Định hƣớng xây dựng các biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học đại số 10 THPT (Trang 37 - 39)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Định hƣớng xây dựng các biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán

2.1. Định hƣớng xây dựng các biện pháp phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học Đại số 10 cho học sinh trong dạy học Đại số 10

2.1.1. Đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu, nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn toán chương trình môn toán

Trong chƣơng trình giáo dục quốc dân, môn Toán giữ một vai trò quan trọng. Môn Toán đƣợc coi là môn học công cụ, cung cấp các tri thức để ngƣời học có thể học tập các môn học khác. Trong phạm vi môn học của mình, môn Toán trang bị các tri thức toán học, tri thức phƣơng pháp đƣợc coi là cách thức học tập, nghiên cứu toán học, nghiên cứu sự vật hiện tƣợng, nghiên cứu thế giới quan. Thông qua học toán, ngƣời học đƣợc hình thành, rèn luyện và phát triển các thao tác tƣ duy(phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hóa, khái quát hóa, đặc biệt hóa,…); rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, khả năng sáng tạo,…

NNTH đƣợc sử dụng trong SGK Đại số 10 vừa là công cụ, phƣơng tiện quan trọng và chủ yếu để phát triển tƣ duy, phát triển các phẩm chất trí tuệ cho HS. Do vậy, việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt chính xác các ý tƣởng toán học của mình và hiểu đƣợc các ý tƣởng của ngƣời khác cho HS vừa là mục tiêu, là định hƣớng cho việc xây dựng biện pháp phát triển năng lực GTTH cho HS trong dạy học Đại số 10 THPT.

2.1.2. Chú trọng đặc điểm, vai trò, vị trí của ngôn ngữ toán học trong quá trình tổ chức các hoạt động giao tiếp toán học chức các hoạt động giao tiếp toán học

Mục tiêu cơ bản của việc phát triển năng lực GTTH là hƣớng tới sự phát triển của trí tuệ, phát triển ngôn ngữ toán học và khả năng thực hành vận dụng toán học trong thực tiễn vì vậy NNTH cùng với ba đặc điểm đặc trƣng : Tính ngắn gọn, tính chính xác, tính khái quát có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến đặc

tính của phong cách giao tiếp cũng nhƣ trong lập luận và chứng minh.

NNTH còn có vai trò phát biểu vấn đề, “ phiên dịch” một phát biểu viết hoặc để diễn đạt các suy luận khi cần thiết. Vì vậy với những vai trò và ý nghĩa nhất định của NNTH chúng tôi đã xây dựng nhóm biện pháp liên quan đến sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.

2.1.3. Chú ý đến việc lựa chọn phương pháp dạy học và nội dung dạy học góp phần phát triển giao tiếp toán học

Việc lựa chọn phƣơng pháp dạy học tích cực có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực, động cơ học tập cho học sinh mà chúng ta cần phải chú trọng tới. Một trong những phƣơng pháp dạy học đó là phƣơng pháp dạy học theo nhóm, nó có những tác động tích cực cho quá trình giao tiếp toán học bởi :

- Dạy học theo nhóm nâng cao tính tƣơng tác giữa các thành viên trong nhóm. - Tăng cƣờng động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới

- Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tƣ tƣởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề - Tăng cƣờng các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt nhƣ lời nói, ánh mắt cử chỉ…

- Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau

Thông qua hoạt động nhóm phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội Đó là các kĩ năng giao tiếp nhƣ: biết chờ đợi đến lượt; tóm tắt và xử lí thông tin; biết xây dựng niềm tin như bày tỏ sự ủng hộ qua ánh mắt nụ cười, yêu cầu giải thích, giúp đỡ và sẵn sàng giúp đỡ; khả năng giải quyết bất đồng như kiềm chế bực tức, không làm xúc phạm người khác khi bất đồng ý kiến

Ngoài ra, việc tận dụng các nội dung dạy học thông qua các bài toán kết thúc mở góp một phần không nhỏ kích thích nhu cầu giao tiếp của học sinh. Những câu hỏi có kết thúc mở tạo cơ hội cho học sinh bày tỏ sự hiểu biết của mình về toán học, cho phép nhiều câu trả lời đúng và khuyến khích một cách suy nghĩ khác của học sinh, cho phép các em thể hiện các cách giải toán riêng của bản thân. Qua đó giúp

các em phát triển khả năng tƣ duy toán học và giao tiếp toán học của chính mình, làm cho các em trở nên năng động, sáng tạo, biết tự suy nghĩ để giải quyết các vấn đề mà các em gặp phải trong quá trình học và cuộc sống.

Chính vì những lí do trên chúng tôi đã xây dựng nhóm biện pháp liên quan đến hỗ trợ phát triển giao tiếp qua nội dung và hình thức dạy học.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học đại số 10 THPT (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)