(Tiếp theo trang 28)
đầu cấp ủy, chính quyền trong đối thoại với nhân dân; tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài, không để phát sinh “điểm nóng”.
Năm là, thực hành dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước các cấp; nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực bộ máy nhà nước.
Sáu là, tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước và phong trào “Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ quan nhà nước, tập trung xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực.
Bảy là, tăng cường sự phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-
QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI).
Tám là, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân vận. Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức công tác trong các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp về công tác dân vận. Tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình trong việc thực hiện công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
2. Báo cáo số 245-BC/TU ngày 03/12/2018 của Tỉnh ủy Thái Bình về kết quả thực hiện “Năm dân vận chính quyền”.
Quán triệt tư tưởng trên của Hồ Chí Minh, trong thời gian tới, toàn Đảng, toàn dân đoàn kết xây dựng, phát triển một nền văn hóa và con người Việt Nam, với các đặc trưng văn hóa: dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học, đại chúng, cùng với chiến lược phát triển con người toàn diện với các chuẩn mực cơ bản: yêu nước, nhân ái, vị tha, cần cù, sáng tạo, có lối sống văn hóa. Phát huy được những giá trị văn hóa và sức mạnh nhân tố con người trên, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thành công cuộc đổi mới đất nước vững vàng đi lên chủ nghĩa xã hội./.
(1) (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, Tập 3, tr.458
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập,Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, Tập 2, tr.280
(3) Hồ chí Minh: Về công tác văn hóa văn nghệ, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1971, tr.63
(5) Ban tư tưởng - Văn hóa trung ương: Lịch sử biên niên công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam (1924 - 1954), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005, tr.303-304.
(6) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2006, tr.33.
(7) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.46-47
(8) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XIII,Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Tập 1, Hà Nội, 2021, tr.116-117
Lịch sử nhân loại đôi khi có những con người trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống. Danh tiếng lẫy lừng của họ vượt mọi biên giới quốc gia, thậm chí trở thành biểu tượng, niềm kiêu hãnh chung của nhiều dân tộc, nhiều thế hệ người ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Một trong số đó chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một trong những vị tướng huyền thoại của thế kỷ XX vinh quang và bão táp, một vị tướng của dân, của hòa bình. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các cuốn sách, các bài báo, các bộ phim tài liệu về Đại tướng với nhiều khía cạnh khác nhau nhưng trong bài viết này, tác giả xin phép được giới thiệu một số nội dung được sưu tầm qua các tài liệu khác nhau về chủ quyền biển đảo và tư duy phát triển kinh tế biển trong tư tưởng của Đại tướng.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương, cả nhân loại đang hướng ra biển cả. Khi tài nguyên trên đất liền cạn kiệt thì biển cả là cứu cánh của loài người, là không gian sống và sinh tồn của nhân loại. Nguồn lợi từ biển đem lại cho các quốc gia ven biển vô cùng to lớn nhưng đó cũng là căn nguyên dẫn tới nhiều tranh chấp quyết liệt trên biển. Nhận thức sâu sắc được điều này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sớm dành sự quan tâm đặc biệt đến biển, đảo của Tổ quốc. Điều này được thể hiện thông qua 3 nội dung cơ bản sau: