Định hướng và mục tiêu xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 85 - 88)

3.1. Bối cảnh mới và định hướng xuất khẩu nông sản sang EU

3.1.2. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu nông sản của Việt Nam

a) Định hướng

- Chủ động tận dụng các cơ hội, khai thác lợi thế từ hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp tục phát huy thế mạnh, tiềm năng nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông lâm thủy sản (NLTS) của Việt Nam.

- Triển khai đồng bộ các cam kết quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó, trọng tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản kỹ thuật, đảm bảo hài hòa hóa hệ thống hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn, quy chuẩn, truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm...) của Việt Nam với các quy định của quốc tế và thị trường nhập khẩu.

- Tập trung phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm NLTS chủ lực, có tính cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm NLTS xuất khẩu và đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế.

- Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu NLTS gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững; áp dụng khoa học, công nghệ, số hóa trong sản xuất, chế biến, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm NLTS.

b) Mục tiêu xuất khẩu của nông sản Việt Nam

Theo đề án “Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030" đã được Thủ tướng chính phủ ban hành phê duyệt kèm theo quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 thì chỉ rõ mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đối với xuất khẩu ngành nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đến năm 2030.

Mục tiêu chung:Mục tiêu chung của Đề án đến năm 2030 là thúc đẩy tăng

trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản (NLTS), tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng NLTS, thực phẩm toàn cầu. Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm NLTS xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được các quy định của các thị trường nhập khẩu. Tiếp tục định vị và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm NLTS của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu đến năm 2025:

+ Giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó nhóm nông sản chính đạt 22 tỷ USD, lâm sản đạt 13,5 đến 14 tỷ USD, thủy sản đạt 12,5 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD các mặt hàng nông, lâm, thủy sản khác đạt khoảng 1 – 1,5 tỷ USD

+ Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt khoảng 6% - 8%/năm;

+ Khoảng 20% sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 50% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc;

+ Khoảng 50% giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản là qua chế biến và chế biến sâu.

+ Phấn đấu đạt mục tiêu giá trị xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt 60 đến 62 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 25 tỷ USD, lâm sản đạt khoảng 16-17 tỷ USD, thủy sản đạt 15 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt 3 – 4 tỷ USD các mặt hàng nông, lâm, thủy sản khác đạt khoảng 2 tỷ USD

+ Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt khoảng 6% - 8%/năm;

+ Khoảng 40% sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc;

+ Khoảng 60% giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản là qua chế biến và chế biến sâu.

Mục tiêu xuất khẩu nông sản sang thị trường EU:

EU là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nhiều loại nông lâm thủy sản Việt Nam thời gian tới nhờ quy mô thị trường hơn 500 triệu dân và nhu cầu tiêu dùng nông sản, thực phẩm ngày càng tăng cùng với cam kết cắt giảm hầu hết thuế quan trong lộ trình ngắn theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Trong 5 năm đầu tiên thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được kỳ vọng sẽ tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 (Bộ KH&ĐT). Để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ tập trung tận dụng từng nhóm thị trường xuất khẩu, kể cả những khe hẹp nhất từng thời điểm. Đặc biệt, Bộ sẽ thúc đẩy tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để tăng cường xuất khẩu những nhóm hàng có lợi thế và phù hợp trong bối cảnh COVID-19 như gạo, trái cây, thủy sản, lâm nghiệp…

Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó tính nhất với những quy định về kiểm dịch động thực vật rất cao và kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt với hàng nông lâm thủy sản. Xu hướng của thị trường EU là tăng rào cản kỹ thuật khi giảm hàng rào thuế quan. Minh chứng là ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, EU đã có thêm 3 thông báo liên quan đến các quy tắc đối với các cơ sở nuôi trồng và vận chuyển động vật thủy sản; quy định về yêu cầu sức khỏe động vật đối với các hoạt động di chuyển đối với động vật trên cạn và trứng ấp; quy tắc giám sát, chương trình loại trừ và tình trạng sạch bệnh đối với một số bệnh đã được liệt kê và bệnh mới nổi. Với thị trường này, nông nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả, sản xuất chế biến có giá trị gia tăng cao nhằm khai thác tốt lợi thế về thuế khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w