Biện pháp 3: Tổ chức một số hoạt động thâm nhập TT để tạo cơ hội cho HS

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học đại số 9 (Trang 77 - 82)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học

2.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức một số hoạt động thâm nhập TT để tạo cơ hội cho HS

phát hiện và giải quyết những vấn đề trong TT

2.2.3.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

Theo Nguyễn Bá Kim [6] thì TH có nguồn gốc từ TT và là công cụ để giải quyết các vấn đề trong TT đời sống. Vì vậy, nhằm giúp HS kết nối đƣợc TH với TT thì trong dạy học cần tạo cơ hội để HS thực hành các kiến thức TH, áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề liên quan đến TT. Điều này giúp HS thấy đƣợc ý nghĩa và sự cần thiết của kiến thức Toán để từ đó tạo nên động cơ học tập môn Toán. Sự cần thiết của việc thực hành Toán đƣợc khẳng định trong hƣớng dẫn về phƣơng pháp dạy học theo CT trong tập huấn thay SGK: ―Việc chuẩn bị tốt về phƣơng pháp đối với các giờ thực hành TH để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức TH vào TT, nâng cao hứng thú cho ngƣời học‖. ―Đảm bảo việc đánh giá một cách toàn diện, không thiên về trí nhớ hoặc lí thuyết; phải chú ý đánh giá trình độ phát triển tƣ duy TH, năng lực sáng tạo trong khi học và giải toán, khả năng thực hành, ứng dụng vào các tình huống, đặc biệt là tình huống TT…‖

2.2.3.2. Mục đích sử dụng biện pháp

Để nâng cao chất lƣợng học tập toán của HS, GV phải nâng cao chất lƣợng giảng dạy nội khóa và biết tổ chức các hoạt động ngoại khóa của bộ môn. Hoạt động ngoại khóa là một hình thức giáo dục để gắn liền hơn nữa việc giáo dục của nhà trƣờng với giáo dục của xã hội, của gia đình, việc học tập trong nhà trƣờng với việc học tập và hoạt động trong TT. Biện pháp 3 đƣợc thực hiện trong các hoạt động ngoại khóa, nội dung ngoại khóa liên quan đến với các kiến thức TH ở trƣờng THCS và hƣớng theo nhiệm vụ thực hiện rèn luyện vận dụng TH vào TT cho HS.

Các hoạt động ngoại khóa, thâm nhập TT nhằm mục đích tạo cơ hội cho HS có thể học Toán ở ngoài lớp học, các em đƣợc sử dụng kiến thức Toán một cách linh hoạt để tham gia vào các trò chơi, hoạt động ngoại khóa để giải quyết các vấn đề TT, từ đó tăng cƣờng sự ham thích, hào hứng và tạo một không khí học tập toán tốt trong nhà trƣờng phổ thông.

Bên cạnh đó, với vai trò bao trùm của các hoạt động ngoại khóa là nhằm hỗ trợ việc dạy học nội khóa, theo các mục đích khác nhau đƣợc đặt ra. Nội dung hoạt động ngoại khóa không bị hạn chế ngặt nghèo bởi chƣơng trình mà có thể mềm dẻo, đƣợc tổ chức một cách linh hoạt, nên có thể lựa chọn những nội dung và hình thức tổ chức thích hợp để đạt hiệu quả cao, đồng thời gây hấp dẫn đối với HS. Qua những hoạt động ngoại khóa, HS có thể rèn luyện cách thức làm việc tập thể, có phân công nhiệm vụ, có ngƣời chỉ huy, điều khiển, có trao đổi bàn bạc,… Những hoạt động ngoại khóa cũng góp phần khơi gợi, thúc đẩy lòng ham thích tìm hiểu thêm về TH và về những vận dụng TH vào TT. Có khi một buổi ngoại khóa nào đó lại có tác dụng nhƣ một ―cú hích‖ ban đầu, giúp một em HS say mê đi vào con đƣờng hoạt động TH hay hoạt động vận dụng TH và đạt những thành công trên con đƣờng đó.

Các hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp HS (không kể những hoạt động riêng nhƣ hoạt động của nhóm HS giỏi) thƣờng đƣợc thực hiện dƣới một số hình thức: nói chuyện ngoại khóa, tham quan, câu lạc bộ, làm báo toán, … Vận dụng TH vào TT là một hƣớng tốt, thuận lợi để xây dựng nội dung các buổi nói chuyện ngoại khóa toán ở trƣờng THCS.

2.2.3.3. Nội dung và hướng dẫn thực hiện biện pháp

Bên cạnh các giờ học lý thuyết, giải bài tập trong SGK, GV có thể đặt ra các yêu cầu để HS vận dụng kiến thức TH để giải quyết các vấn đề liên quan đến TT cuộc sống ở xung quanh HS, chẳng hạn, sử dụng kiến thức TH để đo đạc, tính toán, tìm hiểu một số bài toán đang đặt ra trong kinh tế, trong các nhà máy, các công trƣờng, xí nghiệp…

Hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức mới lạ so với học tập nội khóa nên dễ hấp dẫn HS tham gia, từ đó gợi động cơ tích cực, hứng thú học toán cho các em. GV có thể tổ chức ngoại khóa theo các nội dung dƣới đây:

– Tổ chức theo lớp:

+ Các chuyên đề: Tìm hiểu về lịch sử TH, các giai đoạn TH, tìm hiểu tiểu sử của các nhà TH; tìm hiểu những bài TH lớn, nổi tiếng nhƣ bài toán Euler, Fecmat, …

+ Tổ chức tham quan các cơ sở sản xuất có ứng dụng TH có thể tham quan đƣợc. – Lập thành nhóm để thực hiện những bài tập lớn, dự án.

Việc tổ chức các giờ thực hành là cần thiết bởi đảm bảo tốt việc dạy các giờ thực hành đƣợc quy định và tìm kiếm các cơ hội thực hành từ các chủ đề TH. Trong nội dung thực hành có thể tổ chức theo hình thức thực hành trong lớp học và hình thức thực hành ngoài lớp học.

Để có thể ngoại khóa thành công, GV cần phải chuẩn bị một hệ thống các tình huống theo một chủ đề nào đó. Trong đó, mỗi tình huống phải hội tụ đƣợc các điều kiện sau đây:

1) Tình huống có thực, HS có thể hiểu đƣợc bằng vốn văn hóa của họ.

2) Nội dung toán học ẩn chứa bên trong tình huống phải phù hợp với nội dung bài học đang dạy trên lớp.

3) Tình huống có vấn đề theo cả nghĩa bên trong và bên ngoài.

Điều kiện 1 đòi hỏi tình huống đƣa vào cho HS luyện tập phải là tình huống có thực trong cuộc sống, có lý tƣởng hóa nhƣng tránh phi thực tế. Hơn nữa, tình huống đó, HS phải hiểu đƣợc bằng vốn văn hóa của họ; yếu tố này không thể thiếu đƣợc khi đƣa vào dạy học. Điều kiện 2 nhằm phối hợp một cách nhuần nhuyễn dụng ý của biện pháp với việc cung cấp tri thức, rèn kỹ năng toán học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập khác của học sinh. Điều kiện 3 là cơ sở cho việc gợi nhu cầu để học sinh tự đặt ra các bài toán.

Trong chƣơng trình toán phổ thông có nhiều nội dung có thể tổ chức để HS thực hành, chẳng hạn:

Ví dụ 3.1: Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ có 4 khu đất: Khu 1 là nơi ƣơm cây giống, khu 2 là khu trồng cây con, khu 3 là khu dự trữ, khu 4 là kho và văn phòng. Diện tích khu 3 và 4 bằng nhau, diện tích khu 2 gấp 2 lần diện tích khu 3 và nhiều

hơn diện tích khu 1 là 2

60m . Tổng diện tích các khu đất là 570m2. Tính diện tích mỗi khu đất (Diện tích các khu không bao gồm đƣờng nội bộ).

Đây là tình huống có thực trong cuộc sống. Học sinh hiểu đƣợc tình huống bằng vốn kiến thức của họ, không có thuật ngữ, cụm từ nào là học sinh không hiểu đƣợc. Tính có vấn đề trong tình huống là vấn đề tối ƣu hóa, khêu gợi tính tò mò

ham hiểu biết của bất kỳ bộ óc nào. Do đó, tình huống ở ví dụ trên đáp ứng các điều kiện mà chúng ta đã thảo luận ở trên. HS sẽ phát hiện ra vốn kiến thức để giải quyết bài toán nhƣ sau:

Gọi diện tích khu 3 là: x m x( 2, 0). Diện tích khu 4 là: x m( 2)

Diện tích khu 2 là: 2 (x m2)

Diên tích khu 1 là: 2

2x60(m )

Tổng diện tích các khu đất là 570m2nên ta có phƣơng trình:

2 2 60 570 x x xx  6x 60 570    6x 570 60    6x 630   105( ) x tm   Vậy diện tích khu 3 là 105m2

diện tích khu 4 là 105m2

diện tích khu 2 là 2.105210m2 diện tích khu 1 là 210 60 150  m2.

Ví dụ 3.2: Bạn Nam tiết kiệm mỗi ngày bỏ heo đất, khi thì tờ 10000 đồng, khi thì tờ 20000 đồng. Hôm nay, hƣởng ứng đợt vận động giúp đồng bào lũ lụt, bạn quyết định đập heo đất để góp. Bạn đếm đƣợc tất cả 243 tờ tiền và số tờ 20000 đồng gấp hai lần số tờ 10000 đồng. Hỏi bạn Nam đã tiết kiệm đƣợc bao nhiêu tiền?

Với nội dung bài toán này, HS có thể liên tƣởng đến ngay kiến thức về giải toán bằng cách lập hệ phƣơng trình trong đó số tờ tiền mỗi loại là ẩn. Vì vậy, HS có thể tìm ra lời giải nhƣ sau:

Gọi số tờ tiền 10000 đồng là: x (tờ,x0) Gọi số tờ tiền 20000 đồng là: y (tờ,y0)

Do bạn Nam đếm đƣợc tất cả 243 tờ tiền nên ta có phƣơng trình:x y 243 (1) Số tờ 20000 đồng gấp hai lần số tờ 10000 đồng nên ta có phƣơng trình:y2x (2) Từ (1) và (2) ta có hệ phƣơng trình:

243 2 243 3 243 81 ( ) 2 2 2 162 ( ) x y x x x x n y x y x y x y n                         

Bạn Nam tiết kiệm đƣợc số tiền là:

20000.162+10000.81=4050000 (đồng).

Ví dụ 3.3: Tổng diện tích 3 nƣớc Việt Nam; Campuchia và Lào là 749498km2

(nguồn google). Diện tích nƣớc Việt Nam chiếm tỷ lệ 44,1912%, diện tích nƣớc

Lào lớn hơn diện tích nƣớc Campuchia 2

55800km . Tính diện tích của mỗi nƣớc (Làm tròn đến hàng đơn vị).

Diện tích nƣớc Việt Nam:

2

44,1912%.749498331212,16331212(km ) Gọi diện tích nƣớc Campuchia là x km x( 2, 0)

Gọi diện tích nƣớc Lào là y km y( 2, 0) Tổng diện tích hai nƣớc Campuchia và Lào:

2

749498 331212 418286( )

x y   km (1)

Diện tích nƣớc Lào lớn hơn diện tích nƣớc Campuchia 55800km2 nên ta có phƣơng

trình: 2 55800( ) y x km (2) Từ (1) và (2) ta có hệ phƣơng trình: 418286 2 474086 237043( ) 55800 55800 181243( ) x y y x n y x y x y n                    

Vậy diện tích nƣớc Việt Nam là 321212(km2)

diện tích nƣớc Campuchia là 181243(km2)

diện tích nƣớc Lào là 237043(km2).

2.2.3.4. Chú ý khi thực hiện biện pháp

Việc tổ chức một số hoạt động thâm nhập TT để tạo cơ hội cho HS phát hiện và giải quyết những vấn đề trong TT có vai trò quan trọng trong dạy học toán. Qua đó nhằm thúc đẩy quá trình tự tìm tòi, vận dụng các kiến thức đã đƣợc học vào giải quyết các vấn đề của TT. Tuy nhiên, khi thực hiện biện pháp này cần chú ý tới một số nội dung sau:

Nội dung ngoại khóa nên gắn mới một nội dung cụ thể trong chƣơng trình môn toán và cần đƣợc lựa chọn thời điểm tiến hành cho thích hợp.

Trong hoạt động ngoại khóa có thể kết hợp nội dung TH với kiến thức môn học khác, với những hoạt động TT, thực hành, gắn với địa phƣơng… Làm nhƣ vậy vừa góp phần thực hiện đƣợc việc đào sâu kiến thức trong chƣơng trình, vừa góp phần gây hấp dẫn đối với HS. Ngoài ra, nội dung ngoại khóa có tính địa phƣơng cũng tạo điều kiện cho HS thâm nhập đời sống TT, tăng thêm tình cảm với quê hƣơng đất nƣớc và góp phần thực hiện tốt nguyên lý giáo dục. Trong các buổi ngoại khóa nên có những hoạt động thực hành cho HS với những nội dung phong phú nhằm thu hút HS tích cực tham gia, với những buổi ngoại khóa mà cả buổi chỉ ngồi nghe và suy nghĩ, dù nội dung có hấp dẫn đến mấy cũng là không thích hợp.

Những kiến thức TH đƣợc trình bày trong buổi ngoại khóa có thể có những trƣờng hợp không cần chứng minh chặt chẽ về TH. Cần xác định rằng buổi ngoại khóa không phải hoàn toàn là một sinh hoạt học thuật. Các nội dung kiến thức trình bày là đúng, HS phải cảm đƣợc, hiểu đƣợc đó là những kiến thức đúng để tin tƣởng, để vận dụng, nhƣng có thể có những kiến thức không cần chứng minh, vì phức tạp hoặc vì chƣa đủ công cụ thực hiện chứng minh.

Cần tổ chức cho HS tham gia vào quá trình chuẩn bị cũng nhƣ vào quá trình thực hiện buổi ngoại khóa. Nếu ngoại khóa có sử dụng các dụng cụ phải chuẩn bị nhƣ hình vẽ, mô hình,… thì GV có thể yêu cầu một số HS cùng tham gia chuẩn bị những dụng cụ đó. Trong khi tiến hành ngoại khóa, nếu có những hoạt động vật chất phải thực hiện, GV có thể yêu cầu HS cùng phụ giúp. Sau đó có thể cho một số HS thực hiện lại toàn bộ những hoạt động nhƣ vậy. Những công việc tham gia chuẩn bị, những hoạt động đƣợc tự tiến hành sẽ gây hấp dẫn hơn, ấn tƣợng tốt hơn đối với HS và làm cho buổi ngoại khóa có thể đạt kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học đại số 9 (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)