hợp với đối tượng người học
Bất cứ lĩnh vực cũng như ngành nghề nào cũng đều phải quan tâm đến đối tượng hoạt động của mình. Đặc biệt trong giáo dục - dạy học, người giáo viên càng phải hiểu đối tượng của mình để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục sao cho phù hợp và có hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, dạy học sát đối tượng trở thành yêu cầu bắt buộc mà mỗi giáo viên trong các nhà trường phải thực hiện. Dạy học sát đối tượng là gì? Hiểu một cách đơn giản, dạy học sát đối tượng có nghĩa là giáo viên phải hiểu biết sâu sắc đối tượng học viên của mình để từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực học tập của học viên.
Mặt khác, quan điểm của lý luận dạy học hiện đại cũng đề cập đến một nguyên tắc cần đảm bảo trong dạy học đó là nguyên tắc “tính vừa sức”. Dạy học vừa sức có nghĩa là trong quá trình dạy học, những yêu cầu, nhiệm vụ học tập phải phù hợp với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ của người học. Tính vừa sức trong dạy học được quan niệm “là quá trình dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng cả về mặt khối lượng kiến thức và khả năng tiếp thu”. Tính vừa sức đòi hỏi dạy học phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi vì mỗi độ tuổi gắn liền với sự trưởng thành thể chất, trí lực cũng như sự tích lũy kinh nghiệm, nhận thức xã hội khác nhau. Vì vậy, trong quá trình thiết kế giáo án, giáo viên phải căn cứ vào đối tượng người học, đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức (học vấn, kinh nghiệm), lĩnh vực công tác để xác định
dung lượng kiến thức phù hợp cần trang bị cho người học. Đây chính là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên phát huy năng lực sư phạm và nghệ thuật giảng dạy.
Thực tế cho thấy, để buổi thảo luận diễn ra thành công, hiệu quả, bổ ích giảng viên phải làm tốt bước chuẩn bị nội dung thảo luận. Trong đó việc xác định nội dung thảo luận phù hợp (sát) với đối tượng người học sẽ quyết định chất lượng buổi thảo luận.