Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4. Đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Toán ở THCS
1.4.1. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường THCS
Hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay là: Dạy học toán thực chất là dạy hoạt động toán học. Học sinh là chủ thể của hoạt động học, cần phải đƣợc cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua đó, học sinh tự lực khám phá điều mình chƣa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri
thức đã đƣợc sắp đặt. Giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà hƣớng dẫn học sinh phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán học vào học tập các môn học khác và vào thực tiễn. Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tƣ duy tích cực, độc lập, sáng tạo. Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
1.4.2. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tăng cường phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn ở trường THCS
Với việc đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa THCS, yêu cầu tăng cƣờng vận dụng Toán học vào thực tiễn tiếp tục đƣợc đặt ra và nhấn mạnh hơn. Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông, trong phần nội dung đổi mới có nêu yêu cầu: “Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên”. Mục tiêu của giáo dục THCS trong chƣơng trình mới có yêu cầu học sinh có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thƣờng gặp trong cuộc sống bản thân và cộng đồng...‖. Một số yêu cầu đối với việc xây dựng chƣơng trình mới các môn học trƣờng THCS cũng có nêu: ―Tăng cƣờng thực hành ứng dụng, chú trọng hơn tới việc rèn luyện năng lực thực hành, ứng dụng những kiến thức, kĩ năng đã đƣợc học vào thực tiễn học tập và cuộc sống cho học sinh‖.
Trong các yêu cầu đặt ra cho việc biên soạn sách giáo khoa THCS mới cũng nêu: ―Tăng cƣờng các kiến thức có nhiều khả năng ứng dụng, coi trọng thực hành thực nghiệm, chú ý các mối quan hệ giữa kiến thức lí thuyết với thực hành...‖.
Việc đổi mới giáo dục phổ thông đã và đang đƣợc thực hiện với một quyết tâm và cố gắng lớn. Các cơ quan nhà nƣớc quan trọng nhƣ Quốc hội, Chính phủ đều đƣa ra những văn bản chỉ đạo; nhiều tổ chức chuyên trách đƣợc thành lập để thực hiện các công việc chủ chốt. Nội dung chƣơng trình sách giáo khoa mới đƣợc rất
nhiều nhà Toán học, nhà khoa học giáo dục có uy tín quan tâm. Những yếu kém trong chƣơng trình sách giáo khoa cải cách trong đó có vấn đề liên hệ kiến thức môn Toán với thực tiễn đƣợc cố gắng khắc phục trong các sách giáo khoa mới.