Thiết kế tình huống dạy học khái niệm hình học lớp 8

Một phần của tài liệu Khai thác phần mềm geogebra tích cực hóa hoạt động dạy học các khái niệm hình học ở trường THCS (Trang 52 - 60)

7. Bố cục của Khóa luận

2.4. Thiết kế tình huống dạy học khái niệm hình học lớp 8

Hoạt động 1: Hoạt động hình thành khái niệm “Tứ giác”

- Bước 1: Tiếp cận khái niệm:

 GV: Quan sát các hình sau, cho biết mỗi hình gồm mấy đoạn thẳng? Đọc tên các đoạn thẳng đó.

 GV: Dùng Geogebra vẽ hình:

+ Chọn công cụ - Chèn chữ: Đặt tên các đỉnh của đa giác ABCD

 HS: Mỗi hình gồm 4 đoạn thẳng đó là AB, BC, CD, DA.  GV: Hình nào khác so với những hình còn lại? Vì sao?

 HS: Hình d khác với những hình còn lại vì trong ba hình còn lại hai đoạn thẳng bất kì nào cũng không nằm trên một đường thẳng. Còn hình c thì hai đoạn thẳng BC và CD cùng nằm trên một đường thẳng.

- Bước 2: Hình thành khái niệm:

 GV: Giới thiệu hình a, b, c được gọi là tứ giác. Yêu cầu HS nêu định nghĩa.

HS: (ĐN) Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.

 GV: Tứ giác ABCD còn được gọi là tứ giác BCDA, BADC, …. Trong đó: Các điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh

Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh

- Bước 4: Củng cố khái niệm:

 HS: Hình b, d, e là tứ giác.

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành khái niệm “Hai hình đối xứng qua một

đường thẳng”

- Bước 1: Tiếp cận khái niệm:

 GV: Cho đường thẳng d và đoạn thẳng AB (hình 8.4)  GV: Dùng Geogebra vẽ hình:

+ Chọn công cụ - Đoạn thẳng: Vẽ đoạn thẳng bất kì + Chọn công cụ - Chèn chữ: đặt tên đoạn thẳng AB + Chọn công cụ - Đoạn thẳng: Vẽ đường thẳng bất kì + Chọn công cụ - Chèn chữ: đặt tên đường thẳng d

Hình 8.4 - Tìm điểm A’ đối xứng với A qua d. - Tìm điểm B’ đối xứng với B qua d.

- Lấy điểm C thuộc đoạn AB, tìm điểm C’ đối xứng với C qua d. - Khi đó điểm C’ thuộc đoạn thẳng nào?

 HS:

+ Chọn công cụ - Đối xứng qua đường thẳng: Tìm điểm đối xứng của A và B qua d

+ Chọn công cụ - Chèn chữ: đặt tên điểm đối xứng của A và B là A’ và B’

+ Chọn công cụ - Đoạn thẳng đi qua 2 điểm: Vẽ đoạn thẳng qua A’, B’

+ Chọn công cụ - Điểm thuộc đối tượng: Lấy điểm thuộc đoạn AB + Chọn công cụ - Chèn chữ: đặt tên điểm C

+ Chọn công cụ - Đối xứng qua đường thẳng: Tìm điểm đối xứng của C

+ Chọn công cụ - Chèn chữ: đặt tên điểm đối xứng của C là C’

 HS: Điểm C’ thuộc đoạn A’B’

- Bước 2: Hình thành khái niệm:

 GV: Giới thiệu hai đoạn thẳng AB và A’B’ được gọi là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua đường thẳng d.

Yêu cầu HS nêu định nghĩa.

HS: (ĐN) Hai hình gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm

thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.

- Bước 3: Củng cố và vận dụng khái niệm:

 GV: vẽ hình đối xứng của các hình đã cho qua trục d

 HS:

 HS:

GV: Nhận xét câu trả lời.

Hoạt động 3: Hoạt động hình thành khái niệm “Hình vuông”

- Bước 1: Tiếp cận khái niệm:

 GV: Cho tứ giác ABCD cóA  B C 90 và AB = BC = CD = DA. Tính góc D?

 GV: Dùng Geogebra vẽ hình:

+ Chọn công cụ - Đoạn thẳng: Vẽ đoạn thẳng bất kì + Chọn công cụ - Chèn chữ: đặt tên đoạn thẳng AB

+ Chọn công cụ - Đường vuông góc: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A và B

+ Chọn công cụ - Khoảng cách: Đo độ dài cạnh AB

+ Chọn công cụ - Đường tròn khi biết tâm và bán kính: Vẽ đường tròn tâm A và B bán kính AB

+ Chọn công cụ - Giao điểm hai đối tượng: Tìm giao điểm của 2 đường thẳng với 2 đường tròn

+ Chọn công cụ - Đoạn thẳng qua 2 điểm: Vẽ đoạn AD, BC, CD

 HS: D90

- Bước 2: Hình thành khái niệm:

 GV: Giới thiệu tứ giác ABCD được gọi là hình vuông. Yêu cầu HS nêu định nghĩa.

HS: (ĐN) Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau.

 GV: Tứ giác ABCD là hình vuông 

90 {A B C DAB BC CD DA     

- Bước 3: Củng cố và vận dụng khái niệm:

 GV: Các câu sau đúng hay sai?

a) Tứ giác có ba góc vuông và bốn cạnh bằng nhau là hình vuông.

b) Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông. c) Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.

d) Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.  HS: Câu a, c, d đúng

Câu b sai

 GV: Nhận xét câu trả lời.

Hoạt động 4: Hoạt động hình thành khái niệm “Đa giác đều”

- Bước 1: Tiếp cận khái niệm:

 GV: Cho các đa giác sau, dung thước đo rồi nhận xét các cạnh và các góc của các đa giác đó có đặc điểm gì?

 GV: Dùng Geogebra vẽ hình

a. b. c. d.  HS: Các đa giác trên có tất cả các cạnh và các góc bằng nhau.

- Bước 2: Hình thành khái niệm:

 GV: Giới thiệu các đa giác có đặc điểm như vậy được gọi là đa giác đều. Yêu câu HS nêu định nghĩa.

HS: (ĐN) Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.

- Bước 3: Củng cố và vận dụng khái niệm:

 GV: Trong các hình sau đây, hình nào là đa giác đều. Gọi tên các đa giác đó.

 HS: Hình a là tam giác đều Hình b là tam giác cân

Hình c là hình vuông (tứ giác đều) Hình d là hình thoi

Hình e là ngũ giác  GV: Nhận xét câu trả lời.

Một phần của tài liệu Khai thác phần mềm geogebra tích cực hóa hoạt động dạy học các khái niệm hình học ở trường THCS (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)