CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4. Thực trạng phát triển năng lực giao tiếp trong dạy học Đại số 10
1.4.1. Mục đích và đối tượng khảo sát
a) Mục đích : Tìm hiểu thực trạng dạy học phát triển năng lực giao tiếp cho HS THPT.
b) Đối tượng khảo sát : Khảo sát 285 HS trƣờng THPT Vũ Thê Lang- TP Việt Trì-
Phú Thọ và 40 GV toán THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
a) Nội dung: Tìm hiểu về sự phù hợp của NNTH trong SGK môn Toán THPT. Tìm
hiểu khả năng hiểu, sử dụng NNTH của HS; việc dạy học phát triển năng lực GTTH cho HS đặc biệt là trong dạy học Đại số 10 THPT.
b) Phương pháp khảo sát:
- Phƣơng pháp điều tra thông qua phiếu hỏi.
- Phƣơng pháp quan sát qua dự giờ môn Toán THPT.
- Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm: phân tích, đánh giá vở bài tập toán của HS.
1.4.3. Kết quả khảo sát
Thông qua phiếu hỏi:
phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
Bảng số liệu nhận xét về NNTH trong SGK THPT môn Toán của 40 giáo viên.
Ngôn ngữ toán học Mức độ Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Không phù hợp SL % SL % SL % SL % Các thuật ngữ toán học 4 10.0 30 75.0 6 15.0 0 0.0 Các kí hiệu toán học 4 10.0 31 77.5 5 12.5 0 0.0 Hình vẽ 5 12.5 32 80.0 3 7.5 0 0.0 Biểu đồ, đồ thị 2 5.0 33 82.5 5 12.5 0 0.0 Sơ đồ, bảng 3 7.5 32 80.0 3 7.5 2 5.0 Tranh vẽ, ảnh 2 5.0 34 85.0 2 5.0 2 5.0 Câu lệnh, cú pháp của NNTH 6 15.0 30 75.0 4 10.0 0 0.0
Có trên 85% giáo viên đánh giá về mức độ phù hợp và rất phù hợp đối với việc sử dụng các thuật ngữ, kí hiệu, hình vẽ, biểu đồ, các câu lệnh cú pháp. Tuy nhiên còn tỉ lệ nhỏ(5% giáo viên) nhận xét việc sử dụng các sơ đồ, bảng, tranh vẽ, ảnh… minh họa còn hạn chế.
- Giáo viên đánh giá có khoảng 10% học sinh trong lớp ở mức yếu về khả năng hiểu và sử dụng các hình vẽ; 20% học sinh ở mức độ yếu về khả năng sử dụng các thuật ngữ toán học.
- Các thầy cô cũng đánh giá có khoảng 7.5% học sinh trong một lớp học(40 học sinh) gần nhƣ không bao giờ tham gia vào hình thức giao tiếp toán học trong giờ học toán.(phụ lục 2)
+) Về phía HS :
- HS hiểu và sử dụng NNTH trong GTTH còn hạn chế (62.5%-73.3% sử dụng ở mức độ trung bình). Chúng tôi đã điều tra phiếu hỏi đối với 285 học sinh về khả
năng hiểu và sử dụng NNTH, kết quả cụ thể nhƣ sau:
Khả năng
Mức độ
Tốt Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
(a) Hiểu và sử dụng các thuật ngữ toán học 29 10.2 54 18.9 185 64.9 17 6.0 (b) Hiểu và sử dụng các kí hiệu toán học 33 11.6 49 17.1 178 62.5 25 8.8 (c) Hiểu và sử dụng các hình vẽ 12 4.2 41 14.4 192 67.4 40 14 (d) Hiểu và sử dụng các biểu đồ, đồ thị 15 5.3 38 13.3 201 70.5 31 10.9
(e) Hiểu và sử dụng các sơ đồ, bảng
14 4.9 34 11.9 209 73.3 28 9.9
- Có 6.7% HS chƣa biết diễn đạt ý tƣởng toán học của mình hoặc diễn đạt ở mức yếu và 25.6% ở mức độ trung bình.
- Có 17,2%-20% HS tự đánh giá việc tham gia vào các hoạt động giao tiếp còn không hoặc ít hiệu quả,
Thông qua quan sát dự giờ môn Toán:
Qua việc quan sát, dự giờ 6 tiết học của 4 giáo viên giảng dạy Đaị số 10 ở các lớp khác nhau, chúng tôi nhận thấy:
+) Đối với giáo viên
- Giáo viên còn gặp khó khăn trong việc xác định và khai thác các cơ hội để tổ chức rèn luyện, bồi dƣỡng cho học sinh năng lực GTTH trong quá trình dạy học.
-GV còn chƣa có các biện pháp phù hợp cho HS sử dụng hiệu quả NNTH trong quá trình GTTH.
+) Đối với học sinh
- Đa số tham gia vào các hình thức giao tiếp trong giờ học toán khá thƣờng xuyên nhƣ : Nghe, đọc và trả lời câu hỏi ; đặt câu hỏi và trả lời ; lắng nghe, nhận xét, đánh
giá câu trả lời của bạn, phát biểu kiến thức toán học dƣới dạng văn bản hoặc kí hiệu…tuy nhiên còn một số tỉ lệ nhỏ học sinh chƣa tham gia vào các hoạt động giao tiếp toán học (3%-5%) và khoảng 25%-30% tham gia nhƣng không hiệu quả.
- Khoảng 60%-75% học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát biểu một bài toán dƣới các hình thức ngôn ngữ toán học khác nhau.
Thông qua nghiên cứu vở bài tập toán của học sinh
Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 20 quyển vở bài tập của học sinh lớp 10 C1trƣờng THPT Vũ Thê Lang để nghiên cứu và nhận thấy:
Phần lớn các học sinh biết cách trình bày lời giải của mình cho một bài toán một cách đúng đắn song có khoảng 30% còn sử dụng chƣa hợp lý khi kết hợp giữa ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ toán học; chẳng hạn nhiều học sinh còn viết “tồn tại
x để 2x1 chia hết cho 3”, hoặc “ với x …”,…; khoảng 15% học sinh chƣa biết trình bày lời giải của mình và chƣa biết sử dụng các thuật ngữ, NNTH,…
Tóm lại: Qua các hình thức điều tra khác nhau, chúng tôi có các kết luận sau: - Mặc dù nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của NNTH và GTTH trong học tập môn toán nhƣng GV chƣa thực sự xem xét NNTH và GTTH dƣới góc độ là các hoạt động học tập để từ đó tổ chức các hoạt động tƣơng thích với nội dung dạy học, nhằm hình thành và rèn luyện phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh THPT.
- Tỉ lệ HS chƣa biết sử dụng hoặc sử dụng chƣa đúng NNTH còn cao; hơn nữa nhiều học sinh chƣa tham gia hiệu quả vào các hoạt động giao tiếp toán học.
- Nhìn chung, GV chƣa xác định đƣợc các biện pháp và cách thức thực hiện biện pháp để phát triển năng lực GTTH cho HS gắn với nội dung, chƣơng trình môn toán.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ đƣợc các vấn đề sau : Thứ nhất, tìm hiểu và làm rõ các kết quả nghiên cứu liên quan đến năng lực, năng lực toán học, năng lực sử dụng NNTH, năng lực GTTH trong DH môn toán. Thống nhất quan điểm “GTTH là giao tiếp diễn ra giữa GV-HS, giữa HS-HS trong quá trình DH toán, quá trình này sử dụng NNTH là phƣơng tiện quan trọng và chủ yếu để tiếp nhận và chuyển tải các ý tƣởng toán học, kiến thức toán học, đƣa ra lập luận, chứng minh, giải quyết vấn đề nhằm đạt đƣợc mục tiêu học tập môn toán”.
Thứ hai, trên cơ sở nền tảng các cơ sở lí luận về NNTH, chúng tôi đã phân tích nội dung chƣơng trình SGK Đại số 10 đối với chủ đề hàm số và chủ đề PT, chủ đề Thống kê theo cách tiếp cận NNTH.
Thứ ba, tìm hiểu về thực trạng về sử dụng NNTH và DH phát triển năng lực GTTH của GV và HS ở trƣờng THPT. Qua đó nhận thấy những khó khăn của GV trong việc sử dụng và tổ chức các biện pháp giúp HS sử dụng đúng; hiệu quả NNTH và các hoạt động giúp HS tham gia vào quá trình GTTH trong lớp học.
CHƢƠNG 2
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC