Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.2. Nội dung thực nghiệm
3.2.1. Thời gian thực nghiệm
Đƣợc tiến hành từ ngày 01/04/2019 đến ngày 12/04/2019 tại Trƣờng THCS Lý Tự Trọng, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm
Tài liệu thực nghiệm đƣợc xây dựng thực hiện ý tƣởng của đề tài nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Đại số lớp 9 ở trƣờng THCS. Vì vậy, đối tƣợng thử nghiệm là học sinh lớp 9 trƣờng THPT. Cụ thể, chúng tôi chọn lớp 9A trƣờng THCS Lý Tự Trọng, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để tiến hành thử nghiệm.
Thực nghiệm đƣợc tiến hành tại trƣờng THCS Lý Tự Trọng, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Chúng tôi đã tìm hiểu kết quả học tập các lớp khối 9 của trƣờng và nhận thấy trình độ kiến thức chung về môn Toán của hai lớp 9A và 9B là tƣơng đối đồng đều, kết quả học tập môn Toán của hai lớp là tƣơng đƣơng nhau. Trên cơ sở, chúng tôi đề xuất đƣợc thực nghiệm tại lớp 9A và lấy lớp 9B làm lớp đối chứng.
+ Lớp thực nghiệm: 9A, có 40 học sinh. + Lớp đối chứng: 9B, có 39 học sinh.
Cuối đợt thực nghiệm chúng tôi đã đánh giá kết quả thực nghiệm ở cả 2 lớp thông qua 02 bài kiểm tra trong đó có: 01 bài 15 phút, 01 bài 45 phút.
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Hai đội công nhân cùng làm chung một công việc thì hoàn thành sau 12h, nếu làm riêng thì thời gian hoàn thành công việc của đội thứ hai ít hơn đội thứ nhất là 7h. Hỏi nếu làm riêng thì thời gian để mỗi đội hoàn thành công việc là bao lâu?
Câu 2: Thành phố Việt Trì và Thành phố Vĩnh Yên cách nhau 50km. Nếu ô tô đi theo đƣờng cao tốc thì rút ngắn đƣợc 45 phút. Tính vận tốc ô tô khi đi trên đƣờng cao tốc, biết rằng nếu đi trên đƣờng cao tốc, vận tốc ô tô lớn hơn khi đi trên đoạn đƣờng thƣờng là 60 km/giờ.
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
Câu 1: Để vận chuyển 30 tấn hàng từ Cảng Việt Trì về Khu đô thị Minh Phƣơng, ngƣời ta dự định điều động một số xe tải loại nhỏ. Nhƣng khi vào việc, do điều đƣợc xe có trọng tải lớn hơn xe loại nhỏ 7 tấn nên số xe ít hơn số dự định ban đầu là 7 xe. Hỏi trọng tải mỗi loại xe lớn là bao nhiêu tấn?
Câu 2: Tiêu chuẩn một sân bóng đá mini là chiều ngang tối thiểu 15m, tối đa 25m; chiều dài tối thiểu 25m, tối đa 42m. Bác An có một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 52m, chiều rộng 26m, bác muốn xây một sân bóng mini tạo sân chơi cho thanh, thiếu niên địa phƣơng. Xung quanh sân chừa biên, phòng chờ và khu để xe. Tổng diện tích các phần này là 552m2. Sân bóng mini có chiều dài gấp hai chiều rộng. Hãy tính chiều dài và chiều rộng sân bóng đá mini này.
Câu 3: Phòng họp của Trung tâm hội nghị tỉnh có 360 chỗ ngồi và đƣợc chia thành các dãy có số chỗ ngồi bằng nhau. Nếu thêm cho mỗi dãy 4 chỗ ngồi và bớt đi 3 dãy thì số chỗ ngồi trong phòng không thay đổi. Hỏi ban đầu số chỗ ngồi trong phòng họp đƣợc chia thành bao nhiêu dãy?
3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.3.1. Đánh giá định tính
a. Đối với cá nhân, trong quá trình thực nghiệm tôi thấy:
– Ở lớp thực nghiệm, học sinh tích cực hơn, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo hơn so với lớp đối chứng. Hơn nữa, tâm lý HS ở lớp thực nghiệm thoải mái, tạo đƣợc mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò trong quá trình phát vấn và trả lời các câu hỏi của bài học.
– Dựa vào việc quan sát trên lớp và phân tích kết quả làm bài kiểm tra của HS tôi thấy khả năng giải quyết các bài toán thực tiễn bằng toán học ở lớp thực nghiệm tốt hơn, các em vận dụng kiến thức cơ bản tốt hơn. Do đó, khả năng trình bày bài làm của các em chính xác, khoa học và gọn gàng hơn.
b. Đối với nhận xét, đóng góp của GV thông qua phiếu điều tra, khảo sát ý kiến đã được tổng hợp lại như sau:
– Các câu hỏi trong mỗi giáo án tạo đƣợc hứng thú, lôi cuốn HS vào quá trình tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi giúp HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt đƣợc các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, kích thích HS tích cực độc lập tƣ duy, bồi dƣỡng cho HS năng lực diễn đạt bằng lời các vấn đề khoa học.
– Mức độ khó của các câu hỏi xây dựng trong mỗi giáo án là đúng mực, kiến thức bao hàm trong các tình huống là vừa sức.
– Sau khi học xong bài, đa số các HS đều nắm đƣợc kiến thức cơ bản, có kĩ năng vận dụng vào giải các bài tập đƣợc giao.
– Đa số các GV đƣợc tham khảo ý kiến đều nhận xét: ―Các biện pháp sƣ phạm đã đề ra có tính khả thi‖. Các biện pháp này không chỉ áp dụng cho dạy học nội dung Đại số mà còn có thể áp dụng trong một số nội dung khác trong chƣơng trình môn Toán THCS.
– Một số GV cũng cho rằng: Hiệu quả của các biện pháp sƣ phạm đã đề ra còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực sƣ phạm của ngƣời GV và trình độ nhận thức của HS.
3.3.2. Đánh giá định lượng
Trong thời gian thực nghiệm, tôi đã ra hai bài kiểm tra, một bài 15 phút, một bài 45 phút đối với HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá kết quả đầu ra. Kết quả của hai lớp đƣợc thống kê lại nhƣ sau:
– Kết quả bài kiểm tra 15 phút:
Bảng 3.1. Bảng phân bố tần số kết quả của bài kiểm tra 15 phút lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)
Lớp Số
HS
Số bài kiểm tra đạt điểm tƣơng ứng Điểm
TB
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 40 0 0 0 1 3 4 13 8 7 4 0 6.53
ĐC 39 0 1 3 3 4 10 6 6 5 1 0 5.36
Bảng 3.2. Bảng phân bố về tần suất điểm kiểm tra 15 phút
Lớp Số
HS
Số % bài kiểm tra đạt điểm tƣơng ứng
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 40 0.0 0.0 0.0 2.5 7.5 10.0 32.5 20.0 17.5 10.0 0.0
ĐC 39 0.0 2.6 7.7 7.7 10.3 25.6 15.4 15.4 12.8 2.6 0.0
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố tần suất điểm kiểm tra 15 phút của lớp TN và lớp ĐC
0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần suất lớp TN (%) Tần suất lớp ĐC (%) Điểm Tần Su ất
– Kết quả bài kiểm tra 45 phút
Bảng 3.3. Bảng phân bố tần số kết quả của bài kiểm tra 45 phút lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)
Lớp Số
HS
Số bài kiểm tra đạt điểm tƣơng ứng Điểm
TB
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 40 0 0 1 2 7 7 10 8 5 0 6.68
ĐC 39 0 2 3 3 6 7 8 9 1 0 6.00
Bảng 3.4. Bảng phân bố về tần suất điểm kiểm tra 45 phút
Lớp Số
HS
Số % bài kiểm tra đạt điểm tƣơng ứng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 40 0.0 0.0 2.5 5.0 17.5 17.5 25.0 20 12.5 0.0
ĐC 39 0.0 5.1 7.7 7.7 15.4 17.9 20.5 23.1 2.6 0.0
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố tần suất điểm kiểm tra 45 phút của lớp TN và lớp ĐC
Từ các kết quả trên ta có nhận xét sau: – Điểm trung bình lớp TN cao hơn lớp ĐC.
– % số HS có điểm dƣới trung bình ở lớp TN ít hơn lớp ĐC. – % số HS có điểm khá giỏi ở lớp TN cao hơn lớp ĐC.
0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần suất lớp TN (%) Tần suất lớp ĐC (%) Tần Su ất Điểm
Nhận xét sơ bộ:
– Nhìn chung HS ở lớp TN nắm chắc kiến thức cơ bản, các em biết trình bày lời giải một cách rõ ràng, khoa học có căn cứ trong bài tự luận và tính đƣợc kết quả nhanh, chính xác trong bài trắc nghiệm. Điều đó thể hiện tính tích cực của tƣ duy và thể hiện đƣợc năng lực nắm chắc bài học của các em.
Nhƣ vậy, nếu dạy học theo các biện pháp đã đƣợc đề xuất sẽ phát huy tính tích cực học tập của HS, giúp các em chủ động trong mọi tình huống từ đó các em nắm chắc kiến thức, dẫn tới kết quả học tập cao hơn.
Những khó khăn, hạn chế rút ra qua thực nghiệm:
Bên cạnh những kết quả tích cực đã nêu ở trên. Trong quá trình thực nghiệm cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế của phƣơng án đề xuất:
– Việc chuẩn bị bài của GV công phu và mất nhiều thời gian.
– Có những tình huống đƣa ra có nhiều giải pháp. HS có thể đề xuất giải pháp khác so với dự kiến của GV. Điều này đòi hỏi GV phải có kiến thức vững vàng, làm chủ tình huống, linh hoạt trong ứng xử để đảm bảo đƣợc thời gian lên lớp mà không ảnh hƣớng tới sự hứng thú của HS.
– Phƣơng tiện dạy học cồng kềnh (máy chiếu) đòi hỏi GV phải thao tác nhanh trong giờ giải lao mới kịp giờ dạy. Nếu các phòng học đƣợc trang bị máy chiếu thì việc thực hiện phƣơng án sẽ thuận tiện hơn.
Kết luận chƣơng 3
Qua quá trình thực nghiệm trên cho thấy, nếu vận dụng các biện pháp đã đề xuất vào việc phát triển năng lực vận dụng TH vào TT cho HS ở lớp 9 nói riêng và dạy học Toán nói chung thì sẽ tạo đƣợc môi trƣờng cho HS tự khám phá, tự lực chiếm lĩnh những nội dung học tập, chủ động đạt đƣợc các mục tiêu kiến thức, kĩ năng và kích thích HS tích cực học tập, ứng dụng toán học vào các môn khoa học khác và thực tiễn đời sống, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học toán.
Kết quả thực nghiệm sƣ phạm đạt đƣợc mục đích, yêu cầu đã đề ra. Chất lƣợng học tập nội dung Đại số ở lớp 9 của HS ở lớp thực nghiệm tốt hơn các lớp dạy theo phƣơng pháp truyền thống. Các kết quả thu đƣợc trong quá trình thực
nghiệm sƣ phạm về mặt định tính, định lƣợng đã giúp chúng tôi có đủ cơ sở chắc chắn để khẳng định về tính hiệu quả của đề tài, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
Số lƣợng và mức độ các bài toán có nội dung thực tiễn đƣợc lựa chọn và cân nhắc thận trọng, đƣợc đƣa vào giảng dạy một cách phù hợp, có chú ý nâng cao dần tính tích cực và độc lập của học sinh, nên học sinh tiếp thu tốt, tích cực tham gia luyện tập và đạt kết quả tốt.
Thực hiện các biện pháp sƣ phạm mà luận văn đề xuất sẽ góp phần rất tốt để tăng cƣờng phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho HS THCS trong dạy học Đại số 9, đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả dạy học Toán lớp 9 cho HS. Mục đích thực nghiệm đã đƣợc hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các quan điểm đã đƣợc khẳng định.
Phần III: KẾT LUẬN
Giữa Toán học và các khoa học khác nói riêng, các lĩnh vực của TT cuộc sống nói chung có mối liên hệ hai chiều gắn bó, đan xen đa dạng, sinh động. Bản thân sự tồn tại và phát triển của TT là động lực thúc đẩy sự phát triển của TH. Quá trình phát triển và hoàn thiện tri thức TH trong các giai đoạn phát triển của lịch sử TH luôn đồng hành với các hoạt động TT của con ngƣời.
Quá trình nghiên cứu luận văn đã thu đƣợc các kết quả chính nhƣ sau:
1.Khẳng định rõ hơn mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn: toán học phát sinh từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm động lực phát triển và là mục tiêu phục vụ.
2. Làm rõ đƣợc nhu cầu và định hƣớng phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Đại số 9.
3. Làm rõ đƣợc một số khó khăn của giáo viên dạy Toán ở trƣờng phổ thông khi thực hiện các định hƣớng phát triển vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học. 4. Đã định hƣớng và đề xuất đƣợc một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học Đại số 9 và đƣa ra đƣợc các cách thức và ví dụ minh họa, những chú ý cần thiết để hƣớng dẫn thực hiện mỗi biện pháp.
5. Đã tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm nghiệm các biện pháp đã đề xuất. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm bƣớc đầu khẳng định giả thiết khoa học của luận văn là phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi.
Trên cơ sở các kết quả đã đạt đƣợc, có thể khẳng định mục đích nghiên cứu của luận văn đã đạt đƣợc, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận đƣợc. Nghiên cứu của luận văn đã khẳng định phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Đại số 9 là việc làm hết sức cần thiết giúp nâng cao hiệu quả của dạy học Đại số 9 nói riêng, dạy học toán nói chung. Đây là hƣớng nghiên cứu giúp HS hình thành cách học, cách chiếm lĩnh tri thức trong thời đại kiến thức tăng lên không ngừng và là hƣớng đi đúng đắn đáp ứng xu hƣớng của giáo dục hiện nay là hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Hoàng Ngọc Anh, Nguyễn Dƣơng Hoàng, Nguyễn Tiến Trung (2017), Đổi mới
quá trình dạy học môn Toán thông qua các chuyên đề dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Phan Anh (2012), Góp phần phát triển năng lực toán học hóa tính huống thực tiễn cho học sinh Trung học phổ thông qua dạy học đại số và giải tích, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trƣờng Đại học Vinh.
3. Nguyễn Văn Bảo, Góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết một số bài toán có nội dung thực tiễn, trƣờng Đại học Sƣ Phạm Vinh.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.
5. Lê Hải Châu (1961), Toán học gắn với thực tiễn và đời sống sản xuất, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (chủ biên), Vũ Hữu Bình, Trần
Phƣơng Dung, Ngô Hữu Dũng, Lê Văn Hồng, Nguyễn Hữu Thảo (2005), Toán 9,
NXB Giáo dục.
7. Phạm Gia Đức, Tôn Thân, Vũ Hữu Bình, Hoàng Ngọc Hƣng, Nguyễn Hữu Thảo (2002), Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở môn Toán, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP, Hà Nội. 9. Nguyễn Bá Kim, Đinh Nho Chƣơng, Nguyễn Mạnh Cảng, Vũ Dƣơng Thụy,
Nguyễn Văn Thƣờng (1994), Phương pháp dạy học môn Toán, phần 2, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Nhứt Lang (2003), Tuyển tập các bài toán thực tế hay và khó, NXB Đà Nẵng.
12. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội.
13. Bùi Văn Nghị (2008), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán, NXB ĐHSP, Hà Nội.
14. Bùi Huy Ngọc (2003), Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học Số học và Đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh THCS, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trƣờng Đại học Vinh.
15. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
16. Phạm Phu (1998), Ứng dụng toán sơ cấp giải các bài toán thực tế, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Phan Thị Tình (2012), Tăng cường vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học Xác suất thống kê và Quy hoạch tuyến tính cho sinh viên Toán Đại học sư phạm. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
Tiếng Anh
18. Blum Werner (1993), Mathematical modelling in mathematics education and instruction, in Teaching and learning mathematics in context, Publisher: Ellis Horwood Ltd, ISBN-13: 978-0130310064.
19. BlumWerner (1992), Teaching and learning of mathematics and its applications, in Teaching Mathematics and its Applications,11.
20. Blum, Wand Niss, M (1991), Applied mathematical problem solving, modelling,