Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 82 - 85)

3.1. Bối cảnh mới và định hướng xuất khẩu nông sản sang EU

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của

GIAI ĐOẠN 2021-2030

3.1. Bối cảnh mới và định hướng xuất khẩu nông sản sang EU

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU của Việt Nam sang EU

a. Bối cảnh quốc tế

Năm 2021, hoạt động xuất khẩu của toàn bộ các ngành hàng nông, lâm, thủy sản đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu tàu, thiếu công-ten-nơ và cước phí vận tải tăng vọt, nhất là cước tàu đi Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU). Trong khi đó, đây là hai thị trường trọng điểm của thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường truyền thống, luôn tiêu thụ một lượng hàng lớn là Trung Quốc thì vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ cả về chất lượng cũng như phương thức vận chuyển, đóng gói do những lo ngại về dịch Covid-19. Tuy nhiên, những tháng tiếp theo, để giữ và vượt được đà tăng trưởng của quý I thì còn rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Một trong những thách thức đó vẫn tiếp tục đến từ việc dịch Covid-19 chưa được kiểm soát ở nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, khiến nhu cầu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực bị giảm sút. Trong khi đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu chưa kịp đổi mới, bổ sung các sản phẩm chế biến sâu, có thời gian bảo quản lâu, giá cả phải chăng, phù hợp xu hướng tiêu dùng mới ở các quốc gia có dịch. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 3 tháng đầu năm 2020, kim ngạch XK rau, quả đạt 890 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. XK rau, quả có mức giảm mạnh so với mặt bằng nông sản nói chung.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác quốc tế như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA), đang tạo ra nhiều lợi thế về thuế quan trong xuất khẩu hàng nông sản nhưng đồng thời cũng khiến các doanh nghiệp gặp khó khi phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật như yêu

cầu về chất lượng, mẫu mã, hàm lượng dinh dưỡng… trong sản phẩm một cách chi tiết, cụ thể và nghiêm ngặt hơn.

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Thể hiện ở những đặc điểm sau: (1) Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn; (2) Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; (3) Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế; (4) Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.

Chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là những nước lớn, những thị trường quan trọng sẽ có tác động đến nước ta. Ví dụ thị trường Nhật Bản, thị trường EU, Mỹ, Nga … Một số mặt hàng như thủy sản khi đi vào các thị trường này ngày càng chịu nhiều loại thuế cũng như các rào cản khắc nghiệt mà đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng thay đổi để thích nghi. Liên minh Châu Âu sẽ tiếp tục duy trì việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan như một rào cản bảo hộ thương mại, cũng như một công cụ bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng nội địa. Theo đó, cơ cấu sử dụng biện pháp phi thuế của Liên Minh Châu Âu (EU) sẽ tiếp tục tập trung vào các biện pháp TBT (nhóm B) và tập trung vào một vài các mặt hàng cần kiểm soát về mặt chất lượng hoặc bảo hộ thương mại.

Kinh tế thế giới chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều và khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ - Trung, cũng như các thông tin, diễn biến thay đổi nhanh chóng về quan hệ kinh tế - chính trị giữa các nền kinh tế lớn

như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Anh,... Kinh tế châu Âu cũng suy giảm do tác động của chiến tranh thương mại, triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi và tác động của sự kiện Brexit.

b. Bối cảnh trong nước

Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) nhận định, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động thương mại và đầu tư của thế giới cũng như Việt Nam, khiến thương mại toàn cầu sụt giảm, nhiều thị trường siết chặt hàng rào phi thuế quan, gia tăng bảo hộ trong nước... thì việc thực thi Hiệp định EVFTA mang lại ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế và cũng mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng hậu dịch bệnh. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có thể tham gia chuỗi cung ứng mới thay thế cho các chuỗi cung ứng truyền thống vốn đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do dịch COVID-19.

Mặc dù cơ hội của Việt Nam trong thực thi EVFTA là rất lớn nhưng để tận dụng hiệu quả các cam kết trong EVFTA, doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức. Đó là các cam kết về quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, các hàng rào kỹ thuật và phòng vệ thương mại, các vấn đề về pháp lý, thể chế, tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường.…

Các chuyên gia nhận định, thách thức của EVFTA là sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trên thực tế, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực thay đổi, có sự chuẩn bị sẵn sàng, đầu tư thêm các trang thiết bị mới để chế biến, sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường EU.

Đối với hàng nông sản, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 39 bộ chỉ dẫn địa lý được công nhận bảo hộ tại EU mà không phải qua thủ tục đăng ký, mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và nông dân Việt Nam. Điều này không chỉ bảo đảm quyền lợi cho các nông sản Việt Nam vốn đã có mặt trên thị trường này từ lâu

mà còn mở ra cơ hội cho nhiều đặc sản khác tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có năng lực đáp ứng các yêu cầu từ phía những nhà nhập khẩu EU về hàng nông sản, thực phẩm khi có hơn 6.335ha hoa quả áp dụng VietGAP/GlobalGAP và đã được cấp mã số vùng trồng đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu; hơn 5.000ha trang trại thuỷ sản được công nhận áp dụng VietGAP/GlobalGAP; 100% trang trại cá basa xuất khẩu được cấp mã xuất xứ; 100% tàu đánh bắt cá cam kết nói không với đánh bắt cá trái phép (IUU fishing)...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w