Phòng và chữa bệnh cho Rùa câm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa câm mauremys mutica (cantor,1842) trong điều kiện nuôi nhốt ở thiệu hợp, thiệu hóa, thanh hóa​ (Trang 82)

4.5.1. Một số bệnh thườn ặp

Trong suốt thời gian theo dõi từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 8 năm 2018, chúng tôi không phát hiện thấy dấu hiệu bệnh tật của Rùa câm. Tất cả đều khỏe mạnh bình thường, tình trạng bỏ ăn không được ghi nhận.

Tuy nhiên, theo nguồn thông tin phỏng vấn các hộ gia đình nuôi Rùa câm thì Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt thường bị một số bệnh hại sau:

4.5.1.1. Tiêu chảy

Nguyên nhân: Do thức ăn không đảm bảo, chất lượng rau, lá cây, hoa quả không đảm bảo do nhiễm thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc bảo quản.

Triệu chứng:

- Không ăn

- Đứng yên một chỗ trong thời gian lâu - Chân tay duỗi, phản xạ kém

- Phân lỏng Cách chữa trị:

Trường hợp 1: Rùa bị bệnh nặng, không tự ăn được, những trường hợp này sẽ áp dụng phương pháp tubefeeding (cho ăn qua ống thông trực tiếp vào dạ dày) và dùng thuốc Metronidazole.

Trường hợp 2: Rùa bị bệnh nhẹ hơn, biểu hiện có thể là ngâm mình trong nước cả ngày, bỏ ăn (nhưng vẫn tự ăn được), giấu mình trong cát hoặc lười di chuyển thậm chí không di chuyển cả ngày…Với triệu chứng bệnh lý như vậy, rùa sẽ được chuyển sang khu vực cách ly ngay, sẽ theo dõi thêm các triệu chứng khác (thông thường bệnh tiêu chảy sẽ đi kèm các loại bệnh khác như giun sán, mất nước) để lên phác đồ điều trị phù hợp. Có trường hợp phải truyền nước, tiêm kháng sinh hoặc theo dõi mẫu phân để xác định ký sinh trùng (giun, sán) và tiêm thuốc Levanmisole (thời điểm tiêm theo phác đồ điều trị).

4.5.1.2 Thiếu canxi (gặp ở cả rùa non và rùa trưởng thành)

Nguyên nhân:

- Do thức ăn cung cấp không đủ canxi.

Triệu trứng:

- Mai mềm - Chân yếu

Cách chữa trị:

- Điều chỉnh chế độ ăn thêm canxi cho rùa bằng cách cho ăn thêm tôm, ốc. - Thường xuyên phơi nắng (địa điểm phơi không quá nắng nhưng đủ để rùa có thể nhận tia UV trong ánh sáng mặt trời) cho rùa hoặc chuyển chúng ra nuôi ngoài trời một thời gian.

4.5.1.3. Bệnh sưng cổ ở rùa

Nguyên nhân: Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Triệu chứng:

Cổ sưng to, bụng có các nốt mụn đỏ, mắt trắng đục khi bị nặng chảy máu mũi, hai mắt sưng đỏ có khi bị mù.

Cách phòng trị:

- Đảm bảo nước ao nuôi sạch sẽ.

- Trộn thuốc Tetracycline hay Chlorocid hoặc Sulfamid vào thức ăn, bơm cho trực tiếp, cho ăn trong 3 ngày liền, lượng thuốc ngày đầu 0,2g/kg thức ăn, các ngày sau giảm đi một nửa.

4.5.1.4. Bệnh thủy mi ở rùa

Nguyên nhân: Do nấm thủy mi gây ra thường vào mùa xuân, nhiệt độ

lạnh (180

C- 200C).

Triệu chứng:

Trên vùng da bị thương có các bông nấm trắng thường kí sinh ở cổ, chân, mai, bụng. Lúc mới phát bệnh rùa thường kém ăn, lờ đờ. Bệnh nặng lưng mềm và mỏng, hoạt động yếu ớt rồi chết.

Cách phòng trị:

Cho rùa bò lên cạn phơi nắng để diệt nấm, đảm bảo nước ao sạch sẽ. Ngâm rùa trong dung dịch xanh malachit 1,5-2g/m3 nước.

Nguyên nhân: Bệnh do nhiễm trùng vết thương gây ra, chất độc do các

vi khuẩn tiết ra làm loét da chân, cổ, nách.. khi nặng còn lòi cả xương.

Cách phòng trị:

- Đảm bảo nước ao luôn sạch sẽ. - Cách li con bệnh với con khỏe.

- Ngâm con bệnh vào dung dịch thuốc kháng sinh 10ppm Sulfamid trong 48 giờ.

- Hạn chế rùa cắn nhau dễ bị thương.

4.5.1.6. Bệnh nấm lông (Bệnh đốm trắng) ở rùa

Nguyên nhân: Là bệnh truyền nhiễm do nấm gây ra.

Triệu chứng: Bốn chân và viền mép có đốm, lúc đầu xuất hiện ở viền

áo sau đó lan rộng thành đóm trắng làm cho da bị thối rữa, rùa kém ăn, hoạt động không bình thường. Nếu bệnh phát sinh ở hầu làm rùa khó thở mà chết. Bệnh xảy ra thường vào tháng 5 đến tháng 7.

Cách chữa:

Khi có bệnh dùng vôi tẩy bể, đảm bảo nước luôn sạch. Rùa bị bệnh dùng thuốc mỡ xanh methylen hay thuốc mỡ Tetracyline 1% bôi vào chỗ có nấm. Dùng Refamicine cộng với Chlorocide mỡ bôi lên vết loét, bôi trực tiếp vào vết loét khi bóp kén ra.

4.5.1.7. Bệnh lở cổ ở rùa

Nguyên nhân: Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn nấm gây ra

Triệu chứng: Chỗ bị bệnh sinh vật bám như miếng bông. Cổ hoạt động

khó khăn, kém ăn, có con không cử động, nếu không chữa, sau vài ngày là chết.

Cách chữa:

Dùng nước muối 5% tắm cho rùa 1 giờ, hoặc dùng 5 phần vạn xanh methylen tắm trong 15 phút, hoặc dùng các loại thuốc mỡ Penicilin bôi vào chổ bệnh.

4.6.1.8. Bệnh cổ đỏ ở rùa

Nguyên nhân: Là loại bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh có thẻ là

Triệu chứng: Con bị bệnh bụng có đốm đỏ, hầu và cổ sưng, đầu thò ra

nhưng không rụt lại được, hoạt động chậm chạp, kém ăn. Bệnh nặng thì mồm và mũi chảy máu, ruột viêm tấy, toàn thân sưng đỏ, mắt đục trắng, bị mù, không bao lâu thì chết.

Cách chữa:

Khi phát hiện bệnh lập tức cách li con bệnh, dùng vôi tẩy ao và thay nước mới. Dùng các loại kháng sinh Biomyxine, Tetracyline, Penniciliene. Mỗi kilogam trọng lượng tiêm 15 vạn đơn vị (tiêm vào chân). Nếu thấy không giảm thì dùng tiếp một liều nữa hoặc thay kháng sinh khác. Hoặc trộn thuốc vào thức ăn. Mỗi kilôgam rùa cho ăn 0,2g Sulfamid, qua ngày thứ 2 giảm một nửa, cho ăn liên tục 6 ngày

4.5.2. Biện pháp phòn bệnh cho Rùa câm

Phòng bệnh được coi là nguyên tắc ưu tiên hàng đầu trong chăn nuôi Rùa câm. Các công việc phòng bệnh tập chung chủ yếu vào vệ sinh sạch sẽ chuồng trại; luôn đảm bảo chuồng trại ở nơi khô ráo thoáng mát, ấm về mùa đông, mát về mùa hè; cung cấp đầy đủ thức ăn và dưỡng chất cho Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt.

Khi bệnh dịch xảy ra, tiến hành chữa trị nhanh và kịp thời, giảm mức độ rủi ro và thiết hại đến mức thấp nhất. Khi phát hiện thấy Rùa câm bị bệnh cần tách ra khỏi chuồng nuôi và điều trị riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho Rùa câm thì bể nuôi phải được vệ sinh một cách thường xuyên và đảm bảo sạch sẽ, tiêu diệt kí sinh trong và kí sinh ngoài, trước khi thả Rùa câm bể nuôi cần được tẩy trùng sạch sẽ nếu vãi vôi thì để 2 tuần. Cho ăn thức ăn vệ sinh và theo chế độ ăn hợp lí đảm bảo dinh dưỡng cho Rùa câm khoẻ mạnh, thay nước sạch ngày 2 lần trước và sau khi ăn, tăng cường sức đề kháng vào mùa đông. Tất cả các bể nuôi phải được kiểm tra ít nhất 1 lần/ngày.

Ngoài ra, sau mỗi mùa ngủ đông xong thì thay cát ở ngăn cát bằng cát sạch khác để tránh nấm bệnh khi vào mùa sinh sản.

Phát hiện và chuyển các cá thể có biểu hiện viêm, nhiễm ra khỏi đàn để tránh việc lây lan bệnh cho các cá thể khác.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra các kết luận sau:

1. Rùa câm hoạt động vào hầu hết các thời điểm khác nhau trong ngày, Trong một ngày Rùa câm di chuyển nhiều trong chuồng nuôi (chiếm 26,9% hoạt động trong ngày), tiếp đến là hoạt động nghỉ ngơi ( Chiếm 22,9% hoạt động trong ngày), hoạt động ngủ (chiếm 32,6% hoạt động trong ngày), hoạt động kiếm ăn (chiếm 5,8% hoạt động trong ngày), hoạt động cạnh tranh (chiếm 4,7% hoạt động trong ngày), hoạt động đi vệ sinh (chiếm 3,7% hoạt động trong ngày), hoạt động ve vãn (chiếm 2,3% hoạt động trong ngày), hoạt động giao phối, đẻ trứng ít bắt gặp trong ngày theo dõi tập tính.

2. Rùa câm sinh sản mỗi năm đẻ khoảng 3 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 đến 5 trứng, từ lúc đẻ đến lúc trứng nở khoảng 60 đến 100 ngày.

Trong điều kiện trứng được ấp nhân tạo, từ lúc đẻ đến lúc trứng nở khoảng 70 – 75 ngày.

3. Xác định được đặc điểm sinh cảnh của rùa câm: Chuồng nuôi có diện tích 1,5 – 2 m2, gồm 3 ngăn nhỏ riêng biệt và liên hoàn, cao 50– 60 cm, các ngăn thông nhau bằng các ô cửa nhỏ. Chuồng nuôi yêu cầu phải sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè và ấm vào mùa đông.

4. Thức ăn của Rùa câm rất đa dạng và phong phú, đề tài thử nghiệm 25 loại thức ăn khác nhau, Rùa câm đã ăn 23 loại, chiếm 92 %. Rùa câm thích ăn nhái, giun, cá, ốc bươu vàng và chuối, đây là các loại phổ biến, dễ tìm kiếm thuận lợi cho người chăn nuôi chủ động nguồn thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Khẩu phần ăn trung bình của Rùa câm (1 tuổi, 2 tuổi) sẽ dao động từ 5 – 7,5% trọng lượng cơ thể, tỷ lệ này sẽ tăng lên khoảng 8,5% khi Rùa câm trưởng thành.

2. Tồn tại

Đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn nên còn thiếu rất nhiều các dẫn liệu về các loại bệnh mà Rùa câm mắc phải trong chuồng nuôi.

Chưa nghiên cứu về khả năng liệu có thể điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm khi ấp trứng để điều tiết giới tính rùa hay không.

3. Khuyến nghị

Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Rùa câm. Đặc biệt là các bệnh thường gặp khi chăn nuôi nhằm xây dựng hoàn chỉnh kỹ thuật chăn nuôi hướng tới chuyển giao kỹ thuật cho người dân phát triển kinh tế.

Cần nghiên cứu xem có sự liên quan giữa nhiệt độ và độ ẩm khi ấp đến giới tính của Rùa câm hay không? Nếu điều chỉnh và xác định giới tính Rùa câm từ nhỏ thì sẽ đem lại giá trị kinh tế rất cao cho người dân.

Mặc dù đề tài chưa thu được một số kết quả như mong đợi, tuy nhiên các số liệu thu thập là hoàn toàn chính xác. Do vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài nên được xem là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo.

TÀ I L IỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đinh Thị Phương Anh (2002), Kết quả bước đầu khảo sát ĐDSH ĐVCXS ở cạn tại rừng đặc dụng Nam Hải Vân - Đà Nẵng, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB KH&KT, Hà Nội

2. Lê Thị Biên, Võ Văn Sự, Phạm Sỹ Tiệp (2000), Kỹ thuật chăn nuôi một số động vật quý hiếm, NXB Lao động – xã hội

3. Bộ khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam(phần I: Động vật), Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

4. Đỗ Kim Chung, Vũ Văn Dũng, Bùi Huy Nho, Nguyễn Huy Dũng, Vũ Thị Kim Mão, Trần Ngọc Tú (2003), Những giải pháp kinh tế nhằm tăng cường kiểm soát buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam, Traffic Quốc tế tại Đông Dương và Cục Kiểm lâm.

5. Ngô Đắc Chứng và cs (2004-2006), Sự phân bố của các loài Lưỡng cư và Bò sát theo nơi ở và sinh cảnh ở tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. NXB Nông nghiệp

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ- CP về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

7. Cao Dực (Trung Quốc, 2002), Kỹ thuật thực hành nuôi dưỡng động vật kinh tế.

8. Doughlas B.Hendrie, Bùi Đăng Phong, Tim McCorMack, Hoàng Văn Hà, Peter Paul van Dijk (2011), Hướng dẫn thi hành luật về định dạng các loài Rùa cạn và Rùa nước ngọt Việt Nam.

9. Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Văn Sáng, Trương Văn Lả, Đỗ Ngọc Quang (1975), Động vật kinh tế tỉnh Hòa Bình. UBKHKT tỉnh Hòa Bình.

10. Đặng Mai, Thái Hà (2011), Kỹ thuật nuôi và chăm sóc rùa, Nhà xuất bản Hồng Đức.

11. Vũ Quang Mạnh, Trịnh Nguyên Giao (2004), Hỏi đáp về tập tính động vật, NXB giáo dục, Hà Nội.

12. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2000), Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các loài thú lớn của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

13. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2005), Kỹ Thuật nhân nuôi động vật hoang dã, Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

14. Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang (2001), Kết quả điều tra bước đầu về thành phần loài ếch nhái, bò sát ở khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An,. Tạp chí sinh học

15. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Quảng Trường (2002), Kết quả điều tra bước đầu về các loài rùa ở khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An, Tạp chí sinh học 24(2A)

16. Lê Nguyên Ngật (2003), Về thành phần loài rùa ở một số VQG và khu BTTN của Việt Nam, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB KH& KT, Hà Nội.

17. Nhóm trí thức Việt (2014), Cẩm nang nhà nông “Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho rùa và ba ba”.

18. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996), Danh lục ếch nhái, bò sát Việt Nam, NXB KH&KT, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005), Danh lục Ếch nhái, Bò sát Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc and Nguyen Quang Truong (2008):

Herpetofauna of Vietnam, Edition Chimaira Frankfurt am Main. 21. Tổng cục kiểm lâm (2016), Báo cáo tổng kết năm, Hà Nội.

22. Nguyễn Quảng Trường và cs (2005), Góp phần nghiên cứu thành phần loài ếch nhái và bồ sát huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Wildlife at Risk (2005), Nhận dạng một số loài Bò sát - Ếch nhái ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

24. Bourret R. (1941), Les Tortues de L’Indochine, Inst. Océan. Ind., 253pp. 25. Bryan L. Stuart, Peter Paul van Dijk và Douglas B. Hendrie (2001).

Photograpic Guide to the Turtles of Thailand, Laos, Vietnam and Cambodia (Sách hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam và Camphuchia). Wildliffe Convervation Society. DesignGoup, Cambodia: 84tr

Phụ lục 01: Thông tin ban đầu về 12 cá thể Rùa câm trƣởng thành thu thập từ tháng 4/2018

SH

Rùa câm Chuồng Kí hiệu Giới tính

Khối lƣợng (g) Ghi chú SH1 1 RL01 Đực 1330 Khỏe mạnh SH2 RL02 Cái 1100 Khỏe mạnh SH3 RL03 Cái 1150 Khỏe mạnh SH4 2 RL04 Đực 1370 Khỏe mạnh SH5 RL05 Cái 1120 Khỏe mạnh SH6 RL06 Cái 1200 Khỏe mạnh SH7 3 RL07 Đực 1350 Khỏe mạnh SH8 RL08 Cái 1150 Khỏe mạnh SH9 RL09 Cái 1100 Khỏe mạnh SH10 4 RL10 Đực 1500 Khỏe mạnh SH11 RL11 Cái 1200 Khỏe mạnh SH12 RL12 Cái 1200 Khỏe mạnh

Phụ lục 02: Thông tin ban đầu về 10 cá thể Rùa câm nhỏ( 1 tuổi, 2 tuổi) thu thập từ tháng 4/2018 SH Rùa câm nhỏ Chuồng hoặc chậu

Kí hiệu Giới tính Khối

lƣợng (g) Tuổi Ghi chú N1 5 RN01 Chưa xác định 145 1 Khỏe mạnh N2 RN02 Chưa xác định 130 1 Khỏe mạnh N3 RN03 Chưa xác định 140 1 Khỏe mạnh N4 RN04 Chưa xác định 135 1 Khỏe mạnh N5 RN05 Chưa xác định 140 1 Khỏe mạnh N6 6 RN06 Chưa xác định 350 2 Khỏe mạnh N7 RN07 Chưa xác định 370 2 Khỏe mạnh N8 RN08 Chưa xác định 365 2 Khỏe mạnh N9 RN09 Chưa xác định 395 2 Khỏe mạnh N10 RN10 Chưa xác định 390 2 Khỏe mạnh

Phụ lục 03: Kết quả thử nghiệm các loại thức ăn cho Rùa câm TT Loại thức ăn Cho vào (g) Còn lại (g) Tỉ lệ ăn

(%) Ghi chú 1 Thịt lợn 1600 310 80,6 Ăn 2 Giun 1600 150 90,6 Ăn 3 Thịt gà 1600 300 81,3 Ăn 4 Nhái 1600 60 96,3 Ăn 5 Thịt ốc sên 1600 450 71,9 Ăn 6 Thịt ốc bươu vàng 1600 320 80,0 Ăn 7 Cá 1600 250 84,4 Ăn 8 Tôm 1600 460 71,3 Ăn 9 Cua 1600 470 70,6 Ăn 10 Cáy 1600 430 73,1 Ăn 11 Dọc mùng 1600 1200 25,0 Ăn 12 Sả 1600 1600 0,0 Không ăn 13 Bí đỏ 1600 750 53,1 Ăn

14 Khoai lang 1600 770 51,9 Ăn

15 Cơm nguội 1600 760 52,5 Ăn

16 Táo 1600 820 48,8 Ăn

17 Cà chua 1600 1200 25,0 Ăn

18 Đu đủ 1600 590 63,1 Ăn

19 Khoai tây 1600 870 45,6 Ăn

20 Rau mùi 1600 1600 0,0 Không ăn

21 Dưa chuột 1600 1100 31,3 Ăn

22 Mít 1600 620 61,3 Ăn

23 Hồng xiêm 1600 860 46,3 Ăn

24 Chuối 1600 530 66,9 Ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa câm mauremys mutica (cantor,1842) trong điều kiện nuôi nhốt ở thiệu hợp, thiệu hóa, thanh hóa​ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)