Tập tính hoạt động của Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa câm mauremys mutica (cantor,1842) trong điều kiện nuôi nhốt ở thiệu hợp, thiệu hóa, thanh hóa​ (Trang 59)

4.2.1. Phân phối thời ian cho các hoạt độn của Rùa câm

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu phân phối thời gian hoạt động của Rùa câm tôi tiến hành nhốt chung 02 cá thể Rùa câm (1 đực; 1 cái) được ký hiệu lần lượt RL07 và RL08 bằng bút xóa mực trắng ghi lên mai và được quan sát trong 10 ngày liên tiếp, thời gian quan sát kéo dài 24 giờ/ ngày, cứ 1

giờ quan sát 1 lần, mỗi lần quan sát 5 phút, bằng phương pháp trọng tâm ta thu được kết quả tổng hợp trong phụ lục 08

Trong một ngày Rùa câm di chuyển nhiều trong chuồng nuôi (chiếm 26,9% hoạt động trong ngày), tiếp đến là hoạt động nghỉ ngơi (Chiếm 22,9% hoạt động trong ngày), hoạt động ngủ dưới nước (chiếm 19,7% hoạt động trong ngày), hoạt động ngủ trong cát và trên cát (chiếm 12,9% hoạt động trong ngày), hoạt động kiếm ăn (chiếm 5,8% hoạt động trong ngày), hoạt động cạnh tranh( chiếm 4,7% hoạt động trong ngày), hoạt động đi vệ sinh( chiếm 3,7% hoạt động trong ngày), hoạt động ve vãn( chiếm 2,3% hoạt động trong ngày), hoạt động giao phối, đẻ trứng ít bắt gặp trong ngày theo dõi tập tính. Tuy nhiên, hoạt động của Rùa câm trong một ngày ở phụ lục 07 được tính theo tỷ lệ % trung bình các hoạt động của cả 02 cá thể (Rùa câm đực RL07 và Rùa câm cái RL08) trong nhiều ngày quan sát. Để làm rõ mức độ hoạt động khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái trong ngày, tôi đưa bảng 4.6.

Bảng 4.6: So sánh các hoạt động trong ngày giữa 2 cá thể Rùa câm đực RL07 và Rùa câm cái RL08

hiệu Kiếm ăn Di chuyển Giao phối Cạnh tranh Nghỉ ngơi Ngủ dƣới nƣớc Ngủ trong, trên cát Ve vãn Đẻ trứng Đi vệ sinh Tổng số hoạt động RL07 17 89 3 13 56 54 37 13 0 10 573 Tỷlệ % 3,0 15,5 0,5 2,3 9,8 9,4 6,5 2,3 0,0 1,7 RL08 16 65 3 14 75 59 37 0 1 11 Tỷlệ % 2,8 11,3 0,5 2,4 13,1 10,3 6,5 0,0 0,2 1,9

Biểu đồ 4.1: So sánh % tỷ lệ hoạt động giữa cá thể Rùa câm đực RL07 và Rùa câm cái RL08 trong ngày

Nhìn vào bảng 4.6 và biểu đồ ta thấy, các hoạt động di chuyển, nghỉ ngơi, ngủ dưới nước, ngủ trong cát và trên cát là các hoạt động chủ yếu của cả cá thể đực và cá thể cái trong chuồng nuôi. Mức độ hoạt động của hai cá thể không có sự chênh lệch nhiều. Các hoạt động ngủ trên và trong cát, kiếm ăn, cạnh tranh, đi vệ sinh gần như giống nhau. Hoạt động ve vãn chủ yếu là cá thể đực. Cá thể đực di chuyển (15,5%) trong chuồng nhiều hơn cá thể cái (11,3%) . Hoạt động nghỉ ngơi, ngủ dưới nước của cá thể cái nhiều hơn cá thể đực.

Như vậy, tập tính hoạt động của Rùa câm trong một ngày chủ yếu là di chuyển, nghỉ ngơi, ngủ dưới nước, ngủ trong và trên cát. Các hoạt động kiếm ăn, cạnh tranh, đi vệ sinh, giao phối xảy ra ít trong một ngày. Hoạt động hàng ngày giữa cá thể đực và cá thể cái không có nhiều khác biệt, chỉ có hoạt động ve vãn xảy ra trên cá thể đực, đẻ trứng ở cá thể cái.

4.2.2. Hoạt độn của Rùa câm theo chu ỳ n ày đ m

Các hoạt động của Rùa câm được theo dõi liên tục trong 24 giờ, tổng hợp các kết quả nghiên cứu của cả 02 cá thể Rùa câm theo các giờ trong ngày được trình bày trong phụ lục 09.

%

Trong một ngày hoạt động di chuyển, ngủ và nghỉ ngơi diễn ra vào hầu hết các thời gian khác nhau trong ngày. Hoạt động kiếm ăn, cạnh tranh và vệ sinh chỉ diễn ra vào khoảng thời gian nhất định. Các hoạt động được mô tả cụ thể như sau:

Kiếm ăn: Rùa câm kiếm ăn vào hai khoảng thời gian chính trong ngày là 8 giờ đến 10 giờ và 16 giờ đến 18 giờ. Rùa câm ăn liên tục sau đó di chuyển quanh chuồng, nghỉ ngơi, lên trên cát nằm hoặc vệ sinh. Thời gian tôi thường cung cấp thức ăn cho Rùa câm là 8 giờ đến 9 giờ sáng hoặc 16 giờ đến 17 giờ chiều và ngày cho ăn 1 lần trong thời gian quan sát các hoạt động. Khi thức ăn đưa vào chuồng, Rùa câm lựa chọn các thức ăn gần chỗ mình nhất, nhưng thức ăn phải thuộc loại Rùa câm ưa thích, nếu hết loại thức ăn ưa thích mà Rùa câm vẫn thấy đói thì nó sẽ ăn một ít loại khác mà bản thân không ưa thích nhiều như các loại củ, quả.

Trong thời gian thử nghiệm và phỏng vấn các hộ chăn nuôi tôi thấy, trước khi cho Rùa câm ăn phải thay nước và rửa bể nuôi thì Rùa câm sẽ ăn, ăn nhiều và ăn nhanh. Nếu nước ở bể nuôi bẩn mà vẫn cho Rùa câm ăn thì dù đói Rùa câm vẫn không chịu ăn, có thể cho Rùa câm ăn bất kỳ giờ nào trong ngày nó đều ăn khi nó đói, nên bắt buộc phải thay nước và rửa bể sạch nó mới ăn. Khi Rùa câm ăn sẽ diễn ra các hoạt động di chuyển để kiếm ăn và hoạt động cạnh tranh mồi với cá thể khác. Quá trình diễn ra như vậy trong nhiều lần quan sát khác nhau. Khi Rùa câm đã ăn no mà lượng thức ăn vẫn còn dư thừa thì ngày hôm sau chúng sẽ không ăn lại thức ăn dư thừa ấy. Do vậy sau khi cho Rùa câm ăn khoảng 2 giờ sau chúng ta nên thay nước để dọn sạch lượng thức ăn dư thừa, phân, nước tiểu của Rùa câm nhằm phòng trừ nấm, bệnh và tạo môi trường nước sạch cho Rùa câm giao phối.

Di chuyển: Hoạt động di chuyển của Rùa câm trong chuồng nuôi là các hoạt động Rùa câm di chuyển quanh bể nuôi, trèo lên xuống ngăn chứa cát. Hoạt động di chuyển trong chuồng diễn ra vào hầu hết các thời gian theo dõi.

Trong đó, thời điểm Rùa câm di chuyển nhiều nhất vào thời điểm từ 6 giờ đến 9 giờ sáng và 15 giờ đến 19 giờ tối hàng ngày.

Thời điểm 10 giờ đến 15 giờ và 19 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau Rùa câm ít di chuyển mà chủ yếu là ngủ và nghỉ ngơi.

Giao phối: Trong suốt thời gian theo dõi tập tính của Rùa câm, tôi quan sát thấy hoạt động giao phối vào khoảng 20 giờ đến 21 giờ đêm và 3 giờ đến 4 giờ sáng. Vì thời gian gian quan sát các hoạt động hàng ngày của Rùa câm đúng vào mùa sinh sản và giao phối của Rùa câm nên mới quan sát và theo dõi được. Qua tìm hiểu, theo dõi và phỏng vấn các hộ nuôi Rùa câm có kinh nghiệm nuôi Rùa câm trong xã cho biết, muốn Rùa câm giao phối thì nước trong bể nuôi phải sạch, nếu nước bẩn thì dù vào mùa giao phối chúng vẫn không giao phối, khi giao phối cá thể Rùa câm trèo lên lưng cá thể cái và dùng miệng cắn vào phần cổ cá thể cái để giữ thăng bằng. Đặc điểm của Rùa câm là giao phối năm này sang năm sau tinh trùng vẫn có khả năng thụ tinh, thông thường trong điều kiện nuôi 1 chuồng nuôi sinh sản sẽ gồm 1 cá thể đực và 2 đến 3 cá thể cái là hợp lý. Thời gian giao phối thường xảy ra từ 15 giờ chiều đến 4 giờ sáng, thường xuyên nhất khoảng 20 giờ đến 21 giờ hay 1 giờ đến 2 giờ sáng. Khi thấy Rùa câm đang giao phối không nên tạo ra tiếng động mạnh hay lôi cá thể Rùa câm đực ra khỏi cá thể cái, như vậy có thể làm cho Rùa câm đực bị đau bộ phận sinh dục và dẫn tới hoảng sợ, rất lâu sau thậm chí vài năm Rùa câm đực không giao phối.

Hình 4.1. Rùa câm giao phối

Cạnh tranh: Hoạt động cạnh tranh của Rùa câm được mô tả là các hoạt động cạnh tranh về nguồn thức ăn. Cá thể này miệng để tranh cướp thức ăn mà cá thể khác đang ăn, cá thể lớn hơn hay tranh cướp thức ăn với cá thể nhỏ hơn nhất là vào thời điểm bị đói. Thời điểm cạnh tranh có thể quan sát được nhiều, thời điểm cạnh tranh mạnh nhất vào thời điểm 8 giờ đến 9 giờ sáng hoặc 16 giờ đến 17 giờ chiều (thời điểm cung cấp thức ăn). Như vậy, Rùa câm cạnh tranh với nhau khi cả hai cá thể cùng kiếm ăn và các cá thể không gây nguy hại gì đến nhau.

Nghỉ ngơi: Rùa câm thường nằm ở dưới nước hoặc trên ngăn cát và không hoạt động. Nhiều khi tôi quan sát thấy Rùa câm thích tập trung nghỉ ngơi ở góc bể nuôi. Thời gian Rùa câm nghỉ ngơi nhiều nên khi quan sát tôi bắt gặp hầu hết vào tất cả các thời điểm quan sát. Thời điểm Rùa câm ít nghỉ ngơi ít nhất vào khoảng thời gian từ 0 giờ đến 1 giờ lúc này Rùa câm đang ngủ, hoặc các giờ Rùa câm hoạt động di chuyển nhiều vào lúc cho ăn.

Ngủ: Rùa câm ngủ trong khoảng thời gian tương đối dài, chúng ngủ cả dưới nước và ngủ trên cát hay vùi mình dưới cát. Khi ngủ dưới nước Rùa câm thường xoải dài cổ để nằm dưới nền bể nuôi, 4 chân dang rộng nằm bất động

nhìn như Rùa câm bị chết, nếu ngủ trên cát chúng hay vùi mình để lấp kín hết mai và chỉ hở chút miệng bên trên. Chúng thường ngủ nhiều dưới nước vào khoảng thời gian từ 11 giờ đến 15 giờ và từ 19 giờ đến 2 giờ sáng, ngủ nhiều trên cát vào các khoảng thời gian khác nhau không xác định. Tuy nhiên khi quan sát, tôi không nhận thấy cá thể Rùa câm cái nằm ngủ trong cát nhiều khi là “chạy trốn” cá thể đực vì không cho cá thể đực giao phối.

Ve vãn: Khi quan sát, chủ yếu thấy cá thể Rùa câm đực ve vãn cá thể cái, không thấy cá thể Rùa câm cái ve vãn cá thể đực. Khi ve vãn cá thể Rùa câm đực thường bò xung quanh cá thể cái, yếm bụng lắc và đập nhẹ xuống nền bể nuôi. Hoạt động ve vãn diễn ra không liên tục mà chủ yếu được quan sát thấy vào thời điểm từ 18 giờ đến 19 giờ và từ 2 giờ đến 3 giờ sáng hôm sau. Nếu cá thể Rùa câm đực ve vãn nhiều lần mà cá thể cái không thích thì nó sẽ chạy lên khoang cát để lẫn trốn.

Đi vệ sinh: Rùa câm đi vệ sinh chủ yếu vào các khoảng thời gian trước và sau khi cho ăn, thời gian từ 7 giờ đến 10 giờ và 18 giờ đến 21 giờ. Khi quan sát Rùa câm đi vệ sinh thì thấy phân có dạng thỏi mềm, nếu ăn nhiều giun thì phân sẽ nhão và không thành thỏi, màu phân phụ thuộc vào thức ăn, thông thường có màu nâu đen.

Đẻ trứng: Từ khi quan sát các hoạt động của Rùa câm ( tháng 5/2018), đến khi vào mùa sinh sản của Rùa câm (tháng 3 đến tháng 7) tôi nhận thấy thời gian Rùa câm đẻ trứng từ khoảng 16giờ đến 17 giờ. Thời gian từ lúc bắt đầu đẻ đến khi kết thúc mất khoảng gần 1 tiếng. Khi đẻ Rùa câm cái sẽ dùng chân sau đào hố trên cát và đẻ trứng vào, sau đó dùng chân sau lấp hố và dùng yếm bụng xoa bằng cát.

Hình 4.2. Rùa câm đẻ trứng ban đêm

Hình 4.3. Rùa câm đẻ trứng ban ngày

Tóm lại, các hoạt động của Rùa câm diễn ra vào hầu hết các thời điểm khác nhau trong ngày. Trong đó, hoạt động kiếm ăn Rùa câm kiếm ăn vào hai khoảng thời gian chính trong ngày là từ 8 giờ đến 10 giờ và 16 giờ đến 18 giờ, Rùa câm di chuyển nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 2 giờ đến 5 giờ 30 phút, cạnh tranh thức ăn nhiều nhất vào thời điểm từ 6 giờ đến 9 giờ sáng và 15 giờ đến 19 giờ tối hàng ngày (thời điểm cung cấp thức ăn), thường ngủ nhiều dưới nước vào khoảng thời gian từ 11 giờ đến 15 giờ và từ 19 giờ đến 2 giờ sáng, ngủ nhiều trên cát vào các khoảng thời gian khác nhau không xác định, hoạt động giao phối vào khoảng 20 giờ đến 21 giờ đêm và 3 giờ đến 4 giờ sáng, hoạt động ve vãn vào thời điểm từ 18 giờ đến 19 giờ và từ 2 giờ đến 3 giờ sáng hôm sau, hoạt động đi vệ sinh thời gian từ 7 giờ đến 10 giờ và 18 giờ đến 21 giờ .

Như vậy, dựa trên các hoạt động của Rùa câm hàng ngày trong chuồng nuôi, khi cung cấp thức ăn cho Rùa câm có thể cung cấp vào thời điểm thay nước cho bể nuôi, thông thường vào buổi sáng 8 giờ đến 9 giờ hoặc buổi chiều thời điểm 16 giờ đến 17 giờ đạt hiệu quả nhất. Thời điểm từ 10 giờ đến

15 giờ và 20 giờ đên 6 giờ sáng không nên cung cấp thức ăn cho Rùa câm vì đây là thời gian chúng thường ngủ, nghỉ là chủ yếu. Thời gian hợp lý nhất để vệ sinh chuồng nuôi là trước khi cho ăn 15 phút và sau khi cho ăn khoảng 2 tiếng.

4.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt

Mười hai cá thể Rùa câm trưởng thành và mười cá thể Rùa câm nhỏ (1 tuổi, 2 tuổi) được nuôi nhốt trong chuồng nuôi và các thông tin được trình bày trong các bảng sau:

Bảng 4.7: Thông tin ban đầu về 12 cá thể Rùa câm trƣởng thành SH

Rùa câm Chuồng Kí hiệu Giới tính Khối lƣợng (g) Ghi chú

SH1 1 RL01 Đực 1330 Khỏe mạnh SH2 RL02 Cái 1100 Khỏe mạnh SH3 RL03 Cái 1150 Khỏe mạnh SH4 2 RL04 Đực 1370 Khỏe mạnh SH5 RL05 Cái 1120 Khỏe mạnh SH6 RL06 Cái 1200 Khỏe mạnh SH7 3 RL07 Đực 1350 Khỏe mạnh SH8 RL08 Cái 1150 Khỏe mạnh SH9 RL09 Cái 1100 Khỏe mạnh SH10 4 RL10 Đực 1500 Khỏe mạnh SH11 RL11 Cái 1200 Khỏe mạnh SH12 RL12 Cái 1200 Khỏe mạnh

Bảng 4.8: Thông tin ban đầu về 10 cá thể Rùa câm (1 tuổi và 2 tuổi) SH Rùa câm nhỏ Chuồng hoặc chậu hiệu Giới tính Khối lƣợng (g) Tuổi Ghi chú N1 5 RN01 Chưa xác định 145 1 Khỏe mạnh N2 RN02 Chưa xác định 130 1 Khỏe mạnh N3 RN03 Chưa xác định 140 1 Khỏe mạnh N4 RN04 Chưa xác định 135 1 Khỏe mạnh N5 RN05 Chưa xác định 140 1 Khỏe mạnh N6 6 RN06 Chưa xác định 350 2 Khỏe mạnh N7 RN07 Chưa xác định 370 2 Khỏe mạnh N8 RN08 Chưa xác định 365 2 Khỏe mạnh N9 RN09 Chưa xác định 395 2 Khỏe mạnh N10 RN10 Chưa xác định 390 2 Khỏe mạnh Đến tháng 4 năm 2018, tôi bắt đầu nghiên cứu và xác định khối lượng của Rùa câm theo từng tháng cho đến tháng 8 năm 2018, được kết quả như sau:

Bảng 4.9: Sinh trƣởng của 12 cá thể Rùa câm trƣởng thành đƣợc theo dõi từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018

Trọng lƣợng (g)

Tháng Cá thể Rùa câm Trung

bình RL01 RL02 RL03 RL04 RL05 RL06 RL07 RL08 RL09 RL10 RL11 RL12 T4/2018 1330 1100 1150 1370 1120 1200 1350 1150 1100 1500 1200 1200 ∆ T4 10 0 0 30 0 0 20 10 10 0 20 0 8,3 T5/2018 1340 1100 1150 1400 1120 1200 1370 1160 1120 1500 1220 1200 ∆ T5 0 10 0 0 10 20 0 0 0 0 0 0 3,3 T6/2018 1340 1110 1150 1400 1130 1220 1370 1160 1120 1500 1220 1200 ∆ T6 10 10 20 0 0 0 10 0 0 0 10 10 5,8 T7/2018 1350 1120 1170 1400 1130 1220 1380 1160 1120 1500 1230 1230 ∆ T7 0 10 0 0 10 0 0 10 10 0 0 0 3,3 T8/2018 1350 1130 1170 1400 1340 1220 1380 1170 1130 1500 1230 1230

Biểu đồ 4.2: Mức độ tăng trƣởng bình quân của12 cá thể Rùa câm trƣởng thành qua các tháng

Kết quả bảng 4.9 và biểu đồ 4.2 cho thấy khả năng tăng trưởng của Rùa câm trưởng thành trong các tháng theo dõi hầu như không tăng hoặc tăng rất ít. Tháng có tăng trưởng trung bình cao nhất của Rùa câm trưởng thành chỉ đạt 8,3g/tháng (tháng 4 đến tháng 5). Còn từ tháng 5 đến tháng 8 chỉ tăng 3,3g đến 3,8 gam. Trong mỗi tháng, mức độ sinh trưởng của Rùa câm trưởng thành không đồng đều, có cá thể không tăng cũng không giảm, có cá thể tăng 30 g.

Bảng 4.10: Sinh trƣởng của 05 cá thể Rùa câm nhỏ (1 tuổi) đƣợc theo dõi từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018

Đơn vị: gam

Trọng lƣợng

(g)

Tháng Cá thể Rùa câm Trung bình RN01 RN02 RN03 RN04 RN05 T4/2018 145 130 140 135 140

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa câm mauremys mutica (cantor,1842) trong điều kiện nuôi nhốt ở thiệu hợp, thiệu hóa, thanh hóa​ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)