Quy định của pháp luật về bảo đảm việc làm cho phụ nữ khi mang thai, sinh

Một phần của tài liệu Ban tin so 2.2021 (Trang 46 - 48)

việc làm cho phụ nữ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ

Mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ là thời kỳ nhạy cảm khiến lao động nữ khó kiểm soát tâm lý, mất khả năng tập trung vào công việc. Do đó, người sử dụng lao động phải bố trí, sắp xếp công việc cho lao động nữ phù hợp với giai đoạn này theo quy định. Điều 137, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm/ngày mà vẫn hưởng đủ lương. Người sử dụng lao động

không được phân công lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và không điều động họ đi công tác xa trong khi họ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Sau khi sinh con, lao động nữ cần có thời gian nghỉ ngơi để thực hiện chức năng sinh đẻ và phục hồi sức khỏe nên thực tế người phụ nữ rất dễ bị mất việc làm. Do vậy, bộ luật Lao động không chỉ quy định sự đảm bảo sự phù hợp giữ sức khỏe cho lao động nữ ở khâu giao kết hợp đồng mà còn cả ở khâu chấm dứt hợp đồng. Tại Điều 138, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định lao động nữ mang thai được các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận nếu lao động nữ tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì họ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Đồng thời, luật cũng quy định người sử dụng lao động không được sa thải lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Cũng theo quy định của pháp luật thì lao động nữ trong thời gian mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ sẽ không bị xử lý kỷ luật. Ngoài ra, lao động nữ được đảm bảo việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ sinh. Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi họ nghỉ thai sản. Từ ngày 01/01/2018, theo quy định tại Điều 162, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi: “Sa thải trái pháp luật đối với người lao động; cưỡng ép, đe dọa buộc

người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc… làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Trường hợp người lao động đang mang thai mà người sử dụng biết rõ là họ có thai, người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Các chế độ hưởng thai sản đối với lao động nữ được pháp luật quy định chủ yếu tại Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể: Lao động nữ khi sinh con được nghỉ trước và sau sinh là 6 tháng (tăng 02 tháng so với quy định trước đây). Trước thời gian sinh con, lao động nữ có thể được nghỉ sinh tối đa không quá 02 tháng. Đây là quy định tiến bộ, đảm bảo sức khỏe của bà mẹ và trẻ em sơ sinh, tạo điều kiện cho những lao động nữ có sức khỏe yếu sau khi sinh con có thêm thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi cơ thể và chăm sóc con. Đồng thời, pháp luật cũng quy định trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu đi làm và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không ảnh hưởng đến sức khỏe của lao động nữ, và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, lao động nữ vừa được hưởng chế độ thai sản vừa được hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả.

Bên cạnh những quy định trên, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 còn có quy định cho lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản để hỗ trợ, bảo vệ người mẹ khi mang thai, sinh con. Cụ thể, tại Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: nghỉ 05 ngày làm việc; nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc”. Như vậy, đầu tiên pháp luật Việt Nam đã cụ thể hóa sự chia sẻ công việc gia đình giữa nam và nữ bằng một quy định cụ thể có ý nghĩa quan trọng. Đây chính là sự tiến bộ của nhà nước ta trong việc bảo vệ lao động nữ, dần xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Việc thụ hưởng quyền được hưởng bảo hiểm thai sản và chế độ nghỉ chăm sóc con ốm, mang thai của lao động nữ được quy định tại Điều 27, Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, phù hợp với quy định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế thế giới về việc người mẹ phải khám thai tối thiểu 5 lần cho đến ngày sinh con. Ở khía cạnh bảo vệ sức khỏe sinh sản của lao động nữ, Tại Điều 37, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “Khi đặt vòng tránh thai, người lao động được nghỉ 7 ngày. Khi thực hiện biện pháp triệt sản, người lao động được nghỉ việc 15 ngày.” Cụ thể, về trường hợp người lao động nữ bị sảy thai, nạo, hút thai hoặc

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Trưởng phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Ban tin so 2.2021 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)