Đặc điểm quản lý tài chính và chế độ kế toán áp dụng tại Bệnh viện Đa

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tại bệnh viện đa khoa nông nghiệp (Trang 50 - 53)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp

2.1.3. Đặc điểm quản lý tài chính và chế độ kế toán áp dụng tại Bệnh viện Đa

viện Đa khoa Nông nghiệp

2.1.3.1. Đặc điểm quản lý tài chính

Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp là ĐVSNCL có thu tự đảm bảo chi thường xuyên, chịu sự lãnh đạo về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. Quản lý tài chính đảm bảo tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

(Báo cáo kết quả hoạt động năm 2020: Phụ lục 2.1)

* Khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp

Hàng năm căn cứ vào dự toán cho đoen vị lập và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, Bộ NN & PTNT xét duyệt và đưa ra quyết định giao dự toán cho đơn vị: Chi phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng…

Những năm gần đây, do đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng gia tăng của nhân dân và yêu cầu phát triển hệ thống bệnh viện nên nguồn kinh phí NSNN cấp chi cho đầu tư phát triển phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao và một phần chi cho công tác đào tạo, các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

Các khoản chi từ nguồn NSNN được bệnh viện thực hiện theo đúng các định mức theo quy định của Nhà nước và các quyết định được cơ quan chủ quản phê duyệt.

* Thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ (thu viện phí và bảo hiểm y tế)

Đây là nguồn thu rất quan trọng với bệnh viện. Cơ cấu nguồn thu viện phí của bệnh viện bao gồm: thu viện phí theo bảng giá Nhà nước quy định và thu từ các hoạt động dịch vụ: thu viện phí theo giá dịch vụ, nhà thuốc, nhà ăn, căng tin,...

Thứ nhất, thu chi viện phí theo bảng giá Nhà nước quy định: Đây là nguồn thu lớn của bệnh viện. Mức giá này bao gồm các khoản thu cho các hoạt động khám chữa bệnh tự nguyện nội trú và ngoại trú, các dịch vụ xét nghiệm, siêu âm, chuẩn đoán hình ảnh, các phẫu thuật, thủ thuật… Đối với các trường hợp có thẻ BHYT, bệnh viện sẽ có nguồn thu từ cơ quan BHXH, được tổng hợp và quyết toán với cơ quan BHXH. Tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời để đầu tư phát triển sự nghiệp. Quy trình thu viện phí cũng được thực hiện đơn giản hoá đến mức tối đa để đảm bảo phục vụ nhanh nhất cho bệnh nhân.

Thứ hai, thu chi các khoản dịch vụ: Các khoản dịch vụ bao gồm thu khám chữa bệnh theo các mức giá dịch vụ, thu từ nhà thuốc, quầy tiện ích, nhà ăn,…

Kể từ khi Nhà nước giao quyền tự chủ tài chính, bệnh viện đã không ngừng mở rộng và phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mang lại nguồn thu ngày càng tăng cho bệnh viện. Bên cạnh nguồn thu viện phí theo giá Nhà nước quy định, phần thu từ khám chữa bệnh dịch vụ cũng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu của bệnh viện. Mức giá khám chữa bệnh dịch vụ do phòng Tài chính – kế toán xây dựng trên các khung quy định của Nhà nước và tình hình thực trạng của các yếu tố cấu thành. Thu từ khám chữa bệnh dịch vụ gồm có: thu từ khám chữa bệnh theo giờ hành chính và ngoài giờ; thu từ dịch

vụ khám yêu cầu bác sĩ; thu từ các dịch vụ khám chữa bệnh theo hợp đồng cho các đối tượng bên ngoài; thu từ dịch vụ xét nghiệm yêu cầu.

Bên cạnh đó, bệnh viện còn phát triển các nguồn thu khác thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như cho thuê mặt bằng căng tin bệnh viện, trông xe, nhà thuốc bệnh viện… Các nguồn này tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng không ngừng gia tăng trong những năm qua, góp phần bổ sung vào kinh phí hoạt động của bệnh viện

Trong cơ cấu chi, chi phí phục vụ hoạt động chuyên môn là nghiệp vụ khoản chi quan trọng nhất. Bên cạnh chi phục vụ chuyên môn thì chi cho con người (lương, phụ cấp lương) cũng là nội dung hết sức quan trọng. Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới chất lượng dịch vụ y tế vì nó đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Các khoản chi đảm bảo hoạt động của bệnh viện giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao là các khoản chi theo cơ chế tự chủ gồm:

+ Chi phí tiền lương, tiền công cho các cán bộ, công chức, viên chức được duyệt theo cấp bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp chức vụ; trích nộp bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định của Nhà nước, chi lương tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

+ Chi cho quản lý hành chính, mua vật tư văn phòng phẩm.

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: mua hoá chất, thuốc, vật tư phục vụ cho hoạt động chính của bệnh viện.

+ Chi mua sắm. sửa chữa tài sản

* Các khoản thu chi khác

Bao gồm các nội dung thu, chi phát sinh từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, chênh lệch lỗ do đánh giá lại tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác.

2.1.3.2. Chế độ kế toán áp dụng

Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp áp dụng chế độ hạch toán kế toán, chế độ hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, chế độ báo cáo tài chính theo các quy

định tại quyết định số 107/2017/QĐ-BTC, ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp. Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Kỳ kế toán áp dụng cho Bệnh viện là kỳ kế toán năm, thường là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam Đồng.

Hiện tại Bệnh viện áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”,tại Bệnh viện sử dụng trên phần mềm MISA, áp dụng hệ thống tài khoản dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp được ban hành tại Quyết định số 107/2017/QĐ-BTC. Trên cơ sở đó và tùy theo thực tế hoạt động, kế toán có thể mở thêm các tài khoản con cấp 2, cấp 3 để phục vụ hạch toán.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tại bệnh viện đa khoa nông nghiệp (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)