4.4.3. Chọn Rùa câm sinh sản
Chọn giống bố mẹ nên chọn mua ở những trại có uy tín, chọn những con to khỏe, đồng đều, không bị bệnh, không bị dị tật…, tỷ lệ 1 đực, 3 cái.
Nếu Rùa câm bố mẹ kém, trứng sẽ dài, rùa con sinh ra có thể bị chột, dị tật, không đồng đều nhau. Mặt khác, rùa bố mẹ kém số lượng trứng đẻ ở ở mỗi lứa sẽ thấp chỉ từ 1 đến 2 quả. Vì vậy cần phải biết cách chọn Rùa câm bố mẹ tốt.
Rùa câm cái nên chọn những con có cơ thể dày và to, trọng lượng khoảng 1kg đến 1,2kg. Bởi chúng thường cho số lượng trứng nhiều hơn, số lượng 4-5 trứng/ mỗi lần đẻ. Những con thân hình mỏng thường cho số lượng trứng thấp, mỗi lần chỉ đạt khoảng 1-2 quả.
Đối với Rùa câm đực, nên chọn những con mình dài và bụng lõm, trọng lượng từ 1,2 đến 1,5kg, khỏe mạnh. Bụng lõm sẽ giúp chúng giao phối dễ dàng hơn và khả năng thành công cũng cao hơn. Những con bụng lõm ít, hoặc không lõm tỷ lệ giao phối thành công không cao.
4.4.4. Khả năn sinh sản của Rùa câm tron điều iện nuôi nhốt
Trong suốt thời gian theo dõi hoạt động của Rùa câm, tôi thấy khi giao phối Rùa câm đực chèo lên mai Rùa câm cái và dùng mỏ cắn nhẹ vào vùng cổ con cái để giữ thăng bằng, cố gắng đưa đuôi tới gần phần đuôi con cái và tiến hành giao phối, sau khi giao phối xong con đực sẽ đi. Một cá thể Rùa câm đực có thể giao phối với 2 đến 3 cá thể Rùa câm cái trong mùa sinh sản. Qua nguồn thông tin phỏng vấn các hộ chăn nuôi Rùa câm trên địa bàn xã, không phải cứ nuôi nhốt một chuồng 1 cá thể Rùa câm đực với 2 cá thể Rùa câm cái (các hộ gọi 1 cá thể Rùa câm đực + 2 cá thể Rùa câm cái là 1 cặp) trong mùa giao phối là chúng sẽ giao phối hết và trứng sẽ được thụ tinh, nguyên nhân thứ nhất có thể nước ở bể nuôi bẩn chúng cũng không giao phối, nguyên nhân thứ hai con đực không ưa con cái nào đó nên nó chỉ giao phối với con cái nó ưa thích, nguyên nhân thứ ba là con cái không ưa con đực nên sẽ chạy trốn không cho con đực giao phối, do vậy để đảm bảo tất cả các con cái đều được giao phối và trứng được thụ tinh với tỷ lệ cao thì các hộ chăn nuôi thường xuyên thay nước ngày 2 lần trước và sau khi cho Rùa câm ăn, khoảng nửa tháng sẽ đổi con đực ở chuồng khác sang một lần trong suốt mùa giao phối.
Nếu bắt đầu tính mùa giao phối của Rùa câm từ tháng 9 đến tháng 11 dương lịch thì mùa sinh sản lứa trứng đầu tiên của năm sau nếu sớm thì từ tháng 3 dương lịch (khoảng 6 tháng từ khi giao phối), thông thường Rùa câm cái sinh sản từ tháng 4 dương lịch và kéo dài đến tháng 7 dương lịch, 1 cá thể Rùa câm cái đẻ 3 lứa trứng/ năm, cá biệt có con 4 đến 5 lứa/ năm, mỗi lứa cách nhau khoảng 20 đến 25 ngày, thời gian đẻ mỗi lứa khoảng 30 phút đến 1 tiếng (phụ thuộc vào số lượng trứng), mỗi lứa đẻ khoảng 3 đến 5 quả, cá biệt có lứa 7 - 8 quả.
Khi bắt đầu chuẩn bị đẻ Rùa câm cái dùng hai chân sau để đào cát lên tạo hố và đẻ trứng vào, khi đẻ Rùa câm cái cố gắng dùng 1 chân sau để sắp xếp trứng để cho trứng không chồng lên nhau, khi đẻ xong Rùa câm cái sẽ
dùng hai chân sau lấp cát kín lại và dùng yếm để xoa bằng cát (giấu ổ đẻ). Theo kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi, Rùa câm thường đẻ từ 14 giờ chiều đến 4 giờ sáng, nếu Rùa câm cái lâu năm khi đẻ xong bao giờ cũng xóa sạch dấu vết của ổ đẻ sau đó mới xuống nước nên khó phát hiện ổ đẻ do vậy cần phải theo dõi, còn Rùa câm mới sinh sản được 1 đến 2 năm bao giờ đẻ xong chỉ lấp ổ qua loa xong sẽ chạy xuống nước nên dễ phát hiện ổ đẻ, trứng Rùa câm mới đẻ vỏ hơi mềm, chưa ổn định, nên khi đẻ xong nếu lấy ngay vào để ấp thì tỷ lệ nở sẽ không cao, hay hỏng trứng, do vậy phải đợi khoảng 24 giờ đến 48 giờ từ khi Rùa câm cái đẻ xong lấy vào ấp là tốt nhất và tỷ lệ nở cao hơn. Tuy nhiên, nếu để lâu như vậy thì con đực hay lên đảo trứng làm hỏng và vỡ trứng nên phải dùng chiếc rổ nhỏ đậy kín ổ lại.
Trong thời gian chờ đẻ lứa trứng tiếp theo con cái và con đực vẫn tiến hành giao phối để trứng được thụ tinh. Trung bình 1 mùa sinh sản Rùa câm cái đẻ 3 lứa trứng, tuy nhiên lứa trứng đầu tiên khi được thụ tinh và ấp nở thì con non bao giờ cũng khỏe mạnh, tự cắn vỏ để chui từ dưới cát lên và lớn nhanh hơn các lứa tiếp, các hộ dân gọi lứa nở đầu tiên là hàng loại 1, nên giá của lứa rùa con nở đầu tiên bao giờ cũng đắt hơn nhiều so với các lứa sau (hàng loại 2, loại 3). Còn đối với các lứa tiếp theo, thông thường khi sắp nở sẽ có rất ít con đủ khỏe mạnh để có thể tự cắn vỏ chui ra ngoài, nên cần phải có sự hỗ trợ của người nuôi không sẽ bị chết ngạt, hoặc chết do thiếu nước, do vậy đối với những lứa trứng về sau khi gần đến ngày nở theo dự kiến thì cần phải thường xuyên kiểm tra để đón rùa con.
Thời gian ấp:
Nếu không có lồng ấp khoảng 65 đến 100 ngày, phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài và mùa.
- Lứa thứ nhất kéo dài khoảng 85 đến 90 ngày ( Lúc này vẫn còn mùa xuân, hơi lạnh)
- Lứa thứ ba kéo dài khoảng 85 đến 100 ngày ( tháng 10 mới nở, trời se lạnh) Nếu có lồng ấp và điều chỉnh được nhiệt độ thì thời gian ấp ổn định khoảng 70 đến 75 ngày.
Nhiệt độ ấp: duy trì từ 280C đến 300 C
Cách ấp trứng:
Xây phòng ấp trứng, diện tích thùy theo số lượng trứng. Có thể rộng 1,2m, dài 2m, xung quanh xây kín, ở trong đóng kệ để gác những khay cát và thắp bóng điện, ở đáy ốp lạt gạch men và đổ nước vào, mực nước sâu khoảng 5cm đến 10cm để khi rùa nở, rùa xuống nước ngay, không bị chết khô. Khay cát có thể làm bằng gỗ, bằng xốp, cát dùng để ấp là loại cát đen đã rửa sạch, có độ ẩm khoảng 70 đến 75%, độ dày của cát dày khoảng 20cm, trứng Rùa câm đẻ sau 24 đến 48 giờ ta lấy đem vào khay cát, xếp trứng vào (phôi trứng hướng lên trên), trứng cách trứng 3cm -5cm, vùi trứng trong cát dày khoảng 3cm, ngày tưới phun sương 1 lần để giữ độ ẩm. Thời gian ấp khoảng 70 đến 75 ngày, rùa con cắn vỏ và bò ra ngoài.