tín dụng ưu đãi với những hình thức khác nhau như: lãi suất thấp hoặc không lãi, thời gian ân hạn phù hợp, hình thức thế chấp đơn giản, bảo lãnh tín dụng… Tăng hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, giảm lãi suất cho vay phù hợp với quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, ưu tiên lĩnh vực đầu tư trong nông nghiệp như: chương trình phát triển hạ tầng và kinh tế nông thôn. Cần tránh tình trạng qui định thời hạn vay vốn cắt khúc, gò ép, gây ách tắc vốn trong sản xuất. Đối với tín dụng vốn lưu động (vay ngắn hạn, tối đa 12 tháng) cần có cơ chế cho luân chuyển gối vụ trong sản xuất và chế biến, nhằm bảo đảm tính liên hoàn, liên tục trong sản xuất, kinh doanh. Điều này có nghĩa là, thời hạn cho vay phải dựa vào tính chất mùa vụ, từng loại cây, con và thời gian dự phòng kéo dài 50% thời gian từng mùa vụ, cây con. Mạnh dạn cho vay trung hạn (tối đa 60 tháng), dài hạn (từ 60 tháng trở lên), với số vốn không hạn chế, đặc biệt các mô hình là các trang trại qui mô trung bình và lớn. Chẳng hạn, đối với các dự án NTTS tập trung, do đặc thù NTTS tập trung mang tính chất mùa vụ nghiêm ngặt và đòi hỏi VĐT lớn, nên cần có chính sách ưu đãi nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu VĐT chuyển đổi sang NTTS cho những người có nhu cầu vay, thời gian vay kéo dài từ 1-5 năm.

Ba là, đa dạng hóa và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín dụng nông nghiệp.

liên kết cho vay với các hoạt động của HTX về cung ứng vật tư đầu vào, dịch vụ nông nghiệp và các hoạt động bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Khuyến khích phát triển hình thức hỗ trợ tín dụng tự nguyện trong cộng đồng nông thôn do dân tổ chức với sự giúp đỡ của các tổ chức chính trị - xã hội. Cần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng và người dân, cán bộ của các tổ chức tín dụng cần gần dân, sâu sát thực tiễn hơn. Đồng thời, đẩy mạnh vai trò của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong việc phối hợp với các ngân hàng quản lý tốt tiền vay và thu hồi nợ.

Bốn là, sớm thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN hoạt động trong

ngành nông nghiệp và Quỹ hỗ trợ đầu tư trong Tỉnh để tạo điều kiện và hỗ trợ cho các dự án lớn, có tác dụng như nguồn vốn mồi để huy động các nguồn vốn khác từ các thành phần kinh tế, tạo nên động lực mới để thu hút các nguồn tài chính cùng đầu tư PTNN; động viên, thu hút rộng rãi các nguồn vốn trong xã hội nhằm tăng đầu tư. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa bằng cách áp dụng cơ chế tài chính phù hợp đối với các đơn vị sự nghiệp.

Năm là, tạo điều kiện để bà con nông dân tiếp cận với các nguồn vốn như Quỹ

xóa đói giảm nghèo, Quỹ phát triển sản xuất, Ngân hàng PTNN… sao cho họ có thể vay lãi suất thấp, thủ tục đơn giản. Đồng thời, phát triển mạng lưới tín dụng nông thôn, tăng thêm các điểm giao dịch của ngân hàng thương mại trên địa bàn nông thôn.

Sáu là, triển khai hiệu quả các chính sách ưu đãi về tín dụng của Nhà nước đối

với đầu tư vào nông nghiệp. Cụ thể là: Triển khai rộng rãi Nghị định số 41/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng trong nông nghiệp. Việc hỗ trợ lãi suất vay đối với các hộ SXNN, từ 4-7%/năm, thông qua các dự án chuyển đổi sản xuất cụ thể phù hợp quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở vùng nông thôn. Thủ tục vay đơn giản, người vay không phải thế chấp tài sản, và không phải có 20-30% vốn đối ứng như khi vay thông thường ở các ngân hàng thương mại. Triển khai Quyết định 80/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản phẩm thông qua hợp đồng, để qua đó, hộ nông dân, chủ trang trại được vay vốn ngân hàng đến 20 triệu đồng cho sản xuất nông sản, hoặc

dưới 50 triệu đồng để sản xuất giống thủy sản mà không cần thế chấp tài sản và các DN, HTX đã ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản được vay vốn dưới 50 triệu đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w