Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa câm mauremys mutica (cantor,1842) trong điều kiện nuôi nhốt ở thiệu hợp, thiệu hóa, thanh hóa​ (Trang 41)

3.2.1. Đặc điểm inh tế

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt được những kết quả khả quan, đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 15,6%.

Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi đúng hướng, phù hợp với thị trường và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong đó tỷ trọng các ngành công

nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại có xu hướng tăng dần còn tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Hiện nay cơ cấu kinh tế của xã được xác định như sau:

- Nông nghiệp - thuỷ sản chiếm: 32,0% tổng giá trị sản xuất.

- Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng chiếm: 34,0% tổng giá trị sản xuất - Thương mại, dịch vụ chiếm: 34,0% tổng giá trị sản xuất.

3.2.2. Đặc điểm văn hoá- xã hội

3.2.2.1. Tình hình dân số, lao động, việc làm

Theo số liệu điều tra cuối năm 2016 tổng dân số của toàn xã là 7536 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,58%/năm, với 1891 hộ gia đình, dân tộc kinh.

Bảng 3.1: Tình hình dân số, lao động giai đoạn 2011 - 2016

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2016 Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (Ngƣời) Cơ cấu (%)

Tỷ lệ gia tăng dân số 0,62 0,58

I Tổng số dân 6850 100 7536 100

1 Nông nghiệp 6624 96,7 6642 90,8

2 Phi nông nghiệp 226 3,3 894 9,2

II Tổng số hộ 1755 100 1891 100

1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1732 98,71 1611 85,2

2 Phi nông nghiệp 23 1,29 280 14,8

III Tổng số Lao động 3824 100 3945 100

1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 3537 92,50 3378 85,62

2 Phi nông nghiệp 287 7,50 567 14,38

a. Lao động

Về lao động trong xã: Trong năm 2011 tổng số lao động là 3824 người, đến năm 2016 nguồn lao động là 3945 người. Nguồn lao động chủ yếu của xã tập trung ở ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản. Nhìn chung những năm trở lại đây xu hướng cơ cấu lao động của các ngành đang dần dần thay đổi. Ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản đang có xu hướng giảm dần, ngành phi nông nghiệp có chiều hướng tăng.

b. Chất lượng lao động

Về trình độ lao động: Tổng số lao động năm 2016 là 3945 người, trong đó lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao 85,62%. Trong kỳ cần quy hoạch các khu làng nghề tạo việc làm cho nhân dân, giảm dần tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp.

c. Đánh giá về đời sống dân sinh

Do có kế hoạch phát triển sản xuất hợp lý, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực nên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Bình quân thu nhập đầu người/năm đã tăng từ 18,2triệu đồng năm 2011 lên 29,0 triệu đồng năm 2016. Vì vậy, công tác chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo đã được thực hiện tốt. Hiện nay, toàn xã có 163 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,66% tổng số hộ toàn xã.

d. Đánh giá khả năng khai thác và phát huy giá trị văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán địa phương.

- Về giáo dục: Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu được học sinh bỏ học. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng và nâng cấp đảm bảo cho công tác dạy và học. Tỷ lệ trẻ em học đúng độ tuổi đến trường đạt 100%.

- Về văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao:

Năm 2016 có 8/8 thôn được công nhận làng văn hoá, đạt 100% số thôn. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao luôn được huyện xếp hạng khá.

- Đời sống vật chất tinh thần, an ninh xã hội tương đối ổn định, công tác xoá đói giảm nghèo tăng lên, công tác phòng chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân, toàn xã có 12 tổ an ninh xã hội hoạt động thường xuyên trong đó có 8 tổ bảo vệ an ninh trật tự, nên các tệ nạn xã hội, an ninh trật tự được giữ vững.

- Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường được quan tâm chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến ý thức tham gia của người dân thấy được hiệu quả rõ rệt. Song vẫn còn nhiều khó khăn trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh cho người và gia súc, nhiều hộ chăn nuôi chưa xây dựng hầm biogas, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, rác thải trong sinh hoạt chưa được xử lý triệt để.

3.2.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ.

a. Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu kinh tế và phát triển sản xuất nông nghiệp

- Ngành trồng trọt: Quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2016 là 475,3ha, chiếm 67,22% diện tích đất tự nhiên, cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp STT Mục đích sử dụng Diện tích năm 2016 (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 707,06 100 I Đất nông nghiệp 475,3 67,22 1 Đất trồng lúa 382,08 54,04

2 Đất trồng cây lâu năm 21,9 3,10

3 Đất trồng cây hàng năm 57,01 8,06 4 Đất rừng sản xuất 5 Đất rừng phòng hộ 6 Đất rừng đặc dụng 7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 10,74 1,52 8 Đất làm muối 9 Đất nông nghiệp khác 3,57 0,50

Tổng diện tích gieo trồng năm 2016 là 439,09ha, trong đó: Diện tích lúa là 382,08ha; diện tích lúa lai vụ chiêm xuân chiếm 85%, vụ mùa đạt 35%, còn lại là các giống lúa thuần khác có năng suất cao như: BC15, Q5, Nếp,…..

Trong năm đã gieo trồng đạt 100% diện tích lúa và cây ngô trên đất bãi màu, công tác điều hành tưới, tiêu hợp lý.

Thường xuyên chỉ đạo kiểm tra thăm đồng; phát hiện kịp thời tình hình sâu, bệnh để có biện pháp tuyên truyền và hướng dẫn cho nhân dân phòng, trừ; chăm sóc đảm bảo cho cây trồng phát triển; tăng cường công tác khuyến nông, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Năng xuất lúa vụ chiêm xuân đạt 78 tạ/ ha, tăng 6 tạ/ha so cùng kỳ 2015; vụ mùa đạt 58 tạ/ha; năng suất Ngô vụ chiêm xuân đạt 70 tạ/ha, tăng 10tạ so cùng kỳ 2015; ngô vụ đông xuân (2015-2016) đạt 55 tạ/ha, tăng 5 tạ so cùng kỳ 2015.

Tổng sản lượng lương thực năm 2016 đạt 4.930 tấn (tăng 33 tấn so với cùng kỳ 2015) và tăng 330 tấn =107,1% so với mục tiêu kế hoạch đề ra. Bình quân lương thực đầu người đạt 695kg/người/năm.

Toàn xã tiếp tục duy trì trên 100 máy cày bừa giải phóng đất, 12 máy gặt đập liên hợp, 5 máy cấy, mạ khay phục vụ sản xuất. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện, mở rộng mô hình cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra ngành trồng trọt xã Thiệu Hợp đang từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ. Các loại cây trồng có giá trị kinh tế hàng hoá cao như đậu, lạc,vừng...bắt đầu thể hiện được ưu thế về hiệu quả kinh tế so với cây lương thực. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi diễn ra tương đối mạnh nhiều giống lúa lai, ngô lai ... đã được triển khai đại trà.

- Ngành chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò toàn xã có 696 con (tăng 10 con so với cùng kỳ năm 2015), trong đó đàn bò lai chiếm trên 85%; đàn lợn có 572 con, giảm 35 con so với cùng kỳ năm 2015; đàn gia cầm duy trì và có khoảng 16 nghìn con, giảm 4 nghìn con so với cùng kỳ 2015. Toàn xã có 5 lò ấp trứng cung cấp giống con nuôi cho nhân dân trong xã và vùng lân cận.

Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ở cả 2 đợt trong năm đạt tỷ lệ trên 85% trong diện phải tiêm, tiêm phòng dại cho đàn chó đạt 100% so với chỉ tiêu huyện giao.

Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp để nhân dân phòng, chống dịch bệnh, trong năm trên địa bàn xã không có dịch bệnh bùng phát xảy ra.

Tiếp tục mở rộng diện hộ nuôi con đặc sản Ba Ba, Rùa sinh sản v.v…. Đến nay toàn xã đã có 177 hộ nuôi con đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kinh tế trang trại tiếp tục được duy trì, phát triển tương đối đa dạng. Tuy nhiên, các trang trại chưa thực sự mạnh dạn đầu tư lớn, do đó quy mô trang trại và hiệu quả kinh tế chưa cao.

Tỷ trọng trong ngành chăn nuôi chiếm trên 40% trong ngành nông nghiệp. Ngành chăn nuôi giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn 2011-2016 tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm giảm dần. Xu hướng phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và mang tính chất hàng hoá. Nhìn chung chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ lẻ còn phổ biến sử dụng nguồn thức ăn, chuồng trại... còn mang tính tận dụng. Chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung đã hình thành nhưng còn chiếm tỷ trọng thấp.

+ Tình hình dịch bệnh và công tác thú y: Trong những năm qua tình hình dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm có diễn biến phức tạp nhiều loại bệnh được phát hiện và có nguy cơ bùng phát ngày càng cao. Ngoài ra thói quen tiêu thụ gia cầm sống, buôn bán, giết mổ thủ công đang là một trong những nguyên nhân lây lan phát tán dịch bệnh, khó kiểm soát. Một số bệnh dịch như lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm... đều gây ra những thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi, cũng như ảnh hưởng lớn đến môi trường sống. Công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn được quan tâm chỉ đạo, tiêm phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm đúng tiến độ, tuyên truyền thực hiện

rộng khắp tới từng thôn xóm nên đã hạn chế dịch bệnh phát sinh trên địa bàn, giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữ các ban ngành với các tổ chức khuyến nông, thú y và công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức cho người dân về công tác phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

+ Tình hình môi trường trong chăn nuôi:

Vấn đề bảo vệ môi trường trong chăn nuôi những năm qua không ngừng được tăng cường, thông qua các chương trình hỗ trợ xây dựng hầm bioga, tổ chức thông tin tuyên truyền...song do phương thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán trong dân nên vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường gặp nhiều khó khăn.

+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Hầu hết sản phẩm chăn nuôi sau khi giết mổ được tiêu thụ tại chợ, một phần bán buôn đưa đi tiêu thụ ở nơi khác, đa phần sản phẩm chăn nuôi giá không ổn định, phụ thuộc vào giá thị trường, các thương lái trả giá nên giá trị sản phẩm chăn nuôi chưa cao.

Sản phẩm cung cấp ra thị trường vẫn ở dạng tươi sống chưa qua sơ chế, chưa có cơ sở giết mổ gắn với chế biến, tâm lý người tiêu dùng lo ngại mỗi khi có dịch bệnh lây lan tác động lớn tới tâm lý người dân, giảm lượng tiêu dùng, hạ giá bán trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới người chăn nuôi.

+ Chăn nuôi gia súc:

Chăn nuôi gia súc trên địa bàn xã với nhiều loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng chiều hướng lại giảm dần, ngành chăn nuôi chưa khẳng định được vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp, xu hướng phát triển chăn nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Thực hiện chủ trương cải tạo đàn bò theo hướng sim hoá, nạc hoá đàn lợn và chăn nuôi mở rộng theo hình thức trang trại tổng hợp, nhưng thực tế giảm quy mô tổng đàn kéo theo giảm giá trị sản xuất.

- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn:

Hiện tại trên địa bàn xã có 12 trang trại chăn nuôi tổng hợp, quá trình phát triển kinh tế trang trại tại địa phương đã khẳng định kinh tế trang trại đã và đang là nhân tố mới trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Kinh tế trang trại càng phát triển thì những diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp, đất vùng úng trũng, đất chưa sử dụng ngày càng được thu hẹp chuyển sang các mô hình trang trại.

Thực tế phần lớn các trang trại mới chỉ là hình thức tích tụ ruộng đất thông qua chính sách kích cầu trong quá trình dồn điền đổi thửa, số trang trại có hoạt động hiệu quả thu nhập bình quân khoảng trên 200triệu/năm không nhiều. Nguyên nhân chính là do phát triển kinh tế trang trại còn mang tính tự phát, nhu cầu vốn đầu tư lớn, khả năng nguồn vốn của các hộ có hạn, vay vốn ngân hàng lãi suất cao, chu kỳ ngắn người dân chưa mạnh dạn đầu tư, hơn nữa các chính sách phát triển kinh tế trang trại chưa đủ mạnh.

* Những khó khăn, tồn tại và hạn chế về phát triển nông nghệp

- Khó khăn:

Nông nghiệp cơ bản dựa vào sản xuất lương thực là chủ yếu. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá còn chậm, sản xuất với quy mô nhỏ, chưa tập trung. Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích còn thấp, thiếu tính bền vững. Năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chưa cao. Tình hình dịch bệnh trên vật nuôi như: cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tai xanh đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngành thương mại dịch vụ.

Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Bên cạnh thiên tai, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh liên tục xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

- Nguyên nhân tồn tại và hạn chế: + Về chủ quan:

Chưa có quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, kế hoạch chỉ đạo chuyển đổi cụ thể và đề ra những giải pháp mang tính hệ thống, khoa học, hiệu quả. Tiềm năng đất đai chưa sử dụng và khai thác đúng mức.

Trình độ nhận thức của bộ phận người dân còn hạn chế, sản xuất còn mang tính chất tập quán, thói quen, khả năng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.

+ Về khách quan:

Chưa có nhà đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, giá trị ngày công trong nông nghiệp còn thấp.

Giá cả thị trường tăng giảm thất thường, cả giá sản phẩm bán ra và nguyên liệu còn thấp.

Hệ thống thuỷ lợi chủ động được tưới nhưng tiêu còn chậm, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng và không tăng được thời vụ.

b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thương mại và dịch vụ:

Ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp-Dịch vụ thương mại của xã tiếp tục phát triển khá, các ngành nghề tạo công ăn việc làm luôn được duy trì và mở rộng như: Nghề mộc, nề, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, các dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải khách, các đại lý hàng nhựa, hàng tạp hóa, chổi lông v.v…Trên địa bàn xã có chợ Trịnh thuận lợi cho việc giao thương, nâng cao thu nhập cho nhân dân. ( Nguồn báo cáo nông thôn mới 2016 xã Thiệu Hợp)

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn của Rùa câm

4.1.1. Thành phần th c ăn của Rùa câm tron điều iện nuôi nhốt

Rùa câm là động vật ăn tạp, nhưng thường ăn động vật là chính. Thức ăn nuôi Rùa câm được chia làm 3 loại: Thức ăn động vật tươi sống, thức ăn động vật khô, thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp

Nhằm đảm bảo Rùa câm có đầy đủ dinh dưỡng, tôi thử nghiệm thức ăn có đầy đủ cả thành phần thịt và rau, củ, quả. Các loại thức ăn sử dụng là các loại thức ăn dễ tìm kiếm, rẻ và là thức ăn ưa thích của Rùa câm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa câm mauremys mutica (cantor,1842) trong điều kiện nuôi nhốt ở thiệu hợp, thiệu hóa, thanh hóa​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)