7. Kết cấu luận văn
2.2. Phân tích thực trạng tổ chức kế toán của Bệnh viện Đa khoa Nông
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng và quyết định thành công của tổ chức kế toán ở Bệnh viện. Phòng Tài chính Kế toán Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp có chức năng, nhiệm vụ sau:
Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện về mọi hoạt động tài chính – kế toán của bệnh viện. Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của Bệnh viện, lập dự toán ngân sách và các nguồn thu khác tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện.
Tổ chức kế toán trong bệnh viện theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác kịp thời. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của Bệnh viện.
Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết tài sản, kiểm kê tài sản. Tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định. Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động của bệnh viện.
Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như trên, bệnh viện đã tổ chức một bộ máy kế toán với sự tập hợp đồng bộ các cán bộ nhân viên kế toán để đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị.
Căn cứ vào khối lượng công việc và trình độ của nhân viên, Kế toán trưởng phân công cho mỗi nhân viên kế toán đảm nhiệm các phần hành kế toán cụ thể. Mỗi nhân viên có thể đảm nhiệm một hoặc một số phần hành kế toán.
Bộ máy kế toán tại Bệnh viện được tổ chức theo mô hình tập trung. Với mô hình tổ chức bộ máy này, mỗi bộ phận kế toán sẽ phụ trách riêng từng phần hành kế toán riêng, kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp số liệu của các bộ phận kế toán gửi lên để lập báo cáo tài chính. Hiện tại phòng Tài chính – Kế toán có 16 người (bao gồm cả chính thức và hợp đồng). Khối lượng nhân viên kế toán chưa đáp ứng đủ với nhiệm vụ thu, chi của Bệnh viện, đặc biệt khối lượng công việc hàng năm luôn tăng. (Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện: phụ lục 2.2).
- Kế toán trưởng
+ Tham mưu cho Ban giám đốc Bệnh viện trong công tác quản lý tài chính. + Kiểm soát các hoạt động thu chi trong Bệnh viện.
+ Có trách nhiệm kiểm tra, ký duyệt các chứng từ, hồ sơ trước khi trình Ban Giám đốc ký duyệt.
+ Phối hợp với các khoa phòng, chức năng lập dự toán thu chi ngân sách hang năm.
+ Có trách nhiệm quản lý, điều hành và phân công công việc tại phòng Tài chính – Kế toán.
+ Thực hiện công tác báo cáo tài chính, xây dựng quy chế thu – chi của Bệnh viện như: Quy chế chi tiêu nội bộ. quy định thu – chi viện phí, quy định quản lý và sử dụng tài sản tiết kiệm.
- Kế toán tổng hợp
+ Tổng hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, kiểm tra sự biến động của từng loại vốn, nguồn vốn trong Bệnh viện.
+ Kiểm tra, tổng hợp báo cáo các khoa, phòng đảm bảo tính chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác đánh giá tình hình hoạt động của bệnh viện.
+ Thực hiện việc hạch toán đối chiếu sổ sách, định kỳ lập BCTC phục vụ việc quyết toán kinh phí.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc:
+ Thực hiện các nghiệp vụ rút tiền, chuyển tiền, thanh toán tạm ứng tại kho bạc.
+ Mở và khóa sổ TK hạn mức kinh phí NSNN cấp, thực hiện các quy định về sử dụng kinh phí NSNN.
+ Đối chiếu số dư ở tất cả các TK ở ngân hang, kho bạc.
- Kế toán thanh toán nội bộ và theo dõi thanh toán công nợ
+ Theo dõi tình hình thanh toán công nợ cho các đối tượng cụ thể, BHYT, BHXH với cán bộ, nhân viện và các đối tượng khác ngoài bệnh viện.
+ Tính lương và phụ cấp và các khoản trích theo lương hang tháng cho cán bộ, nhân viên trong Bệnh viện.
+ Thống kê kịp thời thu nhập của các cá nhân trong Bệnh viện để thông báo, thu đầy đủ và nộp một cách kịp thời, chính xác.
- Kế toán dược
+ Theo dõi nhập – xuất kho thuốc y tế, vật tư tiêu hao. Lập bảng tổng hợp phát sinh theo tháng, quý, năm gửi kế toán tổng hợp để đối chiếu quyết toán thuế.
+ Chịu trách nhiệm tính toán, phản ánh kịp thời và kiểm tra chặt chẽ sự biến động tất cả các loại tài sản, vật tư trong kho trên các mặt: số lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp.
+ Tính và trích khấu hao TSCĐ, phân bổ giá trị CCDC định kỳ.
- Thủ quỹ
+ Thực hiện thu – chi tiền mặt căn cứ trên phiếu thu, phiếu chi do kế toán thanh toán lập, khóa sổ quỹ tiền mặt, kiểm kê toàn quỹ hang tháng, nhắc nhở các cán bộ trong bệnh viện thực hiện nhanh chóng các khoản thu, chi.
+ Cuối ngày, nộp tiền vào kho bạc, ngân hang ( không để số tiền trong quỹ vượt quá mức cho phép)
- Kế toán thanh toán bảo hiểm
+ Thực hiện quản lý, theo dõi quyết toán nguồn thu từ bệnh nhân có BHYT với cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Kiểm tra việc thực hiện chính sách của các khoa đối với bệnh nhân có thẻ BHYT.
- Kế toán viện phí
+ Thực hiện thu tiền khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh
+ Thu tiền tạm ứng vào viện của bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ + Thực hiện thanh toán cho bệnh nhân khi ra viện
+ Nộp các khoản thu được trong ngày lên cho thủ quỹ.