Cơ chế quản lý quản lý tài chính tại các đơnvị sự nghiệp công lập

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tại bệnh viện bạch mai (Trang 30 - 33)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Nội dung thu, chi và cơ chế quản lý tài chính trong các đơnvị sự

1.2.4. Cơ chế quản lý quản lý tài chính tại các đơnvị sự nghiệp công lập

Một đơn vị SNCL hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải chịu sự quản lý và chi phối của các đơn vị có liên quan nhƣ: Cơ quan quản lý tài chính (Bộ Tài chính), Kho bạc Nhà nƣớc (KBNN) nơi đơn vị mở tài khoản, và hơn cả chính là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Mối quan hệ giữa đơn vị SNCL và các đơn vị chức năng khác trong hệ thống quản lý nhà nƣớc

Ngày 21/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2021. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ban hành có nhiều đổi mới nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL, trong đó đặc biệt đáng lƣu ý là những quy định mới, chi tiết hơn về phân loại mức tự chủ tài chính; nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính; tự chủ tài chính, giao quyền tự chủ cho đơn vị sự

nghiệp công lập…[11].

Về nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:

Theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP tổng hợp chung tất cả các nguồn lực tài chính, chƣa quy định rõ nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công và các hoạt động kinh doanh dịch vụ (khoản 1 Điều 12). Đối với Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, tách rõ nguồn thu hoạt động sự nghiệp công gồm: Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công; thu từ cho thuê tài

Về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công:

- Thứ nhất, tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thƣờng

xuyên [11]:

Tại Điều 12 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về chi thƣờng xuyên giao tự chủ đối với kinh phí do ngân sách Nhà nƣớc cung cấp cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nƣớc, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nƣớc đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định. Đồng thời, quy định cụ thể nội dung chi tiền lƣơng và các khoản đóng góp theo lƣơng áp dụng đối với đơn vị nhóm 1 và nhóm 2 (điểm b khoản 1 Điều 12). Đối với chi thƣờng xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đƣợc quy định mới tại Điều 13 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP không quy định đối với nội dung này.

Về phân phối kết quả tài chính: Điều chỉnh tỷ lệ trích lập Quỹ bổ sung thu nhập của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thƣờng xuyên là tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lƣơng ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lƣơng và các khoản phụ cấp do Nhà nƣớc quy định (điểm b khoản 1 Điều 14). Nghị định cũng quy định tiến tới sẽ không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập khi chế độ tiền lƣơng theo Nghị quyết 27/NQ-CP có hiệu lực. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP trƣớc đây quy định tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lƣơng ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lƣơng do Nhà nƣớc quy định (khoản 3 Điều 13).

- Thứ hai, tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công đảm bảo một

phần chi thƣờng xuyên [11]:

Đối với quy định về chi thƣờng xuyên giao tự chủ: Nghị định số 60/2021/NĐ-CP bỏ quy định đƣợc tự chủ chi hoạt động chuyên môn, quản lý. Bổ sung: Quy định đƣợc tự chủ chi tiền thƣởng (điểm c khoản 1 Điều 16); quy định tự chủ chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, ngƣời có tài năng đặc biệt

thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị (khoản 2 Điều 16). Bên cạnh đó, Nghị định này cũng quy định rõ căn cứ chi hoạt động chuyên môn, quản lý tƣơng ứng với mức tự đảm bảo chi thƣờng xuyên (%) của từng đơn vị (khoản 3 Điều 16). Đối với chi thƣờng xuyên không giao tự chủ đƣợc quy định mới tại Điều 17 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP không quy định đối với nội dung này.

Về phân phối kết quả tài chính trong năm: Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cụ thể tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo mức tự đảm bảo chi thƣờng xuyên của đơn vị thì tỷ lệ trích lập nhƣ sau: Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dƣới 100% chi thƣờng xuyên: Trích lập tối thiểu 20%;Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dƣới 70% chi thƣờng xuyên: Trích lập tối thiểu 15%; Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dƣới 30% chi thƣờng xuyên: Trích lập tối thiểu 10%.

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định chung trích tối thiếu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (gạch đầu dòng thứ nhất, điểm a khoản 3 Điều 14). Tƣơng tự Nghị định số 60/2021/NĐ-CP cũng quy định chi tiết hơn đối với các quỹ còn lại nhƣ Quỹ bổ sung thu nhập và chi thu nhập tăng thêm, Quỹ khen thƣởng và Quỹ phúc lợi và Quỹ khác.

- Thứ ba, tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do ngân sách

Nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên [11]:

Đối với chi thƣờng xuyên giao tự chủ: Bỏ quy định đƣợc tự chủ chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý; Bổ sung quy định đƣợc tự chủ chi tiền thƣởng (điểm c khoản 1 Điều 20); Bổ sung quy định tự chủ chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, ngƣời có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị (khoản 2 Điều 20); Bổ sung thêm khoản đƣợc tự chủ chi: Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có) (khoản 4 Điều 20). Đối với chi thƣờng xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đƣợc quy định mới tại Điều 21 Nghị định số

60/2021/NĐ-CP. Về phân phối kết quả tài chính trong năm đƣợc quy định cụ thể tại Điều 22 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Kế toán thu, chi tại bệnh viện bạch mai (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)