đảm bảo an ninh, quốc phòng trên biển
Quyết tâm giải phóng các đảo và quần đảo trong đó có quần đảo Trường Sa để bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong lúc còn nhiều khó khăn, trở ngại cho thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sớm nhận thức và sâu sắc về vai trò, tiềm năng to lớn từ biển đối với công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Trong tác phẩm “Chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển”, Đại tướng đã nhận định: nước ta lại có bờ biển dài, tài nguyên phong phú, sông ngòi nhiều. Vì vậy, chúng ta cần có bộ đội hải quân và lực lượng hải quân của nhân dân ta phải cùng toàn dân làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước ở cả trên sông và trên biển. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nghĩ đến việc đưa dân ra biển, đảo sinh sống, làm ăn. Đây không chỉ đơn thuần là việc phân bố lại dân cư giữa vùng này với vùng khác, giữa khu vực miền núi, đồng bằng, ven biển, biển, đảo cho hợp lý mà thực sự là giải pháp vừa cấp bách, lại vừa có tính chiến lược.
Trong tình hình hiện nay, “nước cờ” mà Đại tướng đưa ra vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Thực tế cho thấy, việc đưa dân, tạo điều kiện cho dân vươn khơi bám biển, đảo, sinh cơ lập nghiệp đã và đang được Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm bằng các cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực. Vấn đề mang tầm vĩ mô mà Đại tướng đưa ra là cần phải coi trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương, xây dựng cơ cấu kinh
tế biển hợp lý nhằm bảo đảm hỗ trợ nhau phát triển vững chắc.